Ẩm thực Trung Hoa nổi tiếng với lịch sử lâu đời và sự đa dạng, phong phú bậc nhất trong cách chế biến cũng như những món ăn khác nhau. Song, có một món ăn “chạm vào trái tim” xuất phát từ Trung Quốc đã có mặt ở rất nhiều nơi trên thế giới được mọi người ưa chuộng chính là Dimsum.
Dimsum là cái tên để chỉ những món ăn dùng trong bữa điểm tâm, còn thực chất trong đó bao gồm khoảng 2000 món với 150 món ăn phổ biến. Đặc biệt, có một món rất quen thuộc trong danh sách này mà người Trung Quốc rất hay dùng vào mùa đông là sủi cảo.
Sủi cảo không chỉ ngon miệng mà còn dễ làm và rất có lợi cho sức khoẻ. Hãy tìm hiểu cách làm món sủi cảo chay để xua tan cái lạnh của mùa đông.
Sủi cảo là món ăn truyền thống quen thuộc của người Trung Quốc - Ảnh: internet
Nguồn gốc, xuất xứ
Sủi cảo được phát minh vào thời nhà Hán bởi một thầy thuốc nổi tiếng của Trung Quốc. Sau đó được lưu truyền lại đến tận thời nay. Sủi cảo phổ biến hơn ở các tỉnh phía Bắc Trung Quốc, ngoài mì ống, thì sủi cảo được coi là món ăn không thể thiếu của vùng này. Sủi cảo còn có một tên gọi khác là bánh bao Trung Quốc.
Vào mùa đông, nhiệt độ xuống thấp nên những món ăn nóng hổi được ưa chuộng hơn cả, vì thế sủi cảo chính là sự lựa chọn hoàn hảo. Người Trung Quốc có thể sử dụng sủi cảo trong cả ba bữa ăn chính.
Đặc biệt, trong những ngày lễ tết, trên mâm cơm không thể thiếu món ăn truyền thống này vì mang ý nghĩa đoàn tụ, sum họp. Cách chế biến sủi cảo cũng rất phong phú như: Sủi cảo luộc, sủi cảo hấp, sủi cảo chiên và sủi cảo trứng.
Cách chế biến sủi cảo cũng rất phong phú như: Sủi cảo luộc, sủi cảo hấp, sủi cảo chiên và sủi cảo trứng - Ảnh: internet
Nguyên liệu:
400 gram bột mì.
800 gram cải thìa (cải chíp).
1 củ cà rốt.
1 quả trứng.
500 gram tôm.
2 thìa nước tương.
1 thìa đường, muối, dầu ăn.
Cách chế biến
Bước 1: Làm vỏ bánh sủi cảo
Bột mì cho ra bát thêm nước và muối rồi nhào nặn cho đến khi bột dẻo mịn. Sau đó, bọc kín trong túi ni lông để yên khoảng nửa tiếng.
Bột mì cho ra bát thêm nước và muối rồi nhào nặn cho đến khi bột dẻo mịn - Ảnh: internet
Bước 2: Chế biến nhân bánh sủi cảo
Rau cải thìa rửa sạch, bỏ gốc và tách riêng từng lá.
Rau cải thìa - Ảnh: internet
Trứng đập ra bát đánh đều lòng đỏ và lòng trắng. Cà rốt nạo thành sợi mỏng, nhỏ càng nhỏ càng tốt.
Trứng và cà rốt - Ảnh: internet
Đun sôi nước rồi cho rau cải vào đun đến khi mềm nhũn. Sau đó, vớt rau ra và dầm nhuyễn rau để thành dạng sệt sệt.
Dầm nhuyễn rau để thành dạng sệt sệt - Ảnh: internet
Tiếp đó cho dầu ăn vào chảo đun sôi. Rồi thêm cà rốt vào xào cho đến khi mềm. Cà rốt khi chiên trong dầu sẽ giải phóng các chất dinh dưỡng để cơ thể dễ dàng hấp thu hơn. Sau đó tiếp tục cho trứng vào chảo dầu đảo đều.
Cà rốt xào chín - Ảnh: internet
Tôm rửa sạch rồi cho vào chảo rang đến khi chín vàng.
Tôm rang chín vàng - Ảnh: internet
Trộn trứng chiên, tôm và cà rốt đều tay trước. Sau đó, mới tiếp tục cho rau cải dầm nhuyễn, một chút muối, nước tương và đường trộn thật đều để ngấm gia vị.
Trộn tất cả các nguyên liệu vào nhau - Ảnh: internet
Bước 3: Cách gói sủi cảo
- Bột mì sau khi để nửa tiếng cắt thành từng miếng nhỏ và cán thật mỏng mịn. Sau đó, cho hỗn hợp nhân vừa trộn vào từng miếng vỏ bánh.
Bột mì cắt thành từng miếng nhỏ và cán thật mỏng mịn - Ảnh: internet
Tiếp theo, nặn bánh thành hình bán nguyệt. Lưu ý không để nhân quá nhiều tránh làm bục vỏ bánh. Viền của miếng sủi cảo sẽ được vén lại giống những nếp gấp.
Cho nhân đã trộn vào và gói bánh - Ảnh: internet
Bước 4: Hấp sủi cảo
Sau khi gói sủi cảo xong cho vào nồi hấp bắc lên bếp đun sôi hoặc cũng có thể cho vào nồi nước luộc lên. Để tăng thêm hương vị cho sủi cảo, nên ăn cùng nước dùng.
Sủi cảo nóng hổi là món ăn cực kì đặc biệt và rất ngon - Ảnh: internet
Sủi cảo là món ăn rất ngon và có thể dễ dàng chế biến tại nhà. Vì thế, với công thức trên chúc các bạn sẽ nấu món bánh sủi cảo thành công. Sủi cảo nóng hổi trên mâm cơm vào mùa đông chắc chắn sẽ sưởi ấm tâm hồn của mọi người trong gia đình.
Chúc bạn thành công!