Phụ Nữ Sức Khỏe

Hậu Covid-19, ngày càng có nhiều bệnh truyền nhiễm hơn?

Song song với dịch Covid-19 đang lưu hành, nhiều người còn bị các bệnh cúm A, cúm B, virus Adeno, sốt xuất huyết…

Trải qua đợt dịch Covid-19 đầu năm, sức khoẻ đi xuống, người thường xuyên có triệu chứng như cúm. Từ tháng 6/2022, gia đình chị Hằng (Tân Mai, Hà Nội) liên tục có người ốm, đi viện. Thậm chí, chồng chị Hằng bị Covid-19 không vấn đề gì nhưng khi bị cúm A đã phải vào BV Thanh Nhàn cấp cứu.

Chị Hằng kể, cả nhà 5 thành viên đều chia nhau ra ốm. Hầu như tháng nào cũng có người ốm. Bản thân chị Hằng cũng khổ sở vì dính cúm và vừa trải qua sốt xuất huyết. 

Trước đây, chị Hằng thấy cúm hầu như rất ít, chỉ có triệu chứng hắt hơi, sổ mũi uống thuốc là hết nhưng sang năm nay bị cúm A chị Hằng mới thấy ngấm. Hơn 40 tuổi, lần đầu tiên chị thấy cúm khủng khiếp như vậy.

Đến cuối tháng 10, chị lại bị sốt, đau nhức xương, hốc mắt nên vội vàng xét nghiệm. Kết quả chị mắc sốt xuất huyết. Con gái học lớp 9 cũng mắc giống chị. Cả nhà chị Hằng từ đầu năm quay cuồng vì bệnh truyền nhiễm.

TS BS Thân Mạnh Hùng – Phó trưởng khoa Cấp cứu, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương cho biết sau khi bị Covid-19 nhiều người lại mắc các bệnh truyền nhiễm khác. Tỷ lệ bệnh nhân nhập viện vì sốt xuất huyết và cúm trong thời gian qua tăng lên đáng kể.

Ảnh bệnh nhi tại BV Thanh Nhàn.

Theo BS Hùng, có nhiều giả thuyết cho rằng virus SARS-CoV-2 tấn công vào cơ thể và làm suy giảm hệ thống miễn dịch nên dễ mắc các bệnh truyền nhiễm hơn. 

Hiện nay chỉ triệu chứng sốt, đau họng, đau nhức mỏi người cũng là dấu hiệu của nhiều bệnh nên tốt nhất nếu sốt kéo dài 2 ngày người bệnh nên đến các cơ sở y tế để làm xét nghiệm xác định bệnh gì tiện theo dõi bệnh hơn.

BS Hùng cho rằng tốt nhất chúng ta cần tăng cường lại hệ miễn dịch của chính mình bằng cách bổ sung dinh dưỡng đầy đủ, hợp lý, luyện tập thể dục thể thao, tiêm vắc xin đầy đủ nếu bệnh có vắc xin phòng.

Có hai lý do khiến dịch truyền nhiễm sau Covid-19 tăng hơn:

Thứ nhất, sau thời gian cách ly nhiều bệnh không có nữa, sức đề kháng của con người giảm đi.

Thứ hai, Covid-19 cũng làm cho người ta yếu đi, dễ mắc bệnh khác hơn.
 
Nhưng lý do chính đó là thời gian cách ly Covid-19 bệnh cúm giảm đi và đến hiện tại bình thường mới thì bệnh truyền nhiễm gia tăng hơn.

Bởi vì theo chu kỳ bệnh cúm thường gia tăng sau 2 năm trở lại. Không riêng gì Việt Nam mà các nước ở châu Âu cũng có tỷ lệ bệnh hô hấp tăng lên trong đó có cúm.

So với Covid-19, cúm có tỷ lệ tử vong thấp hơn chỉ 0,4 %. Covid-19 nếu không có vắc xin tỷ lệ tử vong là 2%. Hiện Covid-19 đã có tiêm chủng nên nguy cơ của Covid-19 đã không còn nhiều nữa.

Bệnh truyền nhiễm thường nặng hơn thường gặp ở người già, trẻ nhỏ, phụ nữ mang thai và những người mắc các bệnh mãn tính như bệnh tiểu đường hoặc bệnh tim.

Tuy nhiên, nhiễm trùng nặng cũng có thể xảy ra ở bất kỳ nhóm tuổi nào có thể trạng sức khỏe tốt.
 
Đến thời điểm này, PGS Dũng cho rằng Tổ chức Y tế thế giới vẫn khuyến cáo cộng đồng phòng ngừa bệnh hô hấp như tránh xa nơi đông người, thực hiện vệ sinh cá nhân, rửa tay, khử khuẩn, vệ sinh cơ quan hô hấp đúng như tình huống phòng Covid-19. Biện pháp tích cực nhất đó là tiêm phòng vắc xin cúm, Covid-19. 

Ngoài cúm, Covid-19, bác sĩ Dũng cảnh báo bệnh hô hấp do hợp bào virus RSV cũng đáng báo động, không nên chủ quan. Cần diệt muỗi, ngủ màn phòng sốt xuất huyết. 
 
Cơ quan y tế cũng khuyến cáo trước tình trạng dịch bệnh truyền nhiễm như hiện nay, những người bị sốt và nhiễm trùng đường hô hấp nên được khuyên ở nhà. Những người bị nhiễm cúm rất dễ lây cho người khác trong giai đoạn đầu của bệnh.

 
Theo PGS Đỗ Văn Dũng – Trưởng khoa Y tế Công cộng trường Đại học Y Dược TP.HCM, trong năm nay chứng kiến nhiều dịch bệnh từ Covid-19 đến cúm, Adenovirus, sốt xuất huyết…

Theo Khánh Chi/ Infonet

Tin liên quan

Đang đi đường bỗng nhồi máu cơ tim bởi loại ‘sát thủ vô hình’ này, mắt thường cũng ái ngại...

Ô nhiễm vật chất hạt ngày một đáng báo động ở các thành phố lớn trên khắp thế giới, khiến...

Hà Nội bước vào đỉnh dịch sốt xuất huyết, thêm 83 ổ mới

Trong tuần này, số ca mắc sốt xuất huyết của Hà Nội tăng so với tuần trước, xuất hiện 83...

Từ sự việc bệnh nhi 15 tuổi tử vong do vi khuẩn Whitmore: Bác sĩ khuyến cáo triệu chứng và...

Bệnh nhi 15 tuổi quê ở huyện Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa tử vong do suy đa tạng, hoại tử...

Vừa nới lỏng, Trung Quốc ghi nhận số ca mắc COVID-19 tăng nhanh

Ngày 12-11, Uỷ ban Y tế Quốc gia Trung Quốc (NHC) báo cáo 11.950 ca mắc COVID-19 mới trong 24...

Ruồi đậu vào thức ăn: mầm bệnh đáng sợ gây ổ vi khuẩn có thể "két án tử" cho sức...

Bạn có thể làm những điều khác nhau khi thấy ruồi đậu vào thức ăn của mình. Ví dụ, bạn...

Người bị tăng huyết áp nên ăn gì, kiêng gì?

Người bị tăng huyết áp cần duy trì cân nặng lý tưởng và chỉ số khối cơ thể (BMI)...

Cô gái 26 tuổi thủng tử cung tại Singapore, về TPHCM cấp cứu trong đêm

Sang Singapore phẫu thuật không may gặp tai biến thủng tử cung, cô gái 26 tuổi được gia đình đưa...

ĐƯỢC QUAN TÂM

Tin mới nhất

8 bí quyết để duy trì thói quen chăm sóc da để chị em luôn xinh đẹp cả ngày ngay...

1 ngày 1 giờ trước

Top 5 mẹo đơn giản để chăm sóc mái tóc mỏng!

1 ngày 1 giờ trước

4 sai lầm mỗi khi gội đầu để tránh rụng tóc thường xuyên

1 ngày 1 giờ trước

Điều gì xảy ra khi đội mũ vào mùa đông?

1 ngày 16 giờ trước

Người Nhật ăn gì để giảm gãy xương?

1 ngày 16 giờ trước

Khảo sát 36.000 người trên 40 tuổi phát hiện: Đây thời gian đi bộ mỗi ngày để tăng thêm 11...

1 ngày 16 giờ trước

7 sai lầm trong chế độ ăn uống nên tránh để ngăn ngừa bệnh tiểu đường!

1 ngày 20 giờ trước

Tránh uống rượu khi bạn đang uống các loại thuốc này

1 ngày 20 giờ trước

Vì sao nam giới nên ăn chuối?

1 ngày 20 giờ trước

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình