Người bị huyết áp thấp có chỉ số huyết áp tâm thu dưới 90mmHg và huyết áp tâm trương dưới 60mmHg.
Một số biểu hiện thường gặp ở người huyết áp thấp gồm mệt mỏi, luôn muốn được nghỉ ngơi, chóng mặt, khó tập trung, dễ nổi nóng, cảm giác buồn nôn; thậm chí ngất xỉu. Bên cạnh đó, huyết áp giảm đột ngột cũng chính là một trong những nguyên nhân gây tai biến mạch máu não. Vì vậy, người bị huyết áp thấp nên thực hiện những biện pháp sau để cải thiện tình trạng bệnh hiệu quả.
Uống nhiều nước
Uống đủ nước không chỉ lợi tiểu, tốt cho thận mà còn giúp tăng thể tích máu, ngừa nguyên nhân tiềm tàng gây huyết áp thấp. Hơn nữa, người huyết áp thấp cũng nên tránh dùng các thuốc uống có cồn, chất kích thích; cồn là một trong những chất khiến cơ thể mất nước, huyết áp tăng.
Bổ sung các chất điện giải
Các chất điện giải giúp kiểm soát huyết áp hiệu quả. Những người mắc bệnh có thể bổ sung điện giải cho cơ thể bằng nước muối pha loãng, nước chanh,… Ngoài ra, bạn có thể thay thế nước lọc bằng các thức uống có chứa các nhóm chất điện giải như natri, kali.
Tăng thêm lượng muối
Những người bị huyết áp thấp có thể cân nhắc tăng thêm lượng muối ăn trong thực đơn hàng ngày để làm tăng huyết áp. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, người bình thường nên tiêu thụ tối đa 2 muỗng cà phê muối 1 ngày (tương đương 6-10g), và hàm lượng này có thể tăng lên 10-15g với những người bị hạ huyết áp. Tuy nhiên, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa để đưa ra hàm lượng phù hợp với độ tuổi cũng như thể trạng.
Chế độ ăn uống lành mạnh
Người bệnh nên hạn chế các loại thực phẩm giàu carbs như khoai tây, gạo, cháo, bánh mì,... và chú ý không bỏ qua bữa sáng. Bên cạnh đó, để ngăn ngừa huyết áp giảm đột ngột sau khi ăn thì nên chia bữa ăn thành nhiều lần trong ngày.
Trong bữa ăn hàng ngày, cần chú trọng bổ sung các thực phẩm có nhiều protein, vitamin C, B như . Hạn chế tiêu thụ các thực phẩm sẽ làm tăng huyết áp như cà phê, trà, nước sâm, bột tam thất, rau cần tây, hạt sen, long nhãn, bột tam thất, cà rốt, cà chua, cần tây, dưa hấu, tỏi, hạt hướng dương,…