Phụ Nữ Sức Khỏe

Hà Nội ô nhiễm không khí nhiều ngày, người dân cứ ra đường là da rộp đỏ: Chuyên gia cảnh báo vấn đề sức khoẻ đáng lo ngại

Bụi mịn PM2.5 là sát thủ thầm lặng đang xâm nhập cơ thể chúng ta mỗi ngày. Nguy hiểm hơn, các hạt bụi siêu nhỏ này có thể luồn lách vào các túi phổi, tĩnh mạch phổi và xâm nhập vào hệ tuần hoàn máu của con người.

Theo thông tin từ Dân Trí, ghi nhận trên nhiều ứng dụng theo dõi chất lượng không khí, chỉ số chất lượng không khí (AQI) của Hà Nội trong tuần qua thường xuyên ở mức báo động. Ở ngưỡng ô nhiễm không khí này, người dân được khuyến cáo hạn chế ra đường khi không cần thiết vì các nguy cơ về sức khỏe.

Nhiều người dân Hà Nội đang gặp phải nhiều vấn đề sức khỏe liên quan đến đường hô hấp và da liễu, trong suốt thời gian Hà Nội chìm trong bầu không khí mịt mù.

Chuyên gia y tế cảnh báo, tình trạng ô nhiễm không khí hiện nay có thể ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, đặc biệt có thể trở thành "ngòi nổ" dẫn đến đợt cấp của nhiều bệnh lý mạn tính như hen, phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD)...

Hà Nội ô nhiễm không khí theo mùa - Ảnh: VOV

Dẫn tin từ Sức khoẻ Đời sống, TS Hoàng Dương Tùng, Chủ tịch Mạng lưới không khí sạch Việt Nam, nguyên phó tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường cho rằng qua theo dõi nhiều năm thì đánh giá tình trạng này không phải là bất thường. Khoảng thời gian từ tháng 10 năm trước đến tháng 3 năm sau, chỉ số AQI (chỉ số ô nhiễm không khí) thường tăng lên rất cao, cao hơn hẳn các tháng còn lại trong năm. 

Nguyên nhân là các nguồn phát thải ra không khí không được kiểm soát tốt. Cộng hưởng với đó là các yếu tố của khí hậu mùa đông gây ô nhiễm không khí nghiêm trọng. Do vậy phải hiểu mùa đông không phải là nguyên nhân gây ô nhiễm không khí. Dù mùa đông hay mùa hè thì nguồn ô nhiễm cũng như nhau. Tuy nhiên, đặc trưng của mỗi mùa lại khiến lượng khói bụi này có những diễn biến khác nhau.

Vào mùa hè, mưa nhiều gió mạnh giúp bụi mịn được phát tán hoặc rửa trôi. Còn mùa đông lặng gió, ít mưa kèm với những ngày nghịch nhiệt với lớp sương mù dày đặc làm giảm khuếch tán của không khí khiến các chất ô nhiễm quẩn quanh ở tầm thấp hoặc không được rửa trôi. Trong khi đó các nguồn phát thải tiếp tục thải vào, kéo chỉ số AQI lên cao.

Bụi mịn PM2.5 là sát thủ thầm lặng đang xâm nhập cơ thể chúng ta mỗi ngày. Nguy hiểm hơn, các hạt bụi siêu nhỏ này có thể luồn lách vào các túi phổi, tĩnh mạch phổi và xâm nhập vào hệ tuần hoàn máu của con người. Theo WHO, bụi mịn PM2.5 là nguyên nhân gây tử vong sớm đứng thứ 4 thế giới. Tất cả quốc gia trên thế giới đều quan tâm chỉ số này.

Hà Nội mù mịt vì ô nhiễm không khí kéo dài nhiều ngày nay - Ảnh: Sức khoẻ Đời sống

"Ngoài bụi mịn PM2.5, hiện Bộ Tài nguyên và Môi trường đã đưa ra 5 chỉ số khác để kiểm soát là: Nox, SO2, CO, CH4 và NMVOC. Tuy nhiên tôi cho rằng hiện nay nồng độ các chất này chưa thật sự đáng lo ngại như PM2.5", TS Hoàng Dương Tùng cho biết.

TS Hoàng Dương Tùng khuyến cáo người dân cần theo dõi các trang web cập nhật số liệu quan trắc về chỉ số ô nhiễm không khí như Cục Kiểm soát ô nhiễm môi trường, trang thông tin Đại sứ quán Mỹ, Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội hoặc một số ứng dụng uy tín khác. Trong những ngày có chỉ số ô nhiễm ở mức cao, đối với những người có bệnh nền liên quan hô hấp hoặc trẻ nhỏ cần ở trong nhà hoặc hạn chế đi ra ngoài. Các gia đình có điều kiện nên sở hữu máy lọc không khí. Khi ra ngoài, người dân cần trang bị kính, khẩu trang, đồng thời rửa mắt, súc miệng khi trở về.

Tuệ Anh (TH)

Tin liên quan

Nghẹt thở giải cứu 3 trẻ em, 3 người lớn đang mắc kẹt trong vụ cháy nhà cao tầng ở...

Phòng Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ (PC07) Công an TP.HCM cho biết vừa cứu...

Ôtô tông 2 xe máy văng vào lề đường khiến nhiều người bay lên không trung, trong đó có trẻ...

Vụ tai nạn xảy ra vào trưa cùng ngày tại ngã tư đường D6 giao với đường N13, phường Thới...

Tiểu đường khiến cả gia đình 7 người 'lay lắt' trong bệnh viện: Người mất, người phải cắt chân, sống...

Thạc sĩ, bác sĩ Hoàng Thị Hồng Linh, khoa Nội tiết - Đái tháo đường cho biết, lúc nhập viện,...

Thông tin MỚI vụ học sinh bị giáo viên đánh bằng ăng ten: Thực hư kết quả 'gãy xương bả...

Phía Bệnh viện Nguyễn Tri Phương cho biết em H.T.T.A. đang điều trị tại bệnh viện. Thông tin em bị...

Bạn có thị lực 20/20 nếu có thể phát hiện cây cỏ bốn lá trên cánh đồng trong vòng chưa...

Chỉ những người có tầm nhìn tốt nhất mới có thể phát hiện ra cây cỏ bốn lá đơn độc...

Vinamilk đồng hành Vietspen nâng cao năng lực chuyên môn về dinh dưỡng lâm sàng cho nhân viên y tế

Ngày 9/12, hội Nuôi dưỡng đường Tĩnh mạch và đường Tiêu hóa Việt Nam (VietSPEN) đã phối hợp với Công...

Con gái đến nhà ngoài chơi về nhà có biểu hiện bất thường, còn bị nôn khan, cha thấy khả...

Mười năm sau, những tưởng rằng tôi vẫn có thể mãi sống hạnh phúc như thế, không ngờ đến là...

Tin mới nhất

Phát hiện thủ phạm tiềm năng mới của bệnh Alzheimer

4 giờ trước

Giảm cân "siêu tốc": Nguy hiểm chực chờ!

4 giờ trước

Tưởng ngứa do nhiễm ký sinh trùng, ai ngờ bị bệnh phong

4 giờ trước

Nhan sắc BTV Hoài Anh qua camera thường minh chứng 'lão hóa ngược' là có thật, làn da căng bóng...

5 giờ trước

Những kiểu tóc ăn gian tuổi thực lại dễ chăm sóc

9 giờ trước

3 mẹo rửa mặt 'chuẩn khoa học' giúp da dẻ ngày một sáng mịn, hồng hào tươi trẻ

9 giờ trước

Nắng cháy da sau kì nghỉ lễ: 6 nguyên liệu thiên nhiên giúp bạn làm mềm, dịu tổn thương da...

9 giờ trước

2 người đàn ông tử vong do sốc nhiệt: Bác sĩ đưa ra những khuyến cáo đề phòng 'tử thần'...

9 giờ trước

Người phương Tây học cách 'ngủ trưa bài bản'

9 giờ trước

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình