Hạt nêm là gì?
Hạt nêm chứa nhiều nguyên liệu trong thành phần, trong đó thành phần không thể thiếu là bột ngọt (chất điều vị 621) và 2 chất điều vị 627 và 631 (còn gọi là chất siêu bột ngọt với độ ngọt gấp 10 – 15 lần bột ngọt thông thường). Cả 3 chất điều vị 621, 627 và 631 đều nằm trong danh mục phụ gia được phép sử dụng trong thực phẩm, nhưng nếu dùng quá nhiều thì cũng không thực sự tốt cho sức khỏe, có thể gây những tác dụng phụ khó lường.
Hạt nêm được làm từ khá nhiều nguyên liệu, đặc biệt là mì chính, các chất điều vị khác cùng một phần rất nhỏ bột thịt. Hiện nay, trên thị trường có nhiều loại hạt nêm như hạt nêm gà, hạt nêm xương heo thậm chí còn có hạt nêm rau củ.
Mì chính là gì?
Mì chính hay còn gọi là Bột ngọt. Mì chính chỉ là 1 gia vị có tác dụng điều vị, không có giá trị dinh dưỡng, được chứng nhận an toàn trong điều kiện sử dụng nấu ăn thông thường và không lạm dụng. Tuy nhiên, có thể biến đổi thành chất gây hại ở nhiệt độ 300 độ C (nhiệt độ nấu ăn thông thường chỉ đạt đến khoảng 260 độ C).
Mì chính được sản xuất từ mật mía đường, tinh bột ngũ cốc,…
Chia sẻ trên ấn phẩm chuyên đề Sức khỏe Gia đình - NXB Y học, GS Phạm Văn Khôi (Viện Hóa học Việt Nam), cho biết thành phần không thể thiếu của hạt nêm là mì chính (chất điều vị 621) và hai chất điều vị 627, 631 có độ ngọt gấp 10-15 lần mì chính thông thường. Hiện cả 3 chất điều vị 621, 627, 631 đều nằm trong danh mục phụ gia được phép sử dụng trong thực phẩm.
Theo phân tích của chuyên gia này, vị ngọt của hạt nêm là từ chất điều vị chứ không phải là từ thịt hay xương như quảng cáo: “Cũng có thể trong thành phần hạt nêm có một số thành phần từ nước ninh xương, bột tôm, bột gà, nấm rơm... nhưng không đáng kể, chỉ dưới 5%. Do đó, các bà nội trợ phải nhớ là hạt nêm không thể thay thế các sản phẩm dinh dưỡng".
Còn mỳ chính hoàn toàn là chất điều vị nên không có giá trị dinh dưỡng. Theo GS Khôi, cả mì chính và bột nêm đều giúp tạo vị ngọt dễ chịu và ít độc hại nếu được sử dụng ở mức độ vừa phải.
Cùng quan điểm này, PGS.TS Nguyễn Thị Lâm, nguyên Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia, do thành phần chính của mì chính là glutamate, một loại axit amin phổ biến giúp cấu tạo nên protein trong cơ thể sống. Mì chính có vị umami hay còn gọi là vị ngọt thịt, giúp làm nên vị ngon cho thực phẩm, giúp chúng ta ăn ngon miệng hơn.
Lời khuyên để sử dụng mì chính một cách an toàn nhất
Các chuyên gia cũng cho rằng, ngoài ra còn có thể do yếu tố tâm lý ở người sử dụng sau khi nghe nhiều thông tin không hay về bột ngọt, nên sau khi sử dụng họ cho rằng bản thân có cảm giác đau đầu, buồn nôn, cứng cổ. Trong trường hợp này, mọi người có thể giảm bớt lượng mì chính thường dùng hoặc có thể từ chối sử dụng.
1. Không cho mì chính vào các thực phẩm có vị chua
Các món ăn có vị chua thường có tính axit cao, nếu cho thêm mì chính sẽ dễ làm thay đổi thành phần trong mì chính.
2. Người bị hen suyễn, nhạy cảm không nên ăn mì chính
Một nghiên cứu của Đại học Johns Hopkins cho thấy bột ngọt có thể gây ra bệnh hen suyễn ở một số cá nhân. Một nghiên cứu của Đại học Johns Hopkins cho thấy bột ngọt có thể gây ra bệnh hen suyễn ở một số cá nhân. Các nghiên cứu khác cũng cho thấy người mẫn cảm với mì chính nên tránh ăn loại gia vị này sẽ tốt hơn.
3. Người bị bệnh tiểu đường không nên ăn mì chính
Những người có tiền sử đái tháo đường nếu ăn nhiều mì chính làm cho lượng đường huyết tăng, dễ mắc bệnh đái tháo đường hơn. Nó còn là thủ phạm tăng đồng thời 3 căn bệnh nan y là kháng insulin, thừa cân và bệnh chuyển hóa.
4. Thận trọng khi lựa chọn mì chính
Người tiêu dùng nên mua mì chính tại các địa chỉ uy tín để tránh mua hàng giả.
5. Không nêm mì chính khi đang đun sôi
Khi món ăn còn quá nóng hoặc đang sôi ở nhiệt độ cao hơn 100 độ C, các bà nội trợ không nên thêm mì chính vào thức ăn vì như vậy món ăn sẽ không chỉ mất đi hương vị mà còn dễ biến chất.