Khoai tây là một loại củ bổ dưỡng và có thể được chế biến thành nhiều loại món ăn. Chúng mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe và giàu chất xơ, vitamin và khoáng chất. Mặc dù hầu hết khoai tây hoàn toàn an toàn, nhưng khoai có chứa độc tố tự nhiên, nếu độc tích tụ, có thể khiến bạn bị ốm sau khi ăn. Đó là lý do tại sao bạn nên coi kỹ bên ngoài của khoai tây trước khi sử dụng (xem bên dưới để biết thêm về cách bảo quản khoai tây).
Ths., Chuyên gia dinh dưỡng, Lauren Harris-Pincus, tác giả của Cuốn sách ‘Nấu ăn dễ dàng cho tiền tiểu đường’ và ‘Hội Bữa sáng giàu Protein’, giải thích, "Khoai tây chứa hai loại glycoalkaloid đều là độc tố tự nhiên, được gọi là solanine và chaconine. Kể cả khi glycoalkaloid có trong toàn bộ khoai, nồng độ của chất độc tập trung nhiều nhất ở mắt, vỏ xanh và mầm".
Màu xanh không có độc đến từ chất diệp lục nhưng màu xanh của khoai là một dấu hiệu tốt cho thấy có glycoalkaloid và bạn nên bỏ củ khoai đó đi. Harris-Pincus nói: “Khoai tây tươi không nên mọc mầm hoặc có bất kỳ màu xanh nào trên vỏ".
Khi già đi hoặc bảo quản không đúng cách, khoai tây có thể mọc mầm và có đốm xanh. Nếu không có bất kỳ mầm nào, bạn dựa vào sự thay đổi màu sắc để nhận biết khoai đã hỏng hay chưa. Nếu vỏ có màu xanh lục hoặc nếu có mầm, bạn cần phải loại bỏ mầm hoặc bỏ, tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng.
Tại sao ăn khoai tây nảy mầm lại không an toàn?
Nảy mầm có nghĩa là mức độ độc tố quá cao và khoai tây không còn an toàn để sử dụng.Theo TS. Diana M. Pei, một chuyên gia được chứng nhận về thông tin chất độc, trên Poison.org, solanine và chaconine có thể gây ra các triệu chứng như nôn mửa, đau bụng, đi tiêu không đều, tiêu chảy, nhức đầu, sương mù não, đỏ hoặc da đỏ bừng, lú lẫn hoặc sốt.
Đã có một vài trường hợp tử vong sau khi ăn phải khoai tây độc, nhưng nhìn chung bạn có thể điều trị các triệu chứng tại nhà. Các triệu chứng thường khởi phát trong vòng vài giờ, nhưng trong một số trường hợp, cũng có thể mất đến một ngày.
Làm thế nào để giảm độc tố hoặc loại bỏ mầm khỏi khoai tây
Cách tốt nhất là vứt bỏ những củ khoai tây có các mảng xanh hoặc đang mọc mầm. Tuy nhiên, nếu bạn nhận thấy chỉ có ít mầm hoặc những chỗ có màu xanh, bạn có thể cắt bỏ những chỗ đó và vẫn nấu với phần còn lại (mặc dù điều này không được khuyến khích).
Harris-Pincus cho biết: “Thật không may, việc nấu khoai lên không loại bỏ được chất độc, vì vậy ăn khoai có mầm hoặc bị chuyển màu xanh là không thể’. Tuy nhiên, nếu không bị nhăn và teo lại, bạn có thể ăn khoai tây đã mọc mầm nếu cắt bỏ toàn bộ mầm và bất kỳ phần nào có màu xanh của khoai", cô nói thêm.
Bạn phải cẩn thận hơn nếu muốn ăn cả vỏ khoai, vì đó là nơi chứa độc tố. Harris-Pincus nói, "Tôi dùng dao gọt bỏ mắt và mầm, nếu có nhiều hơn một khu vực nhỏ có màu xanh, tôi sẽ vứt bỏ củ khoai tây."
Cách bảo quản khoai tây để giảm tình trạng mọc mầm
Harris-Pincus khuyên bạn chỉ nên mua khoai tây khi cần để tránh khoai bị hư hỏng. "Nếu bạn dư ra, hãy cất chúng ở nơi tối, mát mẻ và đảm bảo tránh xa hành tây do chúng giải phóng khí và có thể khiến khoai tây mọc mầm nhanh hơn", cô nói thêm.
Để khoai tây ở nơi mát mẻ, tối và thông gió tốt, chẳng hạn như tủ đựng thức ăn. Tránh nhiệt độ cao, để chúng xa các thiết bị nhà bếp và đảm bảo chúng tránh ánh nắng trực tiếp. Harris-Pincus nói, "Tiếp xúc quá nhiều với ánh sáng sẽ gây ra sự tích tụ solanin khiến vỏ chuyển màu xanh".
Cũng cần lưu ý rằng bạn không nên cho khoai tây vào tủ lạnh hoặc tủ đông trước khi nấu. Harris-Pincus cho biết thêm: “Nhiệt độ lạnh hơn thấp hơn 50 độ khiến tinh bột của khoai tây chuyển thành đường, khiến khoai có vị ngọt và biến màu khi nấu chín.
Để giúp khoai tây tươi lâu hơn, hãy giữ chúng ở nơi thoáng và tối ở nhiệt độ phòng. Và cuối cùng, chỉ rửa khoai tây khi bạn sẵn sàng nấu chúng, vì độ ẩm có thể gây hư củ khoai.
Theo EatingWell