Nội dung bài viết
Yêu cầu chung khi nuôi dạy trẻ 1 tháng tuổi
Cách chăm sóc trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi đòi hỏi sự cẩn thận và chu đáo. Có như vậy mới đảm bảo trẻ lớn nhanh, khỏe mạnh mỗi ngày. Để làm được điều đó, các mẹ cần phải đạt những yêu cầu như sau:
Cách bế trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi
Hệ xương của trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi còn rất yếu ớt nên khi bế ẵm trẻ sơ sinh, bạn phải cực kỳ cẩn thận. Động tác phù hợp nhất là ôm trẻ sát vào lòng rồi dùng tay đỡ lấy đầu cũng như phần lưng và mông của con.
Ngoài ra, để tạo được sự ấm áp và gắn kết hơn, các mẹ cũng cần vuốt ve và âu yếm trẻ thường xuyên. Trong quá trình bế ẵm trẻ nếu các mẹ cười và trò chuyện hay hát ru sẽ giúp kích thích các giác quan của trẻ phát triển nhanh hơn. Những điều này còn khiến bé cảm nhận được tình thương của mẹ dành cho mình.
Đảm bảo cung cấp đủ dinh dưỡng từ nguồn sữa mẹ
Trong các cách chăm sóc trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi thì việc đảm bảo dinh dưỡng rất quan trọng. Vì trong giai đoạn này nguồn dinh dưỡng duy nhất bé nhận được là từ sữa mẹ. Sữa mẹ sẽ cung cấp những dưỡng chất thiết yếu nhất mang lại phát triển toàn diện cho bé.
Mẹ sẽ càng trân trọng nguồn sữa quý giá của mình hơn khi biết chúng giúp con tăng sức đề kháng để chống chọi nhiều bệnh tật cũng như những tác động từ môi trường bên ngoài.
Chính vì vậy, các mẹ cần phải vô cùng lưu ý đến vấn đề ăn uống hàng ngày của mình và kiêng khem đúng cách. Điều này không chỉ giúp tạo ra được lượng sữa ổn định, giàu chất dinh dưỡng mà còn đảm bảo an toàn nhất cho con.
Bên cạnh chế độ dinh dưỡng hợp lý, mẹ cũng nên tìm hiểu về cách cho trẻ bú đúng cách để mang lại cảm giác thoải mái nhất. Khi đó bé sẽ yêu thích và có hứng thú bú sữa đến khi no đủ mà quá trình bú cũng không bị gián đoạn.
Bé 1 tháng tuổi bú bao nhiêu sữa?
Khi tìm hiểu cách chăm sóc trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi bạn sẽ nhận ra trong vài tuần đầu sau sinh bé bú rất nhiều và liên tục đòi bú. Chính vì vậy mẹ không nên để mỗi cữ bú cách nhau quá lâu. Và cũng không cần nhất thiết phải canh theo giờ mà hãy cho bé tự quyết định thời gian cũng như số lần bú trong ngày.
Mẹ cần lưu ý những dấu hiệu cho thấy bé đã muốn bú:
Hay ngọ nguậy đầu.
Thường há miệng.
Thỉnh thoảng lè lưỡi.
Cho bàn tay hoặc cả nắm tay vào miệng.
Có động tác chụm môi như đang bú.
Hay rúc vào ti mẹ.
Có phản xạ tìm kiếm (miệng bé thường xuyên quay về phía có vật chạm vào má).
Trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi tăng bao nhiêu cân?
Trẻ sơ sinh có thể mất khoảng 7% trong lượng cơ thể trong 3-5 ngày đầu sau sinh.
Bé thường không tụt cân kể từ ngày thứ 5, khi sữa mẹ đã về đủ.
Cân nặng của bé sẽ trở lại bằng khi mới sinh trong vòng 1-2 tuần.
Trẻ sơ sinh sẽ trải qua một số giai đoạn tăng trưởng mạnh (khi 1-3 tuần, 6-8 tuần, 3 tháng và 6 tháng tuổi).
Lúc này cân nặng của bé tăng nhanh trong một thời gian, sau đó chững lại một chút rồi tiếp tục tăng nhưng ít hơn.
Trong khoảng hai tuần đầu khi bú mẹ, trẻ có thể bị sút cân sinh lý do chưa kịp thích nghi với môi trường bên ngoài nên mẹ không cần quá lo lắng. Trẻ có thể giảm trung bình từ 140-200g và chỉ sau khoảng 10 - 12 ngày thì trở lại nhịp tăng trọng bình thường.
Làm gì khi trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi hay bị ọc sữa?
Ọc sữa là trường hợp khá phổ biến ở trẻ sơ sinh, nhất là trong thời gian bé mới chào đời. Mẹ cần thay đổi cách cho ăn cũng như lưu ý một số vấn đề trong sinh hoạt của bé và gia đình để khắc phục tình trạng này.
Đa phần trẻ sơ sinh sẽ có 1 đến vài lần bị ọc sữa. Nếu không phải do nguyên nhân do bệnh lý, tình trạng trẻ sơ sinh bị ọc sữa thông thường sẽ được khắc phục dần nếu thay đổi một vài thói quen nhỏ khi cho bé bú.
Những cách dưới đây sẽ là mẹo giảm ọc sữa trong cách chăm sóc trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi:
Nên chia nhỏ khẩu phần ăn của trẻ sơ sinh
Hệ tiêu hóa non nớt của trẻ sơ sinh có dung tích rất nhỏ. Vì vậy thay vì cho bé bú quá nhiều trong 1 lần, các mẹ nên chia nhỏ thời gian bú của bé nhiều lần hơn.
Lượng sữa cũng nên được giảm bớt mỗi lần. Dù cách này khiến mẹ vất vả hơn nhiều nhưng lại giúp bé tiêu hóa nhanh và dễ dàng hơn.
Không để trẻ sơ sinh vừa nằm vừa bú
Vì có hệ tiêu hóa chưa được hoàn thiện nên trẻ sơ sinh rất dễ nuốt hơi vào trong lúc đang bú mẹ dẫn đến tình trạng ọc sữa. Cách giải quyết vấn đề này là sau khi cho bé ăn xong, mẹ không nên cho bé nằm ngay mà tìm cách cho bé ợ hơi để giảm bớt lượng khí thừa, tránh làm con bị đầy bụng hay khó tiêu.
Cho bé bú mẹ đúng tư thế
Cách bạn cho bé bú không đúng cũng là một nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị ọc sữa. Để tránh tình trạng này, mẹ chỉ nên cho bé bú từ từ. Ngoài ra cũng cần tránh để bé ăn quá no.
Bên cạnh đó, việc giữ cho bình sữa nghiêng 45 độ, sao cho sữa luôn ngập ở cổ bình cũng là một mẹo hay trong cách chăm sóc trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi, chống ọc sữa cho bé.
Chọn đúng tư thế ngủ của bé sơ sinh
Những tư thế ngủ đúng không chỉ giúp bé ngủ ngon hơn mà cũng có thể cải thiện phần nào nguy cơ bị trào ngược sữa.
Cách đơn giản mà an toàn nhất là nâng đầu nằm của bé lên cao một góc 30 độ so với tư thế nằm bình thường của bé. Điều này sẽ giúp thực phẩm trong dạ dày bé không trào ngược lên trong lúc bé ngủ.
Vệ sinh vùng rốn của trẻ đúng cách
Vệ sinh vùng rốn của trẻ tốt cũng là yêu cầu quan trọng mà các mẹ cần lưu ý trong cách chăm sóc trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi.
Nghe có vẻ đơn giản nhưng thật ra không phải ai cũng biết vệ sinh vùng rốn của trẻ sao cho đúng. Nếu không làm đúng cách sẽ rất dễ nhiễm trùng rốn dẫn đến gây nguy hiểm đến trẻ.
Dưới đây là một số lưu ý khi vệ sinh vùng rốn của trẻ sơ sinh một tháng tuổi các mẹ nên biết:
Trước khi vệ sinh vùng rốn của trẻ, bạn nên rửa tay sạch bằng xà phòng rồi lau thật khô. Để cẩn thận hơn, bạn có thể dùng cồn để sát khuẩn thêm một lần nữa.
Nếu cảm thấy nghi ngờ, mẹ nên tháo băng rốn và kiểm tra xem vùng rốn của trẻ có bất thường hay có mùi gì hay không. Dù là phát hiện ra mùi lạ, nốt sưng hay chảy mủ thì cũng nên đưa trẻ đi thăm khám hoặc tham khảo lời khuyên từ bác sĩ.
Khi bắt đầu vệ sinh vùng rốn của bé, mẹ nên dùng bông băng nhúng nước sôi để nguội rồi lau sạch từ chân rốn đến thân rốn. Bước sau cùng là lau lên bề mặt cuốn rốn. Mỗi lần lau ở vị trí khác nhau các mẹ cần thay bông băng mới.
Chăm sóc giấc ngủ của trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi
Thời gian ngủ bình thường của bé sơ sinh khoảng 16-18 tiếng. Môi trường yên tĩnh và thoáng mát sẽ giúp bé ngủ ngon hơn.
Các mẹ cũng nên lưu ý trong cách chăm sóc trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi là bé rất nhạy cảm về tiếng ồn và dễ giật mình nên cần hạn chế những tiếng động lớn xung quanh.
Trước và trong thời gian bé ngủ mẹ cũng cần kiểm tra tã bỉm của con, để bảo đảm giữ tình trạng sạch sẽ, thoáng mát.
Cách chăm sóc trẻ 1 tháng tuổi vào mùa hè
Nhiệt độ mùa hè ở nước ta rất nóng làm ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Chính vì vậy vào thời gian này cần có cách chăm sóc trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi đặc biệt.
Nguồn dinh dưỡng và thức uống tốt nhất cho trẻ sơ sinh là sữa mẹ nên không cần cho trẻ uống thêm nhiều nước vào mùa hè sẽ gây tác dụng ngược, chỉ cần cho trẻ uống vừa đủ như bình thường.
Nhưng chính vì vậy mà các mẹ cần chú ý cách ăn uống hơn để đảm bảo trẻ được cung cấp đủ lượng nước từ sữa mẹ.
Khi thời tiết nóng, cơ thể trẻ có thể ra nhiều mồ hôi hơn để điều hòa thân nhiệt nhưng bạn không cần phải tắm trẻ nhiều hơn hàng ngày vì không ảnh hưởng gì nhiều. Chỉ khi nào trẻ dính nhiều phân hay tã trẻ quá bẩn thì mẹ mới cần tắm cho trẻ để đảm bảo vệ sinh.
Khả năng điều hòa thân nhiệt ở trẻ sơ sinh kém hơn người lớn nên trẻ rất dễ bị hạ thân nhiệt khi nhiệt độ lạnh, nhất là trong phòng. Vì vậy bạn nên cho trẻ mặc đủ quần áo. Nếu bật máy lạnh hãy giữ nhiệt độ chỉ khoảng 25-28 độ C.
Làm gì khi bé 1 tháng tuổi hay vặn mình?
Cách chăm sóc trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi không chỉ phải đảm bảo chế độ dinh dưỡng, giữ ấm, làm mát cho bé mà còn phải nắm được cách khắc phục những tật mà trẻ hay mắc như vặn mình. Dưới đây là một số mẹo hay để giúp các mẹ hạn chế tình trạng vặn mình ở bé.
Trước khi bé ngủ, mẹ nên thay chọn thay cho bé chiếc tã thật êm ái và mặc quần áo rộng rãi, thoải mái. Cách này sẽ giúp bé ngủ ngon hơn và ít vặn mình hẳn đi.
Khi bé bắt đầu vặn người, mẹ nên ôm bé vào lòng. Càng vuốt ve, âu yếm sẽ càng khiến cơ thể bé cảm thấy dễ chịu và thoải mái hơn.
Tình trạng thiếu hụt canxi cũng là nguyên nhân chính khiến bé hay vặn mình. Sau khi chào đời các bé rất dễ thiếu hụt canxi, đặc biệt là những bé sinh non.
Cách khắc phục đơn giản nhất là tắm nắng cho bé thường xuyên. Thời điểm tắm nắng thích hợp nhất là khoảng vào 7h sáng. Lúc này ánh mặt trời còn rất dịu, trời vừa đủ ấm nên rất tốt cho bé.
Bên cạnh đó, mẹ cũng cần ăn uống đầy đủ, tăng cường bổ sung các loại thực phẩm giàu canxi như cá hồi, cá ngừ, cá thu hay các loại cá nhỏ có thể ăn luôn xương. Ngoài ra, mẹ cũng nên uống thêm các thực phẩm bổ sung canxi.
Những cách này sẽ giúp truyền lượng canxi gián tiếp từ mẹ sang con để giảm tình trạng thiếu hụt canxi ở trẻ. Từ đó giải quyết vấn đề hay vặn mình thường gặp ở trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi.
Mẹ lưu ý rằng tuyệt đối không sử dụng bất kỳ “mẹo” nào có thể gây ảnh hưởng đến cơ thể bé.