Báo cáo của Đài truyền hình BCC (Anh) vào tháng 1/2018 cho biết: Các nhà nghiên cứu đã phân tích hơn 1.000 thực phẩm thô. Kết quả cho biết mỡ lợn nằm trong 10 loại thực phẩm hàng đầu mang lại sự cân bằng tốt nhất cho nhu cầu dinh dưỡng hàng ngày của con người.
Theo đó, 10 thực phẩm giàu dinh dưỡng bậc nhất hàng đầu kèm theo số điểm bao gồm:
1. Hạnh nhân - 97 điểm
2. Cherimoya (một loại trái cây) - 96 điểm
3. Cá rô đại dương (một loài cá nước sâu) - 89 điểm
4. Cá dẹt - 88 điểm
5. Hạt chia - 85 điểm
6. Hạt bí ngô - 84 điểm
7. Cải cầu vồng - 78 điểm
8. Mỡ lợn - 73 điểm
9. Củ dền - 70 điểm
10. Cá hồng - 69 điểm
Mỡ lợn có tác dụng gì với sức khỏe?
Nhiều người Việt vẫn rất ưa chuộng cách chế biến thức ăn cùng mỡ lợn. Chia sẻ về món ăn này, nhà văn Đặng Thân đã viết trên trang cá nhân: “Mỡ lợn là linh hồn của món ăn, dù là món gì thì chỉ cần một thìa cũng đủ để tạo món ăn màu sắc đẹp, vị thơm ngon, khiến cho các món ăn trở nên tuyệt vời hơn. Mỡ lợn khi chế biến có mùi rất thơm, nguồn gốc chính của mùi thơm này là từ một loại protein đặc biệt, sản phẩm phân hủy của glyceride”.
Trang BBC xếp mỡ lợn đứng thứ 8 trong những thực phẩm bổ dưỡng nhất nguyên nhân do thành phần mỡ lợn chứa axit béo bão hòa, giàu vitamin B và các khoáng chất tốt cho sức khỏe. Mỡ lợn tốt hơn cả thịt cừu và mỡ bò.
Mỡ lợn giàu nhiệt lượng (632kcal/100g) giúp cơ thể khỏe mạnh, ổn định thân nhiệt cơ thể người trong những ngày thời tiết nắng nóng và những ngày đông lạnh giá.
Trang Daily Mail đưa tin việc sử dụng mỡ lợn trong chế biến thức ăn tốt hơn bơ. Mỡ lợn chứa nguồn vitamin D dồi dào (hơn 50% so với bơ).
Bên cạnh đó, mỡ lợn rất giàu chất béo bão hòa (saturated fats) và chất béo không bão hòa đơn (monounsaturated fats). Hai dưỡng chất này đặc biệt có lợi cho sức khỏe tim mạch, làm giảm nồng độ cholesterol xấu. Nghiên cứu cho thấy, mỡ lợn chứa khoảng 40% chất béo bão hòa, 50 – 60% chất béo không bão hòa đơn và chỉ 10% chất béo không bão hòa đa.
Thêm mỡ lợn vào bữa ăn hàng ngày còn giúp cơ thể cân bằng lượng hormone tiết ra, đặc biệt ở nữ giới.
Theo Morningchore, mỡ lợn còn được xem là nguồn nguyên liệu tự nhiên giúp cơ thể thải độc hiệu quả. Ăn mỡ lợn sẽ giúp loại bỏ một số kim loại nặng như nhôm, cadimi, stronti... khỏi cơ thể.
Sử dụng mỡ lợn cần chú ý gì?
Có thể thấy, mỡ lợn là một trong những nguồn nguyên liệu cho các gia đình khi chế biến món ăn. Mỡ lợn có thể được dùng để chiên, xào cùng các món ăn hoặc kết hợp với dầu thực vật để món ăn có mùi thơm hấp dẫn, giàu dinh dưỡng.
Mỡ lợn cũng có thể được chế biến thành tóp mỡ giúp bạn ăn ngon miệng hơn, các chất béo lành mạnh sẽ hỗ trợ quá trình hấp thu vitamin hiệu quả.
Để đảm bảo chất lượng, mỡ lợn chỉ nên được bảo quản và sử dụng trong khoảng thời gian từ 2 – 3 tháng. Trước khi làm đông thực phẩm này, có thể thêm một ít muối, đường vào nhằm giữ nguyên chất lượng của mỡ lợn.
Khi nấu mỡ lợn, không để bếp ở nhiệt độ quá cao và trong thời gian dài.
Thành phần chất béo trong mỡ lợn chiếm tỷ lệ cao, do đó, bạn chỉ nên ăn với một lượng vừa phải. Những người tiêu hóa kém, mắc chứng cao huyết áp, bệnh dạ dày chỉ nên tiêu thụ một lượng rất nhỏ mỡ lợn trong bữa ăn.
Nguồn:
https://www.asiaone.com/health/pork-fat-ranked-among-top-10-most-nutritious-foods-report