Cho trẻ ăn quá nhiều nước hầm xương
Đây là một trong những sai lầm cơ bản của rất nhiều bà mẹ. Họ cho rằng nước hầm xương chứa nhiềucanxitốt cho sự phát triển của trẻ nhưng sự thật không phải vậy. Nước hầm xương không chứa nhiều canxi bằng phần thịt. Trong quá trình ninh nấu, chất béo từ tủy xương thoát ra. Những chất này gây ra khó tiêu, ức chế hấp thu các chất dinh dưỡng khác.
Hơn nữa trẻ muốn hấp thu canxi cần có phốt pho. Nhưng nước hầm xương lại không chứa nhiều phốt pho. Để hấp thụ được phần canxi có trong nước hầm xương, cơ thể trẻ thể sẽ tự rút phốt pho từ xương. Việc này khiến bé dễ bị còi xương, chậm lớn.
Khẩu phần ăn đơn điệu
Các chuyên gia dinh dưỡng khuyên rằng phụ huynh nên chuẩn bị cho con những bữa ăn có đầy đủ 4 nhóm chất là đạm, đường bột, chất béo, vitamin và khoáng chất.
Mẹ cần kết hợp đa dạng nguyên liệu, thay đổi thực đơn hàng ngày để bé có đủ dinh dưỡng đồng thời ngừa biếng ăn.
Cho trẻ ăn quá mặn
Các chuyên gia khuyến cao, trẻ dưới 1 tuổi không nên ăn thức ăn có gia vị. Trẻ cần được ăn thực phẩm có vị nguyên bản.
Khi cho trẻ ăn gia vị sớm có thể gây ra rối loạn vị giác, dần dần khiến bé chán ăn, biếng ăn.
Ngoài ra, ăn quá nhiều muối từ khi còn nhỏ sẽ khiến bé dễ mắc bệnh cao huyết áp, tim mạch, đột quỵ...
Cho bé ăn trái cây thay cho rau
Rất nhiều trẻ nhỏ không thích ăn rau và mẹ nghĩ rằng trái cây có thể thay thế cho rau. Tuy nhiên, hai nhóm thực phẩm này có lợi ích riêng và không thể dùng thay thế cho nhau.
Rau giàu chất xơ thô, tốt cho nhu động ruột, giảm nguy cơ táo bón. Ngoài ra, rau còn chứa nhiều vitamin và khoáng chất. Đặc biệt là chúng có thể cung cấp canxi và sắt cần thiết cho sự phát triển của trẻ.
Dùng nước trái cây thay trái cây
Khi ép nước, các chất dinh dưỡng như vitamin và chất xơ có trong trái cây sẽ mất đi.
Ngoài ra, thường xuyên cho trẻ uống nước trái cây sẽ khiến bé cảm thấy không thích uống nước lọc nữa.
Cha mẹ không nên cho bé uống nước trái cây trước 1 tuổi. Khi bé được 1 tuổi, lượng nước trái cây cũng không nên nhiều hơn 120ml/ngày.