Bệnh nhân Tiểu Trương (23 tuổi) lớn lên ở vùng quê hẻo lánh lên Bắc Kinh tìm việc làm. Một thời gian trước, Tiểu Trương thường xuyên ho có đờm, lúc đầu cứ nghĩ là do cảm cúm thông thường nên anh ra tiệm thuốc Tây mua thuốc uống. Nhưng sau khi uống thuốc một thời gian, tình trạng vẫn không thuyên giảm.
Cách đây vài ngày, Tiểu Trương đột ngột bị sốt, khó thở, có một công nhân đưa anh đến bệnh viện để kiểm tra. Bác sĩ Lưu Quang Minh, trưởng Khoa Phổi của Bệnh viện trung ương số 1 thành phố Thiên Tân cho biết: “Sau khi kiểm tra, phát hiện có rất nhiều lỗ hốc trong phổi của bệnh nhân, trông giống như lưới đánh cá”. Bác sĩ đã lấy đờm của Tiểu Trương để tiến hành nuôi cấy, kết quả nuôi cấy xuất hiện nấm candida, cuối cùng Tiểu Trương được chẩn đoán là nhiễm nấm phổi.
Rất may vì bệnh nhân điều trị kịp thời bằng thuốc kháng nấm, các triệu chứng của anh đã được cải thiện và không còn nguy hiểm đến tính mạng, nhưng anh vẫn không thể làm việc nặng sau khi xuất viện.
Tuy có lối sống lành mạnh không uống rượu hay hút thuốc nên nguyên nhân gây bệnh do đâu mà ra?
Sau khi điều tra về tiền sử bệnh và vô tình nhìn thấy bức tường trong nhà của Tiểu Trương trong một bức ảnh anh đã chụp. Sau khi tìm hiểu chi tiết, bác sĩ cho rằng căn bệnh của Tiểu Trương có mối quan hệ nhất định đối với nơi anh sống. Tiểu Trương do không có tiền, lại sống độc thân, nên anh thuê nhà ở dưới tầng hầm, trời lạnh và ẩm ướt khiến tường bị nấm mốc. Môi trường sống như vậy rất dễ khiếm nấm mốc phát triển và nguy cơ nhiễm nấm rất cao.
Nấm phổi là gì?
Nấm phổi là bệnh viêm phổi do nấm gây ra. Đây là bệnh nhiễm trùng ở phổi có thể do một hoặc nhiều loại nấm gây ra. Phần lớn nấm chỉ là ký sinh cơ hội, tuy nhiên khi gặp điều kiện thuận lợi, chẳng hạn như sử dụng quá nhiều kháng sinh, dùng corticoid kéo dài, hoặc những người bị suy giảm hệ miễn dịch (bị nhiễm HIV/AIDS)...
Bệnh ở phổi được gây ra bởi nhiều loại nấm nhưng thường gặp nhất là nấm Aspergillus và nấm Histoplasma.
Nấm phổi có nguy hiểm không?
Bệnh nấm phổi là căn bệnh nguy hiểm bởi việc chẩn đoán bệnh ở phổi do nấm rất khó khăn và dễ bị nhầm lẫn bởi các triệu chứng của nấm phổi rất giống với các dấu hiệu của các bệnh viêm phổi khác. Chính vì vậy, việc điều trị cho những bệnh nhân bị nấm phổi cũng rất dễ đi sai hướng, khiến tình trạng bệnh càng trở nên trầm trọng. Thêm vào đó, không khí chính là con đường lây nhiễm chủ yếu của nấm, những người hít phải bào tử nấm trong không khí, vào phổi, nếu gặp điều kiện thuận lợi sẽ phát triển và gây bệnh.
Mắc bệnh nấm phổi nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời có thể khiến người bệnh có nguy cơ cao tử vong.
Triệu chứng của bệnh nấm phổi
Các dấu hiệu của bệnh nấm phổi thường không điển hình và dễ nhầm lẫn với các bệnh viêm nhiễm ở phổi khác, chẳng hạn như viêm phổi, lao phổi...Các biểu hiện của bệnh nấm phổi tùy thuộc vào tác nhân gây bệnh.
Một số triệu chứng thường gặp ở bệnh nhân bị nấm phổi, bao gồm:
- Phần lớn bệnh nhân đều bị sốt cao kéo dài.
- Ho khan.
- Đau ngực, cảm thấy khó chịu ở ngực.
- Bệnh ở phổi do nấm aspergillosis gây ra thường khiến người bệnh ho ra máu.
- Sưng hạch và tắc nghẽn đường dẫn khí do bệnh nấm đặc hữu gây ra.
- Mệt mỏi.
- Sụt cân.
- Khó thở.
Bệnh nấm phổi nếu không được điều trị thì các bào tử nấm sẽ lan sang các bộ phận khác và gây bệnh, chẳng hạn như nấm não (viêm màng não, áp xe não), viêm cơ, tổn thương da... đặc biệt, người bệnh có nguy cơ cao bị nhiễm nấm huyết. Nấm phổi kéo dài khiến người bệnh có nguy cơ cao mắc các biến chứng nặng nề như tình trạng ho ra máu không kiểm soát, sức khỏe bị suy kiệt, đe dọa đến tính mạng người bệnh.
Nguyên nhân hình thành bệnh nấm phổi
Bệnh ở phổi được phân thành hai loại chính:
- Nhiễm nấm cổ điển (Cryptococcus, Histoplasmosis)
- Nhiễm nấm cơ hội (Candida, Aspergillus).
- Aspergillus, Candida và Cryptococcus là ba loại nấm gây bệnh ở phổi thường gặp nhất.
Bệnh nấm phổi thường gặp những bệnh nhân có suy giảm sự chống đỡ của cơ thể với bệnh tật, suy giảm hệ miễn dịch, hoặc rối loạn chuyển hóa, rối loạn dinh dưỡng, hay mắc các bệnh về máu, nấm sẽ phát triển ở những hốc bị tổn thương hoặc có sẵn hoặc do tình trạng hoại tử gây ra.
Một số yếu tố khiến nấm cơ hội có điều kiện phát triển và gây bệnh nấm phổi, bao gồm:
- Người bệnh từng bị lao phổi
- Sử dụng corticoid trong thời gian dài hoặc sử dụng thuốc giảm miễn dịch để điều trị
- Những người bị suy giảm hệ miễn dịch (nhiễm HIV/AIDS hoặc ghép tạng)
- Nấm phổi không phải là bệnh lây truyền, nguyên nhân nhiễm nấm là do hít phải những bào tử nấm, chúng có trong không khí.