Phụ Nữ Sức Khỏe

Hội chứng Baby Blues và chứng trầm cảm sau sinh: Tâm trạng thay đổi thất thường nhiều như “cơm bữa”

Sau khi sinh con, hầu hết các bà mẹ đều có những thay đổi về cơ thể, tâm sinh lý, rối loạn cảm xúc hay tâm trạng ở mức độ nào đó.

Sau khi sinh con, tôi nghe bác sĩ nói tôi bị mắc chứng bệnh Baby Blues sau sinh, tôi rất hoang mang và không hiểu chứng Baby Blue này có phải là trầm cảm sau sinh không, bác sĩ vui lòng giải thích về hai chứng bệnh này?

Hồng Lan (Vũng tàu)

Ảnh minh họa: Internet

Chào bạn!

Mọi người thường nhầm lẫn giữa hội chứng Baby Blues và Trầm cảm chu sinh.

Có thể nói rằng, sau khi sinh con, hầu hết các bà mẹ đều có những thay đổi về cơ thể, tâm sinh lý, rối loạn cảm xúc hay tâm trạng ở mức độ nào đó.

Từ tiếng Anh, baby là trẻ mới sinh, vậy từ blues nghĩa là gì? blues được hiểu là trạng thái buồn bã, hơi chán nản hay căng thẳng. Hội chứng Baby Blues là những biểu hiện mất cân bằng về cảm xúc, tâm trạng sau sinh, thường bắt đầu sau khi sinh khoảng từ 1-3 ngày và có thể kéo dài đến 10 ngày hoặc 2 tuần và gặp ở khoảng từ 50-80% các bà mẹ sau sinh nở. Nhiều trường hợp có thể kéo dài hơn, và với nhiều cảm xúc mãnh liệt hơn.

Mẹ có thể biểu hiện sự thất thường như vừa mới khóc lóc, ủ rũ nhưng cũng có thể cười ngay sau đó. Mẹ có thể bị mất ngủ, mất cảm giác thèm ăn, buồn bã, lo âu hay cảm thấy choáng ngợp (chưa quen với cảm giác làm mẹ, bị con khóc, đòi bú…). Tuy nhiên nếu các biểu hiện kéo dài hơn 2 - 3 tuần và với mức độ ngày càng nặng hơn thì chúng ta cần lưu tâm vì có thể mẹ mắc chứng trầm cảm sau sinh.

Mặc dù thiên chức của người phụ nữ là làm mẹ, nhưng quá trình mang thai, sinh nở và nuôi con cái là quá trình gian nan không hề chỉ có bánh ngọt và hoa hồng.


NCS TS. BS Nguyễn Bá Phước Anh, Viện trưởng viện Nghiên cứu Ứng dụng khoa học Tâm lý, Tâm thần và Thần kinh

Còn trầm cảm chu sinh thì khác rất nhiều:

Trầm cảm chu sinh là chứng trầm cảm bao gồm cả giai đoạn mang thai và sau khi sinh con, còn trầm cảm sau sinh là chỉ đề cập tới trầm cảm ở giai đoạn đã sinh con.

Đối với hầu hết phụ nữ, sinh con là một khoảng thời gian rất thú vị, vui vẻ và hạnh phúc. Nhưng đối với phụ nữ bị trầm cảm chu sinh, họ có thể trở nên rất đau khổ và cảm nhận nhiều khó khăn. Mang thai và sinh con là thời gian đặc biệt dễ bị tổn thương đối với phụ nữ. Các bà mẹ thường trải qua những thay đổi rõ rệt về sinh lý học, cảm xúc trong thời gian này. Một số phụ nữ có thể tăng nguy cơ phát triển các vấn đề sức khỏe tâm thần, đặc biệt là trầm cảm và lo lắng.

Mang thai và thời kỳ sau khi sinh có thể là thời gian đặc biệt dễ bị tổn thương đối với phụ nữ. Các bà mẹ thường trải qua những thay đổi lớn về sinh lý học, cảm xúc, tài chính và xã hội trong thời gian này. Một số phụ nữ có thể tăng nguy cơ phát triển các vấn đề sức khỏe tâm thần, đặc biệt là trầm cảm và lo lắng.

Trầm cảm trong khi mang thai không được điều trị sẽ ảnh hưởng tới thai nhi chứ không chỉ là vấn đề về sức khỏe và chất lượng cuộc sống của người mẹ. Thai nhi trong bụng người mẹ trầm cảm có thể bị sinh non, nhẹ cân. Còn trầm cảm sau sinh có thể gây ra các vấn đề liên kết với em bé và thường góp phần gây ra các vấn đề như rối loạn giấc ngủ và giảm khả năng bú và phát triển của bé. Về lâu dài, con của những bà mẹ bị trầm cảm chu sinh có nguy cơ cao hơn mắc các chứng suy giảm nhận thức, cảm xúc, phát triển và lời nói cũng như suy giảm các kỹ năng xã hội. Điều quan trọng nữa là ngay cả người mang thai hộ cũng có nguy cơ bị trầm cảm chu sinh sinh..

Trầm cảm sau sinh xuất hiện cơn bệnh đầu tiên trong năm đầu tiên, nhưng đa phần là trong 6 tháng đầu sau sinh và hay gặp nhất là ở tuần thứ 12 sau sinh. Đây là một bệnh lý nghiêm trọng nhưng có thể điều trị được liên quan đến cảm giác vô cùng buồn bã, thờ ơ và / hoặc lo lắng, cũng như những thay đổi về năng lượng, giấc ngủ và cảm giác thèm ăn. Nó mang lại rủi ro cho người mẹ và đứa trẻ. Ước tính cứ 7 phụ nữ thì có 1 người bị trầm cảm sau sinh.

Chứng trầm cảm sau sinh khác với chứng “buồn bã” ở chỗ nó làm suy nhược về tình cảm và thể chất và có thể tiếp tục kéo dài trong nhiều tháng hoặc hơn. Điều trị là quan trọng cho cả mẹ và con.

Chúc bạn sức khỏe nhiều niềm vui!

NCS TS. BS Nguyễn Bá Phước Anh

Tin liên quan

Con trai 13 tuổi nhưng 'sợ đủ thứ', cha mẹ hốt hoảng khi biết nguyên nhân

Cậu bé 13 tuổi nhưng rất nhút nhát và hay hoảng sợ, sợ ma, sợ tối, sợ người lạ, sợ...

Trẻ 5 tuổi ở nhà thì khôn ngoan nhưng ra bên ngoài lại khờ khạo và dễ bị bắt nạt......

Trẻ ở nhà cùng ông bà nói rất nhiều, giao tiếp rất nhanh. Khi tới trường không phản ứng với...

Nguyên nhân khiến trẻ bị chân vòng kiềng, mẹ nên biết sớm để giúp con có đôi chân thon dài...

Chân vòng kiềng sẽ không gây hại gì đến sức khỏe của con nhưng sẽ làm cho con cảm thấy...

3 món ngon của bà bầu chứa cả ổ ký sinh trùng, nếu muốn khỏe cho con, mẹ không nên...

Trong thời gian mang thai mẹ bầu cần phải chú ý nhiều đến thực phẩm mà bạn đưa vào cơ...

Cảnh báo nguy cơ tiềm ẩn, "đầu độc" con em mình khi mua sữa mẹ trên mạng

Thị trường mua bán sữa mẹ diễn ra nhộn nhịp, đi kèm với đó là những rủi ro không thể...

Cố ăn 100 quả trứng ngỗng để con thông minh, sau khi sinh bà mẹ trẻ thấy hối hận vô...

Nhiều người tin rằng bà bầu ăn trứng ngỗng sẽ giúp con sinh ra thông minh, khỏe mạnh, trắng trẻo....

3 việc tuyệt đối phụ nữ mang thai không nên ĐỤNG VÀO, tránh ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ và...

Trong các hoạt động hàng ngày, đôi khi có những việc làm ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe mẹ...

Tin mới nhất

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình