Phụ Nữ Sức Khỏe

Điều gì xảy ra khi trẻ bị so sánh với “con nhà người ta”?

Nhiều bậc cha mẹ thường không nhìn nhận được điểm đặc biệt của con cái. Do đó, họ thường cho rằng "con nhà người ta" là một hình mẫu hoàn toàn lý tưởng, mặc định con mình phải chạy theo những khuôn mẫu ấy.

Chị Hà, mẹ của Lan luôn so sánh Lan với bạn Phương cùng lớp. Phương không chỉ có học lực xuất sắc mà còn ngoan ngoãn, chăm chỉ. Trong khi đó, Lan học lực kém lại lười biếng. Điều này khiến chị Lan luôn buồn phiền và lấy Phương so sánh với Lan.

Vì quá áp lực, một hôm Lan cãi lại mẹ mình:"Mẹ đừng so sánh con với bạn ấy được không? Mẹ đã bao giờ hiểu con? Con là gì của mẹ?”.

Thật ra, chị Hà là chân dung rất chân thực của rất nhiều bà mẹ ngoài đời, họ thường hạ thấp con mình bằng cách khen ngợi con của người khác, điều này khiến con cái tổn thương.

Muốn tạo động lực cho con theo cách so sánh

“Mong con thành rồng, con gái thành phượng” là mong ước của rất nhiều bậc cha mẹ. Trong mắt các bậc phụ huynh, con cái họ nên ngoan nhất, giỏi giang nhất, họ không thể chấp nhận việc con mình thực sự tầm thường.

Cha mẹ luôn mong con chăm chỉ và tiến bộ hơn nhưng lại không biết động viên con thế nào nên chỉ có thể lấy “con nhà người ta” so sánh để con có thể nhận ra những thiếu sót của chính mình.

Điều gì xảy ra với trẻ nếu liên tục bị so sánh với “con nhà người ta”?

Trẻ mất tự tin, nghĩ rằng mình kém cỏi

Bất kể một đứa trẻ làm gì, cha mẹ nói: "Con không thể", và khi đứa trẻ cố gắng chạy về phía trước, cha mẹ nói: "Dù con có chạy bao nhiêu, con vẫn kém hơn những người khác!”. Theo thời gian, đứa trẻ trở nên không muốn cố gắng, không sẵn sàng làm việc chăm chỉ, chứ đừng nói đến việc đưa ra bất kỳ quyết định nào, bởi vì đánh giá mà chúng nhận được lâu nay là “con không thể ”.

Khi cha mẹ phớt lờ những đặc điểm tính cách của con cái, không để ý đến sự cố gắng của con, chỉ mù quáng so sánh con với đứa trẻ khác thì tiềm năng của trẻ sẽ không được phát triển, trẻ sẽ nghĩ rằng mình thua kém người khác, mất tự tin, trở thành một kẻ tầm thường.

Trẻ có cảm giác không an toàn

Đối với trẻ em, so với đồ chơi, điểm số, chúng háo hức hơn với tình yêu thương, sự đồng hành và khẳng định của cha mẹ. Cha mẹ không chỉ là nguồn cung cấp vật chất của con cái, mà còn là nguồn cảm giác an toàn.

Khi cha mẹ có thói quen so sánh, trẻ sẽ không chỉ nghi ngờ năng lực bản thân mà còn nghi ngờ mối quan hệ cha mẹ - con cái, có cảm giác không được cha mẹ chấp nhận dẫn đến trẻ bị thu mình và tự kỷ. Điều này sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển các kỹ năng xã hội của trẻ trong tương lai.

Cha mẹ nên tập trung giao tiếp với trẻ nhiều hơn

Khi giao tiếp với con cái, một số cha mẹ thường không để ý tới suy nghĩ của con mình, họ thường hay nói những câu kiểu như “con còn nhỏ, biết gì mà nói”.

Chính những câu nói như vậy khiến cho trẻ ngày càng không muốn nói chuyện với cha mẹ mình. Nếu cha mẹ không để trẻ thể hiện được suy nghĩ, ý kiến của mình, chúng sẽ dần thu mình, ít nói, không chủ động giao tiếp với người khác và có xu hướng trở thành người hướng nội. Vì vậy, cha mẹ đừng đánh giá thấp ý kiến của con mình.

Quá trình dạy dỗ con cái không hề đơn giản, nếu giáo dục bằng những ngôn từ tiêu cực, lòng tự trọng của một đứa trẻ sẽ bị tổn thương nặng nề.

Khi lòng nhiệt thành của trẻ trong vấn đề nào đó chẳng hạn như việc học bị suy giảm, chúng sẽ dần mất hứng thú và động lực học, lúc đó không những điểm số tụt dốc mà tâm lý của trẻ cũng xuất hiện vấn đề.

Nếu muốn con cái tự giác học hành, thái độ sống tích cực, mấu chốt vấn đề chính là cha mẹ cần tin tưởng vào con mình. Hãy khen đứa trẻ mỗi ngày, so sánh con với chính chúng của ngày hôm qua, xem con có tiến bộ hơn mỗi ngày không?

Đừng bao giờ đem con người khác ra làm "gương" soi, phản chiếu cái mà con mình không có. Mỗi đứa trẻ đều có điểm mạnh, yếu khác nhau. Quan trọng nhất là bạn cần giúp con phát huy được khả năng của mình, hạn chế được nhược điểm.

Trẻ con như tờ giấy trắng, tô vẽ thế nào, mảng đen, mảng tối, hay mảng sáng, tươi vui, vui vẻ hay buồn chán... phần lớn đều là do người lớn. Hãy tô vẽ những nét màu tươi sáng, vui vẻ, động viên, khích lệ... để trẻ được sống trọn với tuổi thơ của mình.

Theo T.Linh/Gia đình Việt Nam

Tin liên quan

7 quy tắc không thể bỏ qua khi dạy con thành người ưu tú

Lớn lên trong một gia đình có quy tắc và tình yêu thương là điều may mắn cả đời của...

Tại sao nên che mặt con khi đăng ảnh lên mạng xã hội?

Hiện nay, ngày càng nhiều bậc cha mẹ, bao gồm cả những người nổi tiếng luôn làm mờ hoặc che...

Mùa hè cảnh giác với chốc lở ngoài da ở trẻ em

Mùa hè cảnh giác với chốc lở ngoài da ở trẻ em.

Nắng nóng, nhà có trẻ em cần lưu ý 3 điều nay để không lo ốm vặt

Thời tiết nắng nóng, nhiệt độ môi trường tăng cao là nguyên nhân khiến cơ thể trẻ dễ bị mất...

Bạn biết gì về hội chứng hoang tưởng tuổi dậy thì?

Hội chứng hoang tưởng tuổi dậy thì là gì, có nguy hiểm không và có thể ảnh hưởng như thế...

Lợi ích kỳ diệu của hạt sen đối với phụ nữ mang thai

Hạt sen có giá trị dinh dưỡng cao, chứa ít calo, rất tốt cho mẹ bầu và sự phát triển...

Tại sao nói “Nuôi con gái không dạy hại 3 đời”?

Nuôi con trai mà không dạy bảo, sau này cả gia đình sẽ bị nhấn xuống vũng bùn, điều này...

Tin mới nhất

Vì một hành động vô ý này của vợ bầu, chồng khổ sở không dám mơ tưởng ngoại tình

1 giờ trước

Kết quả ADN của cháu trai trùng huyết nhưng con trai không phải cha đứa trẻ, mẹ chồng sốc ngất...

1 giờ trước

Nghĩ chồng có quỹ đen, tôi bòn rút tạo tiền riêng, đến ngày anh mất phát hiện sự thật mới...

1 giờ trước

Tưởng đi du lịch cùng mẹ chồng sẽ gắn kết thêm tình cảm, tôi không ngờ lại chuốc lấy khổ...

9 giờ trước

Hôn nhân đứng trên bờ vực thẳm khi tôi vô tình để chồng nhìn thấy cuốn sổ đỏ

9 giờ trước

Khách sạn mới mở của mình đón 1 vị khách quen nhưng lại khiến tôi mất ăn mất ngủ

9 giờ trước

Tôi từng ngưỡng mộ chồng vô cùng nhưng sau lần đi họp mặt bạn cũ, tôi chỉ còn nỗi hoang...

9 giờ trước

Bố mẹ chia tài sản thiếu công bằng nhưng lại bắt vợ chồng tôi phải chăm sóc chu đáo

10 giờ trước

Nhìn đống thuốc bổ đặt trên bàn, tôi ngao ngán thở dài còn chồng vò đầu bứt tóc trong khổ...

10 giờ trước

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình