Phụ Nữ Sức Khỏe

Đốt than sưởi ấm, 2 con tử vong, mẹ và bé 1 tháng tuổi hôn mê sâu, làm thế nào để phòng ngộ độc khí than trong mùa lạnh

Đã có rất nhiều vụ nằm than sưởi ấm gây ra hậu quả đau lòng, nhưng mới đây một trường hợp thương tâm khác xảy ra. Một lần nữa cần báo động tình trạng ngộ độc khí than trong mùa lạnh.

Trưa nay (3/12), ông Phan Văn Lợi, Bí thư Đảng ủy xã Đồng Trạch, huyện Bố Trạch, Quảng Bình xác nhận, trên địa bàn xã vừa xảy ra vụ 4 mẹ con thương vong nghi do ngạt khí than.

Theo đó, vào sáng cùng ngày, người thân của gia đình chị Trần Thị Thúy L. (SN 1989, trú thôn 3, xã Đồng Trạch) cùng các 3 con là Dương Thị Hồng T. (SN 2011), Dương Đức H. (SN 2016) và đứa con út mới 1 tháng tuổi nằm bất động trên giường.

Trong đó, 2 cháu Th. và H. được phát hiện đã tử vong. Chị L. và cháu nhỏ đã được người dân đưa đi cấp cứu tại Bệnh viện Hữu Nghị Việt Nam – Cu Ba Đồng Hới, trong đó chị L. tiên lượng yếu.

Than sưởi ấm được phát hiện dưới giường của 4 mẹ con chị L.

Theo ông Lợi, tại hiện trường, các cơ quan chức năng phát hiện nhiều chậu than sưởi ấm được đặt dưới giường ngủ, bước đầu nghi 4 mẹ con đã bị ngạt khí than. Được biết chồng chị L. là anh Dương Sỹ Thanh (SN 1985) hiện đang làm việc tại Lào.

Năm nào cũng vậy, khi thời tiết trở lạnh là xảy ra những ca ngộ độc do sử dụng than để sưởi ấm. Nguyên nhân là khi đốt than trong phòng ngủ, phòng tắm chật hẹp lại đóng kín cửa, than cháy sẽ đốt hết khí oxy, sinh ra khí CO gây ngộ độc. Trong khi đó, khí CO không màu, không mùi vị nên rất khó nhận biết, nhất là khi đang ngủ, mọi người sẽ dần lịm đi mà không biết gì.

Tổn thương do ngộ độc khí CO

Ngộ độc khí than là do thiếu oxy não, trong khi các tế bào chất xám chỉ huy hoạt động của con người, chịu trách nhiệm về hoạt động tinh thần, tình cảm, lý trí lại rất nhạy cảm với tình trạng thiếu oxy. Vì vậy, khi ngộ độc khí than, các tế bào này sẽ tổn thương trước. Ngộ độc quá nặng sẽ gây tử vong, còn những người sống được thì lại mất trí tuệ. Càng ở phòng kín thì nguy cơ ngộ độc khí CO càng tăng. Quá trình nhiễm độc khí xảy ra rất nhanh, khi bệnh nhân bắt đầu cảm thấy có điều gì đó “bất thường” cũng là lúc không còn khả năng kháng cự rồi lịm dần. Nếu không được phát hiện và xử lý kịp thời thì có thể dẫn đến tử vong.

 Khi thời tiết trở lạnh là xảy ra những ca ngộ độc do sử dụng than để sưởi ấm. Ảnh minh họa: Internet

 Phòng tránh ngộ độc

Để phòng tránh ngộ độc thì cần phải dùng than đúng cách.

- Chỉ sử dụng than củi, tuyệt đối không sử dụng than đá và than tổ ong.

- Không sử dụng than để sưởi ấm trong phòng khép kín. Đặc biệt, nếu trong gia đình có người già và trẻ nhỏ khi đốt lửa sưởi ấm cần mở cửa phòng để có không khí trao đổi trao đổi.

- Chỉ sử dụng than để sưởi ấm trong thời gian ngắn, tối đa 1 tiếng. Tuyệt đối không đốt than sưởi qua đêm.

- Khi phát hiện người ngộ độc khí, ngay lập tức phải đưa nạn nhân ra khỏi khu vực khí độc, đến nơi thoáng khí, có càng nhiều oxy càng tốt. Sơ cấp cứu bằng cách hô hấp nhân tạo.

- Người dân có thể sử dụng thiết bị sưởi ấm bằng điện như chăn điện, mát sưởi, điều hòa nóng…

Nhân viên y tế cần tăng cường tuyên truyền cho nhân dân tại địa phương về cách phòng chống rét, đặc biệt với người già và trẻ em. Cụ thể: Nhà cửa phải che chắn kỹ, chăn đệm đảm bảo đủ ấm, mặc quần áo đủ ấm trước khi đi ra ngoài.

Các cơ sở khám chữa bệnh đảm bảo việc phòng chống rét cho người bệnh trong quá trình khám chữa bệnh. Nơi xếp hàng chờ khám, buồng khám, buồng điều trị phải đảm bảo kín gió, có đủ chăn đệm, lò sưởi... đảm bảo người bệnh được giữ ấm. Đồng thời, đảm bảo bố trí đủ cơ số thuốc cấp cứu, giường bệnh, chuẩn bị sẵn sàng các phương tiện cấp cứu để xử lý kịp thời các trường hợp cấp cứu thường gặp do thời tiết rét lạnh như các bệnh tim mạch, tăng huyết áp, đột quỵ, viêm đường hô hấp cấp do các loại virus đường hô hấp gây ra do thời tiết rét đậm, rét hại…

Thiên Di (Tổng hợp)

Tin liên quan

Bố mẹ "sốc" khi phát hiện con trai bị ngộ độc gan do vật dụng quen thuộc của gia đình

Vừa qua, bố của một bệnh nhân 7 tuổi (người Trung Quốc) cho biết, gia đình vừa trải qua một...

Làm thế nào để lưu trữ thực phẩm ủ, muối, đóng hộp kín tại nhà an toàn và tránh ngộ...

Người Việt thường có thói quen muối, ủ thực phẩm vào hộp để giữ được lâu và làm các món...

5 nguyên tắc “sống còn” tránh ngộ độc thực phẩm trong mùa bão lũ

Bão lụt và các thay đổi bất thường về thời tiết là điều kiện thuận lợi cho các vi sinh...

Mỗi lần làm việc nặng ra mồ hôi lấm tấm máu đỏ, thanh niên 24 tuổi hoảng hốt khi biết...

Một thanh niên 24 tuổi đã tìm đến Bệnh viện Da liễu Trung ương khám vì bất ngờ xuất hiện...

Thanh niên 22 tuổi phải chạy thận cả đời để duy trì sự sống, do thói quen 90% bạn trẻ...

Suy thận là căn bệnh nguy hiểm nếu như không được chăm sóc và chữa trị kịp lúc có thể...

Thanh niên 23 tuổi không uống rượu, không hút thuốc nhưng phổi như ‘lưới đánh cá; bác sĩ cảnh báo...

Thanh niên 23 tuổi khỏe mạnh, không uống rượu, không hút thuốc nhưng bất ngờ mắc bệnh liên quan đến...

‘Bóc bánh trả tiền’, nam thanh niên liên tục chạy vào nhà vệ sinh vì điều này và cái ‘đen’...

Sau một lần "bóc bánh trả tiền", nam sinh viên 24 tuổi gặp phải tình trạng đi tiểu hơn 30...

Tin mới nhất

Bật mí cách làm son bằng củ dền đơn giản tại nhà

31 phút trước

Khi tắm, phụ nữ cần xoa bóp các bộ phận này nhiều hơn để bảo vệ sức khỏe dạ dày...

32 phút trước

Việt Nam chính thức được cấp phép lưu hành vaccine phòng sốt xuất huyết

34 phút trước

Làm thế nào để ngủ được, ngon và sâu giấc?

5 giờ trước

Cách làm son môi từ cà chua cực đơn giản tại nhà

5 giờ trước

5 lời khuyên quan trọng phòng ngừa ung thư miệng và những dấu hiệu cần chú ý

5 giờ trước

8 lợi ích của việc đi bộ hơn 10.000 bước mỗi ngày

5 giờ trước

Bỏ một ít kem đánh răng vào nước vo gạo, bất ngờ về điều kỳ diệu mà bạn thấy trong...

5 giờ trước

Uống nước mía có tăng cân không?

1 ngày 1 giờ trước

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình