Phụ Nữ Sức Khỏe

F0 điều trị tại nhà theo dõi nhịp thở thế nào, chỉ số bao nhiêu là an toàn?

Theo Hướng dẫn quản lý người mắc COVID-19 tại nhà của Bộ Y tế, F0 đang điều trị tại nhà có thể tự theo dõi nhịp thở để sớm phát hiện các bất thường.

Sau Tết Nguyên đán, số ca mắc COVID-19 trên cả nước tăng nhanh chóng. Theo số liệu của Bộ Y tế, ngày 15/2 có 31.814 ca mắc COVID-19 tại 62 tỉnh, thành, cao nhất từ trước đến nay, trong đó Hà Nội gần 4.000 ca.

Mặc dù thời gian qua ca mắc COVID-19 trên cả nước vẫn duy trì ở mức cao và tăng nhanh nhưng 80% trong đó là bệnh nhân có triệu chứng nhẹ, hoặc không triệu chứng.

Chính vì vậy, để giảm áp lực cho các cơ sở điều trị, tại nhiều địa phương đã triển khai cho F0 điều trị theo dõi sức khỏe tại nhà.

Tính đến nay, Hà Nội có hơn 90.000 F0 đang điều trị tại nhà, Nghệ An số F0 hiện đang điều trị là 18.805 người, ti Hải Phòng có 95% F0 điều trị tại nhà trong số 42.000 F0 đang điều trị trên toàn thành phố,...

Số ca mắc COVID-19 trên cả nước tăng nhanh những ngày qua (Ảnh minh họa)

Theo Hướng dẫn quản lý người mắc COVID-19 tại nhà của Bộ Y tế, cơ sở quản lý sức khỏe người mắc COVID-19 hướng dẫn người mắc COVID-19 thực hiện tự theo dõi sức khỏe và điền thông tin vào Phiếu theo dõi sức khỏe người mắc COVID-19 tại nhà, 2 lần/ngày vào buổi sáng và buổi chiều hoặc khi có các dấu hiệu, triệu chứng cần chuyển viện cấp cứu, điều trị.

F0 đang điều trị tại nhà có thể tự theo dõi nhịp thở để sớm phát hiện các bất thường. Cụ thể:

Đối với người lớn: nhịp thở ≥ 20 lần/phút;

Đối với trẻ em từ 1 đến dưới 5 tuổi: nhịp thở ≥ 40 lần/phút;

Trẻ từ 5 - dưới 12 tuổi: nhịp thở ≥ 30 lần/phút cần báo ngay với cơ sở quản lý người nhiễm COVID-19 tại nhà; trạm y tế xã, phường; hoặc trạm y tế lưu động, Trung tâm vận chuyển cấp cứu… để được xử trí cấp cứu và chuyển viện kịp thời.

Bộ Y tế lưu ý ở trẻ em cần đếm đủ nhịp thở trong 1 phút khi trẻ nằm yên không khóc.

Mẫu phiếu theo dõi sức khỏe dành cho F0 điều trị tại nhà của Bộ Y tế (Ảnh: TTXVN)

Ngoài các dấu hiệu về nhịp thở, Bộ Y tế cũng hướng dẫn F0 điều trị tại nhà có bất cứ một trong các dấu hiệu sau đây cũng cần phải thông báo ngay với y tế:

- Khó thở, thở hụt hơi, hoặc ở trẻ em có dấu hiệu thở bất thường như: Thở rên, rút lõm lồng ngực, phập phồng cánh mũi, khò khè, thở rít thì hít vào.

- Chỉ số SpO2 ≤ 96% (trường hợp phát hiện chỉ số SpO2 bất thường cần đo lại lần 2 sau 30 giây đến 1 phút, khi đo yêu cầu giữ yên vị trí đo).

- Mạch nhanh trên 120 nhịp/phút hoặc dưới 50 nhịp/phút.

- Huyết áp thấp: Huyết áp tối đa dưới 90 mmHg, huyết áp tối thiểu dưới 60 mmHg (nếu có thể đo).

- Đau tức ngực thường xuyên, cảm giác bó thắt ngực, đau tăng khi hít sâu

- Thay đổi ý thức: lú lẫn, ngủ rũ, lơ mơ, rất mệt/mệt lả, trẻ quấy khóc, li bì khó đánh thức, co giật.

- Tím môi, tím đầu móng tay, móng chân, da xanh, môi nhợt, lạnh đầu ngón tay, ngón chân.

- Không thể uống hoặc bú kém/giảm, ăn kém, nôn (ở trẻ em). Trẻ có biểu hiện hội chứng viêm đa hệ thống: sốt cao, đỏ mắt, môi đỏ, lưỡi dâu tây, ngón tay chân sưng phù nổi hồng ban...

- Mắc thêm bệnh cấp tính: sốt xuất huyết, tay chân miệng...

- Bất kỳ tình trạng bất ổn nào của người mắc COVID-19 mà thấy cần báo cơ sở y tế.

Hướng dẫn của Bộ Y tế cũng đưa ra các dấu hiệu suy hô hấp là:

- Khó thở, thở hụt hơi, hoặc khó thở tăng lên khi vận động (đứng lên, đi lại trong nhà) hoặc ở trẻ em có dấu hiệu thở bất thường: thở rên, rút lõm lồng ngực, phập phồng cánh mũi, khò khè, thở rít,...

- Nhịp thở (ở trẻ em đếm đủ nhịp thở trong một phút khi trẻ nằm yên không khóc):

≥ 20 lần/phút ở người lớn;

≥ 30 lần/phút ở trẻ em từ 5 - dưới 12 tuổi;

≥ 40 lần/phút ở trẻ em từ 1 đến dưới 5 tuổi;

Và/hoặc SpO2 ≤ 96% (khi phát hiện bất thường đo lại lần 2 sau 30 giây đến một phút, khi đo yêu cầu giữ yên vị trí đo).

Theo Thúy Ngà/Gia đình Việt Nam

Tin liên quan

Mắc Covid -19 nhẹ khi hồi phục kháng thể sẽ ít?

Bác sĩ Tạ Vương Khoa, Bệnh viện Quân y 175 (Bộ Quốc phòng), trả lời các thắc mắc về việc...

Cha mẹ phát hoảng khi con trai có hành động ẻo lạ, uốn éo cơ thể giống các bé gái,...

Các bé trai có hành vi không phù hợp về mặt giới tính kéo dài có thể trở thành đồng...

Trẻ 5 tuổi ở nhà thì khôn ngoan nhưng ra bên ngoài lại khờ khạo và dễ bị bắt nạt......

Trẻ ở nhà cùng ông bà nói rất nhiều, giao tiếp rất nhanh. Khi tới trường không phản ứng với...

Hội chứng Baby Blues và chứng trầm cảm sau sinh: Tâm trạng thay đổi thất thường nhiều như “cơm bữa”

Sau khi sinh con, hầu hết các bà mẹ đều có những thay đổi về cơ thể, tâm sinh lý,...

Con trai 13 tuổi nhưng 'sợ đủ thứ', cha mẹ hốt hoảng khi biết nguyên nhân

Cậu bé 13 tuổi nhưng rất nhút nhát và hay hoảng sợ, sợ ma, sợ tối, sợ người lạ, sợ...

Nguyên nhân khiến trẻ bị chân vòng kiềng, mẹ nên biết sớm để giúp con có đôi chân thon dài...

Chân vòng kiềng sẽ không gây hại gì đến sức khỏe của con nhưng sẽ làm cho con cảm thấy...

3 món ngon của bà bầu chứa cả ổ ký sinh trùng, nếu muốn khỏe cho con, mẹ không nên...

Trong thời gian mang thai mẹ bầu cần phải chú ý nhiều đến thực phẩm mà bạn đưa vào cơ...

Tin mới nhất

Trẻ nhốt mình trong phòng cả ngày: Biết 6 nguyên nhân để đưa ra 3 cách xử lý

3 giờ trước

Con gái Hoa hậu gốc Trà Vinh: 14 tuổi cao 1m72, được vinh danh kì thi bậc nhất Vương Quốc...

4 giờ trước

Muốn con ngoan ngoãn, cha mẹ nhất định phải biết điều này

4 giờ trước

Tăng Thanh Hà trả lời bình luận bạn bè, vô tình khoe 1 tài năng của con gái: Đúng là...

7 giờ trước

Từng giấu việc mang thai, 9h tối mới ra đường, Á hậu này giờ làm mẹ cực khéo: Tiết lộ...

8 giờ trước

Lan Phương nhiều lần đưa con gái thăm nơi đặc biệt này: Thì ra Hà Hồ, Hà Tăng cũng "mê...

8 giờ trước

Bà ngoại trêu cháu: "Ngày nào cũng qua nhà bà đòi ăn, xấu hổ quá!" - Câu trả lời của...

8 giờ trước

Cậu bé 3 tuổi mở miệng khiến bố mẹ phát hoảng, hỏi tại sao thì tất cả do ông bà...

8 giờ trước

Khi nào bé có thể uống sữa bò?

8 giờ trước

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình