Qiu Hongjie, Giám đốc Trung tâm Chức năng Nam giới của Bệnh viện Đại học Châu Á, Đài Loan là người điều trị cho trường hợp này. Một nam sinh viên 24 tuổi đi khám bệnh và than phiền với bác sĩ rằng mình phải đi tiểu hơn 30 lần/ngày, mỗi khi đi vệ sinh gần hết còn xuất hiện dịch tiết màu trắng gây ảnh hưởng đến hiệu quả công việc và chất lượng cuộc sống.
Ban đầu nam sinh đã tự mua thuốc về uống nhưng không ngờ triệu chứng vẫn không thuyên giảm. Càng ngày vấn đề càng nghiêm trọng, ngay cả khi ngủ, nam sinh cũng có thể cảm thấy nóng rát niệu đạo. Mãi cho tới khi không thể chịu được nữa, nam sinh mới tới bệnh viện khám.
Qiu Hongjie, Giám đốc Trung tâm Chức năng Đàn ông của Bệnh viện Đại học Châu Á sau khi tiếp nhận bệnh nhân và nghe kể về tình trạng, ban đầu bác sĩ suy đoán đó có thể là bệnh viêm đường tiết niệu đơn thuần. Tuy nhiên sau khi bác sĩ kiểm tra trực tiếp "cậu nhỏ" và khi bóp vào bộ phận sinh dục, bác sĩ Qiu Hongjie nhận thấy có mủ trắng chảy ra từ "cậu nhỏ" nên nghi ngờ nam sinh mắc bệnh lậu.
Sau khi tra hỏi thêm, nam sinh thú nhận rằng anh ta đã đi "bóc bánh trả tiền" và quan hệ tình dục không an toàn. Sau đó bác sĩ lấy mủ của anh để cấy vi khuẩn cuối cùng cũng được xác định là bệnh lậu.
Bệnh lậu là gì?
Bệnh lậu là một bệnh lây qua đường tình dục. Bệnh gây ra bởi một loại vi khuẩn có tên khoa học là Neisseria gonorrhoeae hay gonococcus. Đây là loại vi khuẩn thường xuất hiện ở âm đạo, cổ tử cung, mắt, miệng, hậu môn và nhất là trong đường niệu đạo của nam giới.
Bệnh lậu có thể xảy ra ở mọi đối tượng, lứa tuổi nhưng phổ biến nhất là ở nam nữ trong độ tuổi sinh sản.
Biểu hiện của bệnh lậu?
Thời gian đầu nhiễm bệnh, biểu hiện của bệnh lậu không rõ ràng nên rất khó nhận biết. Khoảng 10 - 20 ngày sau khi nhiễm vi khuẩn lậu, người bệnh mới thấy xuất hiện những triệu chứng bất thường. Ngoài ra, biểu hiện của bệnh lậu ở nam và nữ giới cũng khác nhau. Cụ thể như sau:
1. Triệu chứng bệnh lậu ở nam giới
Khi mắc bệnh lậu, nam giới thường có các biểu hiện như: tiểu đau, tiểu buốt, tiểu nhiều lần, nước tiểu lẫn máu hoặc mủ...Trường hợp nặng hơn, người bệnh có thể thấy xuất hiện những giọt mủ như màu nhựa chuối ở lỗ niệu đạo, nhất là vào sáng sớm.
Ngoài ra, bệnh lậu còn khiến cơ thể thường xuyên mệt mỏi, kiệt sức sốt nhẹ, nổi hạch bẹn, ăn uống không ngon miệng...
2. Triệu chứng bệnh lậu ở nữ giới
Khác với nam giới, nữ giới mắc bệnh lậu hầu như không có triệu chứng nào cụ thể nên thường bị bỏ qua hoặc nhầm lẫn với những bệnh phụ khoa thông thường. Chỉ đến khi bệnh đã chuyển sang giai đoạn nặng mới xuất hiện các triệu chứng như: tiểu đau buốt, có mủ màu xanh, vàng chảy ra từ niệu đạo, cổ tử cung, vùng kín có mùi hôi tanh bất thường...
Bệnh lậu ở nữ giới nếu không được phát hiện và điều trị sớm có thể gây những biến chứng nguy hiểm như: viêm ống dẫn trứng, chửa ngoài dạ con...
Phụ nữ mang thai nếu mắc bệnh lậu rất dễ bị sảy thai hoặc truyền bệnh sang con.
Bệnh lậu lây qua đường nào?
Thực tế, vi khuẩn lậu không thể tồn tại quá vài phút khi ra khỏi cơ thể con người. Do đó, bệnh lậu hầu như không lây qua những tiếp xúc thông thường. Việc tìm hiểu rõ bệnh lậu lây qua đường nào sẽ giúp bạn phòng tránh bệnh hiệu quả? Cụ thể, bệnh lậu có thể lây nhiễm qua những con đường chủ yếu sau:
Lây qua quan hệ tình dục: Quan hệ tình dục không an toàn dưới bất kỳ hình thức nào đều có nguy cơ lây nhiễm bệnh lậu. Kể cả quan hệ tình dục qua cơ quan sinh dục, qua đường hậu môn, qua miệng mà không có cách phòng tránh an toàn...đều có thể khiến bạn nhiễm vi khuẩn lậu.
Lây qua những tiếp xúc gián tiếp: Vi khuẩn lậu có thể tồn tại trong các vật dụng cá nhân như: bàn chải đánh răng, nhà vệ sinh, bồn tắm...Do đó, nếu sử dụng chung những đồ vật hay hay tiếp xúc với dịch mủ của người bệnh nguy cơ nhiễm lậu là rất cao.
Lây từ mẹ sang con: Phụ nữ mang thai nếu bị nhiễm bệnh lậu có thể dễ dàng truyền bệnh sang con. Bệnh lậu ở trẻ sơ sinh ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển thể chất và trí tuệ của trẻ.
Lây qua đường truyền máu: Đây cũng là một trong những con đường lây nhiễm chủ yếu của bệnh lậu như: truyền máu, hiến máu, sử dụng chung bơm kim tiêm hay tiếp xúc trực tiếp với vết thương hở của người bệnh.