Phụ Nữ Sức Khỏe

Đông y hỗ trợ điều trị bệnh mạch vành

Theo quan niệm của y học cổ truyền, bệnh mạch vành thuộc các chứng “tâm thống” (đau tim), “hung tê” (đau ngực).

Theo quan niệm của y học cổ truyền, bệnh mạch vành thuộc các chứng “tâm thống” (đau tim), “hung tê” (đau ngực).  Ngoài việc sử dụng thuốc để điều trị bệnh động mạch vành, chế độ ăn, thực đơn  hàng ngày phù hợp với sinh lý có tác dụng to lớn trong việc điều trị bệnh mạch vành.

Sau đây là một số món ăn bài thuốc tùy theo hoàn cảnh, điều kiện và khẩu vị từng người mà áp dụng linh hoạt để có món ăn ngon lại có tác dụng hỗ trợ điều trị.

Bài 1: Mộc nhĩ trắng 4g, thêm ½ thìa cà phê đường. Cách chế biến: Ngâm mọc nhĩ vào nước nóng, rửa sạch, sau đó cho vào ấm bằng đất, sắc lấy nước uống, thêm chút đường trắng cho dễ uống. Chia làm 2 lần, uống liên tục từ từ 7 đến 10 ngày. Bài thuốc có tác dụng hạ huyết áp, giảm mỡ máu, tốt cho bệnh mạch vành.

Mộc nhĩ đen

Bài 2: Mộc nhĩ đen 6g, một ít đường trắng. Cách chế biến: Mộc nhĩ đen ngâm nở, rửa sạch, bỏ vào nồi thêm nước nấu sôi, vặn 2 – 3 lần, dùng liền 10 ngày. Bài thuốc này có tác dụng hoạt huyết, giảm chất béo. Hỗ trợ chủ trị bệnh động mạch vành, tăng huyết áp thuộc chứng khí trệ, huyết ứ.

Ý dĩ nhân

Bài 3: Sơn tra sống 500g,  mật ong 150g. Cách chế biến như sau:  Sơn tra rửa sạch, bỏ cuống và hạt để vào nồi, thêm 800ml nước, đun nhỏ lửa khoảng 30 phút, cho mật ong vào, chắt lấy nước. Chờ nguội cho vào chai. Uống mỗi ngày 3 lần, mỗi lần 20ml. Dùng liền 10 ngày. Bài thuốc có tác dụng tiêu hóa thức ăn, giảm chất béo, tiêu đờm. Hỗ trợ chủ trị bệnh động mạch vành, mỡ cao trong máu.

Thịt lợn

Bài 4: Củ năn 250g  nấm hương 150g nấm hương ngâm nước cho nở, gia vị lượng thích hợp. Cách chế biến: Củ năn bỏ vỏ, cắt miếng, nấm hương rửa sạch, bỏ cả vào chảo xào, rồi thêm các gia vị như muối, đường, bột ngọt... xào cho đến chín. Cách ngày ăn 1 lần, ăn liền 10 ngày. Bài thuốc có tác dụng giảm chất béo, hóa đờm, tốt cho người bệnh động mạch vành, mỡ cao trong máu và bệnh tăng huyết áp.

Bài 5: Phật thủ 10g, ý dĩ nhân 30g, mộc nhĩ đen 6g, thịt nạc lợn 50, gia vị vừa miệng. Cách chế biến: Tất cả rửa sạch, cho vào nồi nấu canh. Mỗi ngày ăn 1 lần, có thể dùng thường xuyên. Bài thuốc có  tác dụng lý khí, hoạt huyết, bổ khí. Hỗ trợ chủ trị bệnh động mạch vành, khí trệ huyết ứ.

Phật thủ

Bài 6: Lấy 1 lá sen to, 100g gạo tẻ, ít đường phèn. Cách chế biến: gạo tẻ vo sạch,  lá sen rửa sạch, sắc kỹ, bỏ bã, lấy nước. Cho 100g gạo vào nước lá sen, một ít đường phèn, nấu thành cháo. Ăn thường xuyên,  mỗi ngày 1 lần, mỗi liệu trình 10 ngày. Bài thuốc này hỗ trợ chủ trị chữa tăng huyết áp, nhiều mỡ trong máu, tốt với người bệnh mạch vành.

Theo Thạc sĩ Nguyễn Sơn/Sức khỏe và Đời sống

Tin liên quan

Giảm đau vai gáy tức thì chỉ bằng những nguyên liệu có sẵn trong nhà

Đau vai gáy là tình trạng phổ biến hiện nay, gây nhiều đau đớn cho người mắc phải. Tuy nhiên,...

Cách làm chanh đào ngâm mật ong giúp tăng cường sức đề kháng, trị bệnh đường hô hấp

Chanh đào ngâm mật ong là bài thuốc quý để tăng cường sức đề kháng, từ đó trị được các...

Những món ăn trị chứng mất ngủ, an thần hiệu quả

Mất ngủ thường do thời tiết, công việc bận rộn, lo nghĩ về công việc,... sinh ra chứ không phải...

5 món ăn điều trị viêm đường tiết niệu tại nhà hiệu quả

Viêm đường tiết niệu là bệnh lý khá phổ biến ở cả nam và nữ, đồng thời còn gây ảnh...

Cải xanh trị ho, tiêu đờm

Cải xanh còn gọi là cải bẹ xanh, cải canh. Cải canh là loại rau rất quen thuộc trong bữa...

Biện pháp điều trị huyết áp thấp bằng ăn uống

Uống nhiều nước, bổ sung chất điện giải, ăn nhiều muối,... là những cách đơn giản để cải thiện tình...

Liệu pháp thiên nhiên điều trị sỏi thận hiệu quả

Sỏi thận sẽ gây nhiều đau đớn cho người mắc bệnh. Tuy nhiên, nếu sỏi thận chỉ vừa mới hình...

Tin mới nhất

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình