Dưới đây là những loại thực phẩm bạn nên cho bé ăn để đảm bảo dinh dưỡng. Chúng không gây nghiêm trọng thêm các triệu chứng, được các chuyên gia dinh dưỡng và y tế khuyên dùng:
Cháo loãng hoặc các loại súp
Bé cần tinh bột ngay cả khi bị tay chân miệng. Cơm bình thường có thể gây đau đớn cho bé khi nhai nuốt, hãy cho trẻ ăn cháo – súp loãng để thay thế bữa ăn hàng ngày nhưng vẫn đảm bảo đầy đủ dinh dưỡng cho con.
Súp có thể nấu kết hợp với các loại thịt, tránh cá và đồ ăn có vị tanh. Nên sử dụng củ quả thay cho rau. Bí đỏ, đậu đỗ, khoai tây để cung cấp thêm nhiều chất dinh dưỡng hơn trong bữa ăn, tránh để cho trẻ bị thiếu chất trong thời gian này.
Sữa chua không đường kết hợp với mật ong
Đối với trẻ hơn 1 tuổi nhiễm tay chân miệng đã có thể hấp thụ được mật ong thì đây là loại thực phẩm vô cùng có lợi cho sức đề kháng. Vì trong mật ong có chứa kháng sinh tự nhiên, có thể giúp những nốt phỏng rộp, lở loét trên tay, chân, mông và miệng bé được chữa lành nhanh chóng.
Sữa chua không đường lại là nguồn lợi khuẩn dồi dào, hỗ trợ đề kháng của bé đánh bại được virus. Hơn nữa, trong sữa chua còn chứa rất nhiều chất dinh dưỡng khác như protein, canxi, folate, kali và các vitamin cần thiết. Từ đó sẽ cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho bé.
Kết hợp sữa chua, mật ong và một số loại hoa quả như mít, dâu hay đu đủ bé sẽ có một bữa chiều vừa mát vừa bổ dưỡng lại kháng được bệnh tật. Đối với trẻ dưới 1 tuổi bạn không nên dùng cách này vì trẻ chưa thể hấp thụ được mật ong, sử dụng có thể làm ảnh hưởng thêm đến trẻ.
Đu đủ chín
Đu đủ có vị ngọt, ăn vào cho cảm giác mềm mát. Nó sẽ không ma sát lên các vết loét trong khoang miệng mà còn làm dịu chúng. Trong đu đủ bao gồm rất nhiều vitamin có tác dụng tăng cường hệ thống miễn dịch cho cơ thể của bé, giúp việc điều trị tay chân miệng trở nên dễ dàng hơn. Không những vậy, cho trẻ ăn đu đủ chín còn giúp hỗ trợ đường tiêu hóa của trẻ tốt hơn, ngăn ngừa bệnh táo bón hiệu quả.