Phụ Nữ Sức Khỏe

Cách trị hôi miệng bằng mật ong giúp 'thổi bay' hơi thở nặng mùi

Có nhiều phương pháp dân gian trị hôi miệng hiệu quả, trong đó mật ong được chọn lựa và áo dụng nhiều hơn cả. Dưới đây là các cách trị hôi miệng bằng mật ong đơn giản, hiệu quả tại nhà bạn nên biết.

1. Nguyên nhân và dấu hiệu chứng hôi miệng

1.1. Bệnh hôi miệng là gì?

Hôi miệng là một chứng bệnh khi một người có hơi thở mang mùi hôi hoặc phát ra mùi khó chịu khi nói chuyện.

Hôi miệng và hơi thở có mùi hôi là khác nhau. Hôi miệng là mùi xuất phát từ khoang miệng trong khi hơi thở có mùi hôi là khi ngậm miệng lại chỉ thở ra bằng mũi vẫn cảm thấy mùi hôi.

trị hôi miệng bằng mật ong 1
Hôi miệng là một chứng bệnh khi một người có hơi thở mang mùi hôi - Ảnh minh họa: Internet

Hôi miệng làm cho người ta cảm thấy khó chịu và thiếu tự tin khi giao tiếp. Người xung quanh cũng cảm thấy khó chịu khi tiếp xúc gần với những người mắc bệnh này. Dần dần người bị hôi miệng sẽ cảm thấy trở nên cách biệt với những người xung quanh.

Theo nghiên cứu, lý do nhiều người đến nha khoa để khám đa số là bị mắc phải chứng hôi miệng này. Theo báo cáo, có khoảng 20% dân số bị chứng hôi miệng ở mức độ khác nhau. 

1.2. Nguyên nhân gây hôi miệng

Hôi miệng sinh ra do nhiều nguyên nhân khác nhau, một số trường hợp là do bệnh lý, một số khác là do thói quen sinh hoạt, ăn uống và vệ sinh răng miệng hàng ngày...

Hôi từ khoang miệng và các bộ phận trong khoang miệng

Nguyên nhân gây hôi miệng đầu tiên phải kể đến là mùi hôi phát ra từ trong khoang miệng. Trong miệng có chứa hơn 600 loại vi khuẩn khác nhau.

Các vi khuẩn này gây nên mùi hôi khó chịu do sự phân hủy của protein thành các axit amin. Bên cạnh đó, các bộ phận khác trong khoang miệng cũng có liên quan đến bệnh hôi miệng.

Lưỡi là một trong những nguyên nhân gây hôi miệng hàng đầu. Bề mặt lưỡi chứa các vi khuẩn do thức ăn còn tồn đọng lại tạo nên lớp màng trắng che phủ từ đó phát sinh chứng hôi miệng.

Nướu bị sưng và tổn thương cũng gây ra mùi hôi trong khoang miệng.

Kẽ răng: Khi răng bị tổn thương (sứt, mẻ), thức ăn bị nhét vào mà không được lấy ra sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển gây nên mùi hôi.

trị hôi miệng bằng mật ong 2
Các bộ phận khác trong khoang miệng có vấn đề cũng có liên quan đến bệnh hôi miệng - Ảnh minh họa: Internet

Bị viêm nhiễm và là hậu quả của một số bệnh lý

Khi răng bị các vấn đề như: Sâu răng, viêm quanh chân răng, viêm niêm mạc miệng, amydal... Sẽ tạo nên một ổ vi khuẩn gây nên mùi hôi khó chịu.

Bên cạnh đó, hôi miệng còn liên quan đến bệnh lý bên trong cơ thể mà bạn không hề biết như bệnh tiểu đường, nhiễm trùng xoang, viêm mũi, các bệnh về gan hay thận...

Chế độ ăn uống

Một số loại thức ăn và gia vị có mùi nặng nên khi ăn vào cũng sẽ gây nên mùi hôi trong miệng như: hành, tỏi, sầu riêng...

Ở những loại thực phẩm khác, qua quá trình chuyển hóa trong cơ thể cũng sẽ tạo ra dư chất dạng hơi khiến hơi thở có mùi khó chịu.

Các thức ăn nhiều mỡ, đạm khi vào miệng sẽ sinh ra nhiều sulfur cũng sẽ khiến miệng có mùi hôi. 

Vệ sinh răng miệng kém

Do đánh răng không kỹ, lượng thức ăn tồn đọng không được lấy đi hết mà bám vào các kẽ răng gây nên mảng bám và cao răng. Đây cũng là một trong những nguyên nhân hàng đầu khiến hơi thở có mùi hôi khó chịu.

trị hôi miệng bằng mật ong 3
Đánh răng không kỹ, lượng thức ăn tồn đọng không được lấy đi gây nên hôi miệng - Ảnh minh họa: Internet

Uống rượu bia, hút thuốc lá

Rượu, bia, thuốc lá không những là những chất kích thích có hại mà còn gây ra nhiều tác dụng phụ, trong đó có hôi miệng. Khi hút thuốc, lượng nước bọt trong miệng bị giảm đi gây khô miệng, hơi thở không những có mùi thuốc lá khó chịu còn phát ra mùi hôi.

Rượu, bia cũng là chất gây khô miệng, đặc biệt rượu còn là môi trường lý tưởng để các vi khuẩn phát triển gây ra mùi hôi.

2. Cách trị hôi miệng bằng mật ong tại nhà

2.1. Công dụng của mật ong trong trị hôi miệng

Mật ong có nhiều công dụng trong việc làm đẹp da, tốt cho sức khỏe và nó còn biết đến như một phương thuốc chữa hôi miệng hiệu quả. Mật ong là môi trường kín khí và vi khuẩn không thể sinh sôi được trong môi trường này.

Bên cạnh đó mật ong còn có đặc tính kháng khuẩn, giúp tiêu diệt vi khuẩn trong khoang miệng một cách triệt để. Đồng thời mật ong giúp tạo môi trường tốt để những vi khuẩn có lợi phát triển. Khi các vi khuẩn có hại bị loại bỏ, tình trạng hôi miệng từ đó cũng được chấm dứt hoàn toàn. 

2.2. Các cách trị hôi miệng bằng mật ong

  • Chữa hôi miệng bằng chanh mật ong

Mật ong có tính kháng khuẩn cao nên khi kết hợp với chanh cũng có tính kháng khuẩn sẽ giúp tiêu diệt vi khuẩn trong khoang miệng một cách triệt để. Cách trị hôi miệng bằng chanh mật ong được tiến hành như sau:

Pha mật ong và nước cốt chanh theo tỷ lệ 1:3 (thìa). Khuấy hỗn hợp này cho thật đều tay. Có thể bỏ vô tủ lạnh để dùng mỗi ngày.

Liều dùng: Ngày uống 2 - 3 lần, mỗi lần uống 2 - 3 muỗng canh.

trị hôi miệng bằng mật ong 4
Đều đặn uống trong một thời gian ngắn bạn sẽ thấy hiệu quả rõ rệt - Ảnh minh họa: Internet
  • Cách trị hôi miệng bằng mật ong và bột quế

Trong bột quế có chứa mùi thơm dễ chịu, khi kết hợp với mật ong có tính sát khuẩn, kháng viêm sẽ giúp loại bỏ hôi miệng tận gốc.

Để trị hôi miệng bằng mật ong và bột quế bạn nên tiến hành theo các bước sau:

Bước 1: Trộn mật ong và bột quế theo tỉ lệ 1:1 vào một cốc nước ấm.

Bước 2: Dùng hỗn hợp súc miệng ngày 2 lần vào buổi sáng và tối.

Thực hiện đều đặn không những giúp khoang miệng của bạn được làm sạch mà còn có mùi thơm nhẹ nhàng khử mùi hôi rất hiệu quả.

trị hôi miệng bằng mật ong 5
Hương thơm của bột quế giúp bạn có hơi thở thơm tho - Ảnh minh họa: Internet
  • Sử dụng mật ong và nước ép táo để trị hôi miệng

Trong nước ép táo có chứa một lượng acid acetic. Acid này giúp tiêu diệt vi khuẩn trong khoang miệng, khử mùi hôi một cách hiệu quả và nhanh chóng. Khi kết hợp với mật ong có tính kháng khuẩn, kháng viêm sẽ tạo nên một hỗn hợp trị hôi miệng hiệu quả.

Để thực hiện bạn nên tiến hành theo các bước sau:

Bước 1: Trộn nước ép táo và mật ong theo tỷ lệ 1:1 thành một hỗn hợp đặc.

Bước 2: Ngậm trong miệng rồi từ từ nuốt.

Nên sử dụng cách này mỗi ngày sẽ đem lại hiệu quả không ngờ.

trị hôi miệng bằng mật ong 6
Nước ép táo có chứa một lượng acid acetic giúp tiêu diệt vi khuẩn trong khoang miệng - Ảnh minh họa: Internet

3. Những lưu ý khi trị hôi miệng bằng mật ong

Tuy mật ong có tính kháng khuẩn, giúp tiêu diệt vi khuẩn trong khoang miệng nhưng mỗi lần dùng xong bạn nên súc miệng lại với nước.

Mật ong có tính ngọt, nếu không súc miệng cẩn thận, đường trong mật ong bám vào răng sẽ là môi trường thuận lợi để các vi khuẩn sinh sôi, khiến tình trạng hôi miệng trở nên nặng thêm.

Trong quá trình trị hôi miệng bằng mật ong, bạn cũng nên tuân thủ các chế độ ăn uống khoa học, uống nhiều nước. Hạn chế ăn đồ ăn chiên, xào, dầu mỡ và sử dụng các chất kích thích gây mùi hôi như rượu, bia, thuốc lá.

trị hôi miệng bằng mật ong 7
Lưu ý sử dụng mật ong trị hôi miệng đúng cách - Ảnh minh họa: Internet

Súc miệng bằng mật ong giúp sạch miệng nhưng bạn cũng nên đánh răng đều đặn ngày 2 lần để loại bỏ các vi khuẩn và thức ăn thừa trong khoang miệng.

Nếu dùng mật ong để trị hôi miệng một thời gian mà vẫn không thấy hiệu quả thì nên đi khám nha khoa. Các bác sĩ sẽ xác định được nguyên nhân hôi miệng và đưa ra giải pháp điều trị phù hợp. Không nên quá ỷ lại vào mật ong mà gây ra những ảnh hưởng tiêu cực cho răng miệng.

Trị hôi miệng bằng mật ong là phương pháp thiên nhiên đơn giản, hiệu quả và có thể thực hiện tại nhà. Nếu bạn đang băn khoăn và lo lắng về hơi thở của mình, hãy thử dùng cách này để chấm dứt tình trạng hôi miệng kéo dài. Chúc các bạn thành công với các phương pháp điều trị hôi miệng bằng mật ong.

Nguyên Phạm

Tin liên quan

Ngứa núm vú ở phụ nữ: Dấu hiệu của những căn bệnh không ngờ tới

Nhiều phụ nữ khi gặp hiện tượng ngứa núm vú, đau ngực thường bỏ qua và không tìm hiểu rõ....

Bác sĩ có 45 năm kinh nghiệm chống ung thư khuyên: Làm 3 việc này, tránh xa ung thư

Mọi người đều sợ ung thư, không muốn bản thân là nạn nhân của những bệnh ung thư, vậy làm...

Bất ngờ kiểu luyện thở có thể cứu hàng loạt bệnh nhân ung thư

Các nhà khoa học Anh đã tìm ra cách để xạ trị trở nên hiệu quả hơn trong bệnh ung...

Đơn vị đột quỵ mới được thành lập tại Đồng Nai

Trong tháng 9, bệnh viện Hoàn Mỹ ITO Đồng Nai đã thành lập đơn vị đột quỵ nhằm đáp ứng...

Những biện pháp phòng chống bệnh sốt xuất huyết trong mùa cao điểm

Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm cấp tính do vi rút Dengue gây ra, lây lan qua vết muỗi...

Hơn 25 nghìn người mắc ung thư gan: Vì sao Việt Nam đứng đầu khu vực?

Ung thư gan đang trở thành căn bệnh ung thư đáng sợ nhất với tỷ lệ mắc tăng lên nhanh...

Mỡ máu cao: Cách nhận biết bệnh nhanh chóng và giải pháp điều trị bệnh tích cực

Điều kiện sống phát triển càng có nhiều người mắc bệnh mỡ máu cao. Cách nhận biết bệnh nhanh chóng...

Tin mới nhất

Cuộc sống hiện tại của nữ diễn viên Dương Cẩm Lynh sau biến cố nợ nần

14 giờ trước

Sao nữ tiên phong cho dàn mỹ nhân VTV thế hệ mới lên xe hoa trong năm 2024, được chồng...

14 giờ trước

Bảo Anh khoe con gái cực yêu, ngày càng lém lỉnh khiến CĐM 'mê xỉu': Mới 17 tháng đã được...

14 giờ trước

Ngu Thư Hân có bước tiến ngang hàng Triệu Lộ Tư, được Đinh Vũ Hề giúp lập kỷ lục đáng...

1 ngày 14 giờ trước

Con gái Lê Phương gây bất ngờ với chiều cao khi mới 5 tuổi, có tiềm năng trở thành 'hoa...

1 ngày 14 giờ trước

Người đẹp Việt tại Miss Universe: H'Hen Niê dẫn đầu, Kỳ Duyên đứng cuối

2 ngày 4 giờ trước

Nghệ sĩ Việt làm công tác giảng dạy, được nhiều học trò yêu mến

2 ngày 4 giờ trước

Hồ Bích Trâm sinh con

2 ngày 5 giờ trước

Cuộc sống hôn nhân kín tiếng của Khương Ngọc: vợ xuất hiện duy nhất trong đám cưới 20 người, giấu...

20/11/2024 07:14

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình