Phụ Nữ Sức Khỏe

Khi nào nên cạo vôi răng?

Cao răng là những mảng cứng, bám chặt lên bề mặt răng. Nếu không được loại bỏ, chúng sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng.

Việc không lấy cao răng định kỳ có thể dẫn đến một số ảnh hưởng như viêm lợi, đánh răng chảy máu, miệng có mùi hôi. Ảnh: Belmontdentistry.

Cao răng (hay vôi răng) là thủ thuật nên được thực hiện định kỳ, đặc biệt đối với người mắc các bệnh về nướu, răng nhạy cảm, viêm nha chu hoặc viêm lợi.

Cao răng được hình thành thế nào?

Theo TS.BS Bùi Việt Hùng, Phó chủ nhiệm khoa Răng Miệng, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, sau khi ăn khoảng 15 phút, trên bề mặt răng sẽ xuất hiện một lớp màng mỏng. Nếu màng này không được làm sạch, vi khuẩn sẽ kéo đến và tích tụ ngày càng dày lên, gọi là mảng bám.

Khi mảng bám còn mềm, có thể làm sạch bằng bàn chải hoặc chỉ nha khoa. Thế nhưng, khi tồn tại lâu, mảng bám sẽ bị vôi hoá bởi hợp chất muối vô cơ trong nước bọt và cặn mềm (mảnh vụn thức ăn, các chất khoáng trong môi trường miệng), xác tế bào biểu mô, sự lắng đọng sắt của huyết thanh…

Lúc này, mảng bám sẽ trở nên cứng, bám rất chắc vào bề mặt răng hoặc dưới mép lợi, gọi là cao răng (vôi răng). Chỉ có nha sĩ mới có thể làm sạch cao răng bằng các dụng cụ chuyên dụng.

Cao răng có hai loại: cao răng thường và cao răng huyết thanh. Khi cao răng thường gây viêm, lợi ở vùng viêm sẽ tiết dịch và chảy máu, máu ngấm vào cao răng thường tạo nên màu nâu đỏ. Lúc này, mảng cao răng đó được gọi là cao răng huyết thanh.

Vì sao cần lấy cao răng?

Việc không lấy cao răng định kỳ có thể dẫn đến một số ảnh hưởng như viêm lợi, đánh răng chảy máu, miệng có mùi hôi. Cao răng cũng có thể gây viêm nha chu, dẫn đến tiêu xương làm răng bị đau, ê buốt khi ăn uống, nặng hơn có thể gây lung lay và rụng răng.

Ngoài ra, cao răng còn gây ra viêm tủy ngược dòng. Vi khuẩn trong mảng cao răng cũng là một trong những nguyên nhân gây ra các bệnh ở niêm mạc miệng (viêm niêm mạc miệng, loét aphthe mà dân gian vẫn gọi là bệnh lở miệng), bệnh ở vùng mũi họng (viêm amidan, viêm họng), bệnh tim mạch.

 
Việc làm sạch cao răng cần được thực hiện định kỳ. Ảnh: Freepik.

Các phương pháp lấy cao răng hiện nay

Theo các bác sĩ Bệnh viện Răng Hàm Mặt TP.HCM, cao răng cần được làm sạch định kỳ 3-6 tháng/lần. Có nhiều phương pháp lấy cao răng, trong đó, phổ biến nhất hiện nay là:

  • Lấy bằng máy thổi cát: Làm sạch cao răng khá tốt và hạn chế được lây nhiễm chéo. Thế nhưng, phương pháp này lại dễ làm rỗ bề mặt răng do những hạt cát được phun ra trong quá trình làm sạch, răng dễ nhiễm màu và tạo điều kiện cho mảng bám hình thành nhanh hơn.
  • Lấy bằng máy siêu âm: Là phương pháp lấy cao răng triệt để, mang đến cảm giác êm ái. Những người nhiều cao răng nên sử dụng phương pháp này thay vì máy thổi cát (rất khó lấy cao răng dưới nướu).

Để ngăn ngừa hình thành cao răng, bạn cần đánh răng đúng cách sau khi ăn. Bên cạnh đó, nên sử dụng chỉ nha khoa kết hợp với ngậm nước súc miệng để lấy sạch mảnh vụn thức ăn ở kẽ răng. Kiểm tra răng miệng định kỳ 3-6 tháng/lần, nhất là trẻ nhỏ rất cần khám răng định kỳ và lấy cao răng thường xuyên theo chỉ định của nha sĩ.

Theo Kỳ Duyên/Tri thức

Tin liên quan

Dấu hiệu cho thấy cơ thể đang tiêu thụ quá nhiều đường, dừng lại ngay nếu không muốn bệnh về...

Ngay cả khi bạn biết rằng phải cẩn thận để cơ thể không tiêu thụ quá nhiều đường trong các...

Mẹo chữa mất ngủ vào ban đêm hiệu quả nhất

Bạn có biết rằng giấc ngủ bị gián đoạn và thiếu ngủ có thể khiến huyết áp tăng cao? Vậy...

Uống nước lạnh có tốt cho sức khỏe không?

Dù bạn có tin hay không thì việc uống nước lạnh có rất nhiều lợi ích. Hãy đọc tiếp để...

6 dấu hiệu nhận biết ung thư vú mà các chị em cần biết!

Ung thư vú thường liên quan đến khối u ở ngực nhưng đó không phải là dấu hiệu duy nhất...

Tại sao chúng ta không nên tái sử dụng chai nước bằng nhựa?

Mặc dù chưa có bất kỳ bằng chứng rõ ràng nào giữa hạt vi nhựa và các bệnh nghiêm trọng,...

Gặp các triệu chứng này, đi khám tiểu đường càng sớm càng tốt

Biết các dấu hiệu, triệu chứng cảnh báo của bệnh đái tháo đường có thể giúp bạn sớm đi khám...

Vì sao đàn ông ít khi ốm nhưng thường nặng hơn phụ nữ?

Việc sinh ra với giới tính sinh học là nam hay nữ có thể ảnh hưởng trực tiếp đến nguy...

Tin mới nhất

Mẹ bảo con trai đón bồ về nhà... ngờ đâu chồng phải xem màn kịch bất ngờ do mẹ và...

47 phút trước

Ngày chồng ngoại tình, vợ chua chát vỡ lẽ câu nói đầy "ẩn ý" của mẹ chồng khi về ra...

49 phút trước

Nhân tình vừa qua đời sau khi sinh, nghe em nói một lời khiến chồng trào nước mắt

1 giờ trước

Xin phép mẹ chồng về giỗ 1 năm bố đẻ mất mà bà tỉnh bơ: 'Mất thì cũng mất rồi,...

1 giờ trước

Vô tình thấy thứ này ở nhà nhân tình của chồng, tôi vừa chồng vừa giận chính mình

1 giờ trước

Cả nhà chỉ ăn một bữa cơm nhưng gạo vẫn hết nhanh, vợ trẻ lén lắp camera rồi điếng người...

2 giờ trước

Đám tang của chồng, vị sếp tổng mang đến thẻ ngân hàng chứa tỷ cùng lý do khiến tôi...

2 giờ trước

Thấy mặt con trai của nhân tình, tôi quặn thắt ruột gan khi nghĩ tới đứa con riêng của mình

2 giờ trước

Ngoại tình bỏ vợ con, 50 tuổi nghe con gái nói một câu người đàn ông trào nước mắt ân...

2 giờ trước

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình