Gã trai ép bé 12 tuổi quay clip nóng: “Sốc” vì con gái dậy thì...
Sau một thời gian quen biết trên mạng xã hội, thanh niên 19 tuổi đã dụ nữ sinh 12 tuổi quay và gửi video khỏa thân cho mình. Sự việc này như một lời cảnh tỉnh với những bậc phụ huynh có con gái bước vào tuổi dậy thì.
22/10/2020 06:53
VKSND TP Gia Nghĩa (tỉnh Đắk Nông) sáng 21/10 cho biết, cơ quan đã phê chuẩn quyết định khởi tố bị can, lệnh tạm giam đối với một thanh niên 19 tuổi về hành vi “Sử dụng người dưới 16 tuổi vào mục đích khiêu dâm”.
Theo kết quả điều tra ban đầu, V. quen biết cháu B. qua mạng xã hội vào giữa tháng 9/2020. Sau đó, V. dụ cháu B. chụp ảnh khỏa thân và tự quay clip nónggửi cho mình. Sau khi đồng ý, nữ sinh 12 tuổi đã thực hiện rồi gửi qua ứng dụng messenger cho V.
Khi gia đình nạn nhân phát hiện sự việc đã trình báo lên cơ quan chức năng. Ngay khi nhận được tin báo, cơ quan Công an đã nhanh chóng bắt giữ người trong trường hợp khẩn cấp đối với V..
Khi bước vào độ tuổi dậy thì, những thay đổi về tâm sinh lý khiến các bé gái vô cùng lo lắng. Đó là lúc bé có những thay đổi về cơ thể cũng như có những rung động đầu đời hoặc có cảm giác với bạn khác giới. Giai đoạn bé gái bước vào tuổi dậy thì được xem là một bước ngoặt lớn trong cuộc đời và các bậc phụ huynh cần đặc biệt lưu ý tới con em mình.
Đặc điểm của tuổi dậy thì của bé gái
- Ngực bắt đầu phát triển và trở nên đầy đặn.
- Xuất hiện kinh nguyệt, thường là khoảng 12 tuổi.
- Có dịch màu trắng tiết ra từ âm đạo.
- Xuất hiện lông ở nách và một số bộ phận khác trên cơ thể.
- Đổ nhiều mồ hôi hơn.
- Xuất hiện mụn trứng cá.
- Chiều cao tăng nhanh
- Cân nặng tăng
- Hình dáng cơ thể thay đổi, vòng eo dần bị thu hẹp.
Các bé gái dậy thì cũng sẽ quan tâm hơn tới ngoại hình. Phụ huynh nếu để ý sẽ thấy con bắt đầu thích làm đẹp, làm tóc, trang điểm hoặc giảm cân. Lúc này, bé cũng dễ bị xúc động: vì hormone được sản xuất hết sức mạnh mẽ ở tuổi dậy thì nên bé sẽ có những thay đổi về tâm trạng.
Bước vào tuổi dậy thì, các bé gái sẽ có những cảm xúc mới mẻ. Nữ giới tuổi dậy thì thường dễ bị rung động, đôi khi không phân biệt được tình bạn và tình yêu.
Cha mẹ ứng xử thế nào khi con đến tuổi dậy thì
Cung cấp cho con kiến thức
Tuổi dậy thì là lứa tuổi đánh dấu sự trưởng thành, sự thay đổi vượt bậc về cả tâm lý và sinh lý của cơ thể. Thân hình cao lớn hơn, ngực to ra, xuất hiện kinh nguyệt,…nếu cha mẹ không có những sự chia sẻ kiến thức cho trẻ thì trẻ rất dễ sẽ bị “sốc” bởi chính những sự thay đổi đột ngột của bản thân, tâm trạng của trẻ khi đó có thể sẽ sợ bởi chưa thích nghi được với sự biến đổi đó của cơ thể mình, có thể trẻ sẽ nghĩ rằng mình đang mắc phải một căn bệnh nào đó, từ đó tâm lý của trẻ sẽ bị ảnh hưởng: lo lắng, căng thẳng, lo sợ,…Các bậc phụ huynh cần cho con biết rằng những thay đổi đó là hoàn toàn bình thường và nó diễn ra đúng như các giai đoạn phát triển của con người. Rằng là con không thể “bé” mãi được mà con sẽ phải lớn lên, chính vì thế cơ thể con mới có sự phát triển như vậy.
Quan tâm đến con nhiều hơn
Tuổi dậy thì là một lứa tuổi vô cùng nhạy cảm, tâm lý của trẻ thay đổi thất thường, cái “tôi” cá nhân rất lớn, vì thế lúc này đây cha mẹ cần phải ở bên con nhiều hơn bao giờ hết. Phụ huynh là những người có nhiều kinh nghiệm nên sẽ rất là bổ ích khi bố mẹ chia sẻ những gì mà hai người đã từng trải qua. Cha mẹ cần thường xuyên lắng nghe con tâm sự, hỏi thăm về tình hình của con mỗi ngày có thể là các mối quan hệ xã hội của trẻ như: bạn bè, người yêu,… Từ đó cha mẹ sẽ cho con những lời khuyên tốt nhất và cha mẹ sẽ có thêm cơ hội để hiểu con nhiều hơn. Điều quan trọng là cần cho con biết rằng: bố mẹ sẽ luôn ở bên chúng, yêu thương chúng và không bao giờ bỏ mặc chúng.
Cho con được nói lên quan điểm của mình
Con bạn đã lớn và con bạn có quyền được nói lên ý kiến của chúng chí ít là những chuyện liên quan đến cuộc sống của chúng. Nếu như bạn cứ coi con mãi là một đứa trẻ thì chúng chỉ càng chống đối lại bạn thậm chí là không nói chuyện với bạn vì bạn không cho con được quyết định. Tất nhiên tôi không nói là bạn phải chấp nhận hết những yêu cầu, đòi hỏi mà chúng đưa ra những bạn tuyệt nhiên cũng không được ngăn cấm chúng không được làm này làm kia. Trong trường hợp này bạn hãy cho con biết bạn tôn trọng ý kiến và luôn lắng nghe những điều chúng nghĩ, nếu con có những suy nghĩ hay hành vi lệch lạc thì bạn cũng chỉ nên khuyên nhủ con nhẹ nhàng, phân tích cho con hiểu những mặt tốt- xấu nếu như con chọn làm này làm kia.
Làm bạn với con
Chỉ khi giữa bạn và con không còn khoảng cách thì hai bên mới có thể thấu hiểu nhau, làm bạn với nhau để chia sẻ những vấn đề xảy ra trong cuộc sống. Bạn hãy nói chuyện với con với tư cách là một bạn, bạn đừng có nhầm lẫn vai trò trong quá trình làm bạn với con. Hãy lắng nghe chúng nói và cho con những lời khuyên đúng lúc. Bạn hãy tôn trọng và cho chúng được thể hiện những cá tính của bản thân và đừng có cấm đoán chúng. Hãy tạo điều kiện cho con được thể hiện những sở trường, những đam mê của bản thân trẻ, việc bạn cần làm là khích lệ con theo đuổi niềm đam mê của mình. Hãy cho chúng hiểu rằng bạn rằng dù cả thế giới có quay lưng lại với con thì bạn vẫn sẽ luôn ở đây, bạn mãi mãi là một người bạn tri kỷ, luôn ở bên cạnh mỗi khi con cần.