Phụ Nữ Sức Khỏe

Mỗi lần làm việc nặng ra mồ hôi lấm tấm máu đỏ, thanh niên 24 tuổi hoảng hốt khi biết mình mắc căn bệnh hiếm, cả thế giới chỉ khoảng 200 người

Một thanh niên 24 tuổi đã tìm đến Bệnh viện Da liễu Trung ương khám vì bất ngờ xuất hiện các hiện tượng lạ. Mỗi lần làm việc nặng xong mồ hôi chảy ra có màu đỏ nhạt, áo trắng hoặc dép màu trắng sau một thời gian mang cũng dần chuyển đỏ.

Suốt 1 tháng trời, người đàn ông này đã đến nhiều cơ sở y tế để thăm khám nhưng vẫn chưa bắt được bệnh. Phải đến khi được giới thiệu gặp GS.TS Trần Hậu Khang, Chủ tịch Hội Da liễu Việt Nam, nguyên Giám đốc Bệnh viện Da liễu Trung ương, hiện tượng đặc biệt này mới được "giải mã".

Theo chia sẻ của giáo sư, tiến sĩ Trần Hậu Khang, Chủ tịch Hội Da liễu Việt Nam, nguyên Giám đốc Bệnh viện Da liễu Trung ương trên VnExpress, ca bệnh được phát hiện năm 2017 và hiện đã được điều trị khỏi, trở thành ca điển hình được ghi vào y văn thế giới.

GS.TS Trần Hậu Khang, Chủ tịch Hội Da liễu Việt Nam, Nguyên Giám đốc Bệnh viện Da liễu Trung ương. Ảnh: Internet

Khi tiếp nhận bệnh nhân, cùng với việc khai thác tiền sử và khám lâm sàng, giáo sư Khang nghĩ đến anh mắc hiện tượng "mồ hôi máu". Đây là hiện tượng vô cùng hiếm gặp, thế giới đến nay chỉ ghi nhận khoảng gần 200 ca báo cáo trên y văn. Việt Nam trước bệnh nhân này chưa ghi nhận ca "mồ hôi máu" nào. 

GS Khang phân tích, hiện tượng mồ hôi máu, tên khoa học là hematohidrosis, xuất hiện khi con người gặp phải những sang chấn tâm lý lớn hoặc stress quá nặng nề, khiến mao mạch ở da dãn ra, các hồng cầu đi vào ống tuyến mồ hôi rồi trộn lẫn vào mồ hôi thoát ra ngoài.

Thực tế với nam thanh niên 24 tuổi này, qua khai thác, bệnh nhân cho biết, trước thời điểm xuất hiện mồ hôi máu, bệnh nhân hay bị mất ngủ, căng thẳng, thường xuyên bị stress nặng.

Bệnh nhân được xét nghiệm đặc hiệu tìm hồng cầu trong mồ hôi, đồng thời được sinh thiết da để phân tích hình ảnh giải phẫu bệnh lý. Kết quả, phát hiệu mao mạch giãn ra, các hồng cầu đi vào ống tuyến mồ hôi. Giáo sư Khang khẳng định bệnh nhân mắc hiện tượng "mồ hôi máu".

Mồ hôi của bệnh nhân thường xuất hiện các vết màu đỏ. Ảnh: Internet

Nam thanh niên trên được điều trị bằng thuốc an thần, bác sĩ tư vấn về sức khỏe tinh thần. Một tháng sau, xét nghiệm lượng hồng cầu trong mồ hôi bắt đầu giảm. Tháng thứ ba hết hẳn, tuy nhiên năm đầu tiên hiện tượng này tái lại ba lần. Đến năm thứ hai, tái khám ba tháng một lần, giáo sư Khang nhận thấy bệnh nhân mất hoàn toàn hiện tượng này. Năm 2020, kiểm tra lại, anh không còn dấu hiệu bệnh. Giáo sư khẳng định bệnh nhân đã khỏi hoàn toàn.

Theo giáo sư Khang, tới nay không có một phương pháp đặc hiệu nào để điều trị khỏi hiện tượng này. Điều quan trọng nhất là phát hiện và xử lý các bệnh kèm theo, đồng thời giảm stress, lo âu, căng thẳng bằng thuốc hoặc liệu pháp tâm lý.

Giáo sư khuyến cáo bệnh nhân cần có lối sống lành mạnh, không sử dụng các chất kích thích như rượu chè thuốc lá, nên tránh những xích mích hoặc bất hòa ở trong gia đình và xã hội.

Những dấu hiệu và triệu chứng đổ mồ hôi máu

Những người bị tụ máu có thể đổ mồ hôi máu từ da. Tình trạng này thường xảy ra trên mặt, nhưng cũng có thể ở lớp niêm mạc bên trong cơ thể, như trong mũi, miệng hoặc dạ dày. Phần da xung quanh khu vực có thể bị sưng tạm thời.

Cổ áo sơ mi bệnh nhân chuyển đỏ hồng sau một thời gian mặc. Ảnh: Internet

Chảy máu ở tai và mắt cũng liên quan đến bệnh mồ hôi máu.

Nếu bạn đổ mồ hôi một màu khác như vàng, xanh dương, xanh lá cây hoặc đen, bạn có thể mắc bệnh khác liên quan đến nhiễm sắc thể.

Chảy máu thường tự dừng lại và không nghiêm trọng, mặc dù bạn có thể bị mất nước và ảnh hưởng đến cuộc sống thường nhật.

Nguyên nhân nào gây đổ mồ hôi máu?

Chảy máu xảy ra khi mạch máu nhỏ vỡ. Một số mạch máu, bao gồm những mạch máu gần tuyến mồ hôi và trong màng nhầy, gần bề mặt da hơn. Do đó, chúng có nhiều khả năng vỡ. Đây cũng là nguyên nhân vì sao mồ hôi máu thường xảy ra ở khu vực gần mũi, trán và các bộ phận khác của cơ thể nằm gần tuyến mồ hôi hoặc màng nhầy.

Căng thẳng về thể chất và tâm lý cũng có thể gây đổ mồ hôi máu, mặc dù vẫn chưa có nhiều nghiên cứu chứng minh luận điểm này. Tỷ lệ căng thẳng, rối loạn lo âu và các tình trạng sức khỏe tâm thần khác đã tăng lên trong những năm gần đây, nhưng tỷ lệ người mắc mồ hôi máu thì không. Điều này cho thấy các tính trạng sức khỏe khác cũng có thể gây ra bệnh này.

Những người có tiền sử đổ mồ hôi thường có khiếm khuyết ở lớp hạ bì, làm cho máu tích tụ ở khu vực khiếm khuyết, gây đổ mồ hôi máu.

Tuy nhiên, không phải tất cả các trường hợp đổ mồ hôi máu đều do căng thẳng về thể chất hoặc tinh thần. Thông thường, các bác sĩ không tìm thấy nguyên nhân cơ bản gây đổ mồ hôi máu. Một số nghiên cứu khác đã phát hiện ra rằng các vấn đề về hệ thần kinh có thể đóng một vai trò trong quá trình tạo máu.

Đôi dép trắng của bệnh nhân có mảng bám màu đỏ sau một thời gian sủ dụng. Ảnh: Internet

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ đổ mồ hôi máu?

Đổ mồ hôi máu có thể là một triệu chứng của các bệnh khác, chẳng hạn như huyết áp cao hoặc rối loạn chảy máu.

Tình trạng này cũng xảy ra với phụ nữ đang có kinh nguyệt.

Đôi khi, sự đau khổ hoặc sợ hãi cực độ, chẳng hạn như đối mặt với cái chết, bị tra tấn hoặc lạm dụng nghiêm trọng, cũng có thể khiến người bệnh đổ mồ hôi máu.

Thiên Di (Tổng hợp)

Tin liên quan

Lại thêm một trường hợp mắc bệnh ung thư gan dù không hút thuốc, uống rượu, nguyên nhân thật sự...

Một người đàn ông 40 tuổi khỏe mạnh, không hút thuốc, uống rượu là giám đốc điều hành của một...

Báo động tình trạng trẻ tự gây thương tích, tự tử vì bệnh rối loạn tâm thần: Bố mẹ đừng...

Căng thẳng trong học tập, trong cuộc sống gia đình hàng ngày khiến cho trẻ nhỏ mắc phải một căn...

7 nhóm người rất dễ mắc bệnh ung thư, nếu không muốn bỏ mạng thì nên đi kiểm tra ngay

Có những căn bệnh ung thư sẽ không có biểu hiện rõ ràng ngay từ ban đầu, vì thế nếu...

Người có 6 thói quen này, ung thư đang đứng chờ trước cửa, phát bệnh chỉ còn là thời gian

Những thói quen tưởng chừng vô hại trong ăn uống và sinh hoạt đang dần dần đẩy bạn vào con...

Không chỉ mắc ung thư cổ tử cung, Lan Ngọc còn mang trong người căn bệnh nguy hiểm này khiến...

Rất nhiều lần fan hâm mộ của cô nàng cảm thấy lo lắng khi người đẹp xuất hiện trong bộ...

Đây là căn bệnh khiến Hà Tăng dù xinh đẹp nhưng cơ thể luôn gầy gò, nhiều người mắc nhưng...

“Ngọc Nữ” Hà Tăng, biểu tượng của nhan sắc nhưng vẫn nhiều lần bị khán giả kêu ca vì vóc...

5 thói quen hàng ngày tưởng vô hại nhưng lại chính là cách bạn ‘mở cửa rước bệnh ung thư’...

Có một số thói quen hàng ngày cứ tưởng sẽ rất tốt cho sức khỏe, thế nhưng nếu áp dụng...

Tin mới nhất

8 bí quyết để duy trì thói quen chăm sóc da để chị em luôn xinh đẹp cả ngày ngay...

10 giờ trước

Top 5 mẹo đơn giản để chăm sóc mái tóc mỏng!

10 giờ trước

4 sai lầm mỗi khi gội đầu để tránh rụng tóc thường xuyên

10 giờ trước

Cuộc sống hiện tại của nữ diễn viên Dương Cẩm Lynh sau biến cố nợ nần

10 giờ trước

Sao nữ tiên phong cho dàn mỹ nhân VTV thế hệ mới lên xe hoa trong năm 2024, được chồng...

10 giờ trước

Bảo Anh khoe con gái cực yêu, ngày càng lém lỉnh khiến CĐM 'mê xỉu': Mới 17 tháng đã được...

10 giờ trước

Điều gì xảy ra khi đội mũ vào mùa đông?

1 ngày trước

Người Nhật ăn gì để giảm gãy xương?

1 ngày trước

Khảo sát 36.000 người trên 40 tuổi phát hiện: Đây thời gian đi bộ mỗi ngày để tăng thêm 11...

1 ngày trước

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình