Phụ Nữ Sức Khỏe

Đi ngủ trong khoảng từ 10 đến 11 giờ đêm có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim

Nếu đi ngủ trước 10 giờ tối hoặc sau 11 giờ đêm, bạn sẽ khiến bản thân tăng nguy cơ phát triển các bệnh về tim mạch.

Khẳng định trên được chứng minh bởi một nghiên cứu kéo dài trong 11 năm với hơn 88.000 người tham gia được thống kê thời gian đi ngủ hàng ngày trong suốt cả tuần. Chu trình ngủ của họ được báo cáo lại thông qua một thiết bị theo dõi giấc ngủ gắn trên cổ tay.

Sau 5 năm, 3.172 người tham gia đã phát triển một số bệnh về tim mạch bao gồm đau tim, đột quỵ, nhồi máu cơ tim và suy tim. Những người đi ngủ trong khoảng thời gian từ 10:00 đến 10:59 tối ít có khả năng mắc các bệnh về tim nhất, từ đó dẫn đến kết luận đây là khung giờ an toàn nhất để đi ngủ.

Kết quả nghiên cứu cho thấy những người đi ngủ trước 10:00 tối trong tương lai có nguy cơ mắc các bệnh tim tăng đến 24%. Mặt khác, những người đi ngủ sau 12h00 sáng có phần trăm nguy cơ tăng 25%. Tuy nhiên, những người ngủ trong khoảng thời gian từ 11 giờ đến 11 giờ 59 phút tối, có nguy cơ mắc bệnh chỉ hơn 12%.

David Plans, một trong những nhà nghiên cứu đến từ Đại học Exeter, đã giải thích rằng: "Nghiên cứu của chúng tôi đã chỉ ra rằng thời gian thích hợp nhất để đi ngủ là một thời điểm cụ thể trong chu kỳ 24 giờ của cơ thể và sự sai lệch khung giờ đó có thể gây ra nhiều bất lợi cho sức khỏe. Thời điểm đi ngủ mang nhiều rủi ro nhất là sau nửa đêm, khả năng cao đó là vì nó khiến con người không thể chào đón ánh sáng mặt trời buổi sớm, có tác dụng tái tạo đồng hồ sinh học cơ thể."

Khi phân tích các dữ liệu dựa trên giới tính, phụ nữ là đối tượng bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi sự ảnh hưởng của chu kỳ giấc ngủ đối với nguy cơ mắc bệnh tim. Trong khi đó ở nam giới, sự khác biệt là không đáng kể đối với những người đi ngủ trước 10:00 tối.

Nguyên nhân có thể là bởi hệ thống nội tiết tố của nam giới và phụ nữ hoạt động theo cách khác nhau, bao gồm cả cách mà nó phản ứng với những thay đổi trong đồng hồ sinh học của cơ thể.

Nghiên cứu trên đã kết luận bằng cách nêu rõ: "Mặc dù các phát hiện không cho thấy có mối quan hệ nhân quả giữa các yếu tố, nhưng thời gian ngủ đã xuất hiện như một yếu tố gây nguy cơ tiềm ẩn cho sức khỏe tim mạch - không tính đến các yếu tố nguy cơ khác và đặc điểm của giấc ngủ. Nếu những phát hiện của chúng tôi được xác nhận trong nhiều nghiên cứu tới đây, thì việc thiết lập thời gian đi ngủ cùng những thói quen ngủ tốt sẽ trở thành mục tiêu y tế công cộng có kinh phí thấp có tác dụng giúp con người giảm nguy cơ mắc nhiều loại bệnh tim."

Quyên Trần (Dịch theo Indiatimes)

Tin liên quan

Cảnh báo: Nguyên nhân gây béo phì không chỉ bởi ăn quá nhiều mà là do tiêu thụ các thực...

Tất cả chúng ta đều biết đến một quan điểm phổ biến chung rằng ăn quá nhiều khả năng cao...

Không chỉ khiến cơ thể tăng cân mất kiểm soát, ngủ không đủ giấc còn có thể dẫn đến ảo...

Theo một bài nghiên cứu, một người Mỹ trung bình cho biết họ thường cảm thấy buồn ngủ khoảng 3...

Mồ hôi không phải là nguyên nhân chính gây ra mùi cơ thể, 7 mùi lại này còn tiết lộ...

Khi cơ thể tỏa ra một mùi hương mà có thể khiến người khác cảm thấy khó chịu, ta gọi...

Bạn đã biết rằng bản thân và gia đình cần tiêm những loại vắc xin cần thiết nào chưa? (Phần...

Người xưa có câu “phòng bệnh hơn chữa bệnh”. Việc tiêm ngừa các loại vắc xin cần thiết sẽ giúp...

Nghiên cứu cho biết nguy cơ tử vong do COVID-19 sẽ thấp hơn nhiều đối với việc tiêm chủng đầy...

Điều này dựa trên dữ liệu từ Văn phòng Thống kê Quốc gia của Vương quốc Anh, dựa trên hồ...

Đi chơi ngoài đồng cỏ vào mùa xuân thì tốt nhưng hãy cẩn thận để tránh bị bệnh

Khi mùa Xuân đến sẽ có rất nhiều người tham gia hoạt động vui chơi ngoài trời hãy cẩn thật...

Chức năng phổi suy giảm khi lượng mỡ trong cơ thể tăng lên

Khi lượng mỡ trong cơ thể tăng lên và khối lượng cơ giảm đi, chức năng của phổi cũng giảm...

Tin mới nhất

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình