Phụ Nữ Sức Khỏe

Dùng kem chống nắng an toàn cho trẻ em, những điều cha mẹ cần biết

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, độ tuổi thích hợp để bắt đầu dùng kem chống nắng là trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên. Vậy cha mẹ nên cho trẻ dùng kem chống nắng như thế nào để bảo vệ làn da?

Mùa hè đến với những tia nắng gắt từ mặt trời mang theo các tia UV nguy hại cho da. Do đó việc sử dụng kem chống nắng giúp phòng chống cháy nắng, ung thư da, giảm thiểu tác hại của tia nắng mặt trời đang ngày càng phổ biến.

Tuy nhiên, trên thị trường hiện nay có vô số các sản phẩm kem chống nắng khiến khá nhiều bậc phụ huynh băn khoăn có nên dùng kem chống nắng trẻ em và nên dùng như thế nào?

SPF trong kem chống nắng có nghĩa gì?

Có rất nhiều tia khác nhau trong ánh sáng mặt trời nhưng tia gây hại nhất cho da của chúng ta được gọi là tia cực tím (UV), trong đó có tia UVA và UVB. Tia UVA là nguyên nhân gây sạm da và xâm nhập vào da hơn tia UVB, còn tia UVB lại gây cháy da; nhưng cả hai đều được cho là gây tổn thương da và góp phần gây ung thư da.

SPF trong kem chống nắng là chỉ số thể hiện khả năng chống nắng, bảo vệ làn da chống lại tia UV trong thời gian nhất định.

Khi nào nên dùng kem chống nắng cho trẻ em?

Không giống như người lớn, trẻ em có một làn da mỏng hơn và nhạy cảm hơn.  Do vậy cách tốt nhất để bảo vệ trẻ là giữ chúng trong bóng râm càng nhiều càng tốt. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, độ tuổi thích hợp để bắt đầu dùng kem chống nắng cho trẻ là giai đoạn từ 6 tháng tuổi trở lên.

kem chong nang cho tre
Kem chống nắng cho trẻ nên dùng khi bé được 6 tháng tuổi - Ảnh minh họa: Internet

Với trẻ dưới 6 tháng tuổi nên sử dụng các hình thức chống nắng khác như mặc quần áo dài tay, đội mũ có vành, dùng kính râm…

Nên chọn loại kem chống nắng nào cho trẻ?

Nếu em bé của bạn lớn hơn 6 tháng tuổi hãy chọn một loại kem chống nắng có SPF ít nhất là 30.

Hãy tìm cụm từ “phổ rộng” trên nhãn bởi điều đó có nghĩa là kem chống nắng sẽ bảo vệ chống lại cả tia UVA và tia UVB.

Để tránh kích ứng da và mắt của trẻ, hãy sử dụng kem chống nắng có chứa oxit kẽm hoặc titan dioxide. Đây là những rào cản vật lý và chúng ít có khả năng được hấp thụ vào da hơn các thành phần trong kem chống nắng hóa học.

Không nên chọn kem chống nắng cho trẻ dạng xịt vì bạn sẽ khó đánh giá được mức độ bao phủ của kem lên da trẻ và vẫn cần thêm nhiều nghiên cứu về những rủi ro có thể xảy ra khi trẻ hít phải.

Một số lưu ý khi dùng kem chống nắng cho trẻ em

Sử dụng kem chống nắng cho trẻ để đạt hiệu quả cao, cha mẹ cần chú ý:

Bôi kem chống nắng lên những vùng da không được quần áo che phủ của trẻ.

Bôi kem chống nắng từ 20 đến 30 phút trước khi ra ngoài

kem chong nang cho tre 2
Kem chống nắng cần bôi lại cho trẻ mỗi 2 đến 3 giờ - Ảnh minh họa: Internet

Bôi kem chống nắng 2 đến 3 giờ một lần. Tuy nhiên bạn cần lưu ý rằng không có loại kem chống nắng có khả năng chống thấm nước, mà tất cả đều bị rửa sạch sau 40 đến 80 phút bơi dưới nước hoặc trẻ đổ nhiều mồ hôi.

Do vậy, bạn cần bôi thường xuyên hơn nếu trẻ dành nhiều thời gian dưới nước hoặc đùa nghịch nhiều.

Một số lưu ý khác khi cho trẻ dùng kem chống nắng

Tránh cho trẻ ra ngoài từ 10 giờ sáng đến 16 giờ chiều, bởi đó là lúc tia nắng mặt trời mạnh nhất.

Theo dõi sát trẻ (đặc biệt là trẻ dưới 6 tháng tuổi) để chắc chắn rằng trẻ không có dấu hiệu bị cháy nắng hoặc mất nước như: quấy khóc, đỏ và khóc quá nhiều.

kem chong nang cho tre 3
Trang bị mũ, kính cho trẻ khi ra ngoài để tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng - Ảnh minh họa: Internet

Nếu trẻ đang bị cháy nắng, hãy cho trẻ vào ngay bóng râm và chườm lạnh vào những vùng da bị ảnh hưởng.

Cho trẻ mặc quần áo dài tay, đội mũ rộng vành.

BS. Ánh Điệp

Tin liên quan

Viêm tai giữa ở trẻ em: Những triệu chứng thông thường cha mẹ chớ bỏ qua

Viêm tai giữa là tình trạng nhiễm trùng ống tai giữa thường gặp ở trẻ em. Có rất nhiều trẻ...

Cải thiện bữa ăn cho trẻ suy dinh dưỡng , cha mẹ cần làm gì?

Suy dinh dưỡng được định nghĩa là một tình trạng dinh dưỡng trong đó thiếu hay thừa năng lượng, ảnh...

Táo bón ở trẻ em: Cha mẹ chớ coi thường! (P2)

Táo bón là một trong những bệnh lý thường xảy ra ở trẻ em. Việc táo bón lâu ngày khiến...

Trẻ bị cảm lạnh trong ngày nóng: Bác sĩ chỉ ra dấu hiệu và cách chăm sóc tại nhà

Nhiều người nghĩ rằng trẻ chỉ có thể cảm lạnh vào mùa lạnh. Nhưng trên thực tế trong những ngày...

Xử trí những tai nạn dễ gặp ở trẻ nhỏ ( P1)

Với bản tính hiếu động, trẻ thường rất nghịch ngợm và không tránh khỏi những tai nạn do chính trẻ...

Xử trí những tai nạn thường gặp ở trẻ nhỏ (P2)

Với bản tính hiếu động, trẻ thường rất nghịch ngợm và không tránh khỏi những tai nạn do chính trẻ...

Cho trẻ sơ sinh nằm phòng điều hoà: Những điều quan trọng mẹ nhất định phải biết

Với thời tiết nóng bức, nền nhiệt thường xuyên dao động quanh mức 35 – 40 độ C như hiện...

Tin mới nhất

Dự báo thời tiết ngày 23/11: Hà Nội nhiều mây, sáng sớm trời rét, miền Trung có mưa lớn

17 giờ trước

Thêm thứ này vào nước rồi tưới cho cây khế, hoa sai trĩu cành, kết trái ngọt lịm quanh năm

17 giờ trước

Nỗi oan khó nói của ông chồng bị vợ nghi ngoại tình

1 ngày 8 giờ trước

Vì sao con người lùn đi khi về già?

1 ngày 8 giờ trước

Đàn ông cũng cần được khóc

1 ngày 8 giờ trước

Quảng Nam công bố dịch bệnh chó dại ở 1 huyện

1 ngày 12 giờ trước

Bộ Y tế trả lời về đề nghị cân nhắc sửa toàn diện Luật Bảo hiểm y tế

1 ngày 12 giờ trước

Có 3 loại cây nhà giàu nào cũng thích: Trồng trước nhà hút tài lộc đuổi vận xui, trồng sau...

1 ngày 17 giờ trước

Ăn canh nấm rừng, 8 người bị ngộ độc, phải nhập viện cấp cứu khẩn

1 ngày 17 giờ trước

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình