Phụ Nữ Sức Khỏe

Bạn đã biết rằng bản thân và gia đình cần tiêm những loại vắc xin cần thiết nào chưa? (Phần 1)

Người xưa có câu “phòng bệnh hơn chữa bệnh”. Việc tiêm ngừa các loại vắc xin cần thiết sẽ giúp bạn có được một sức khỏe lâu dài tốt nhất.

 1. Vắc xin GC Flu - Vắc xin cúm bất hoạt Influenza

Vắc xin này có tác dụng bảo vệ cơ thể và ngăn ngừa các bệnh cúm. Nguy cơ mắc bệnh cúm của bạn sẽ giảm đi khoảng một nửa nếu bạn tiêm phòng. Nếu bạn vẫn tiếp tục tái phát sau khi đã tiêm vắc xin, thì có khả năng bệnh sẽ diễn ra trong thời gian ngắn hơn và ít nghiêm trọng hơn.

Tất cả mọi người, từ già, trẻ, trung niên đều nên tiêm phòng cúm, đặc biệt là phụ nữ mang thai, những người có vấn đề về sức khỏe mãn tính và những người trên 65 tuổi.

Nếu bạn bị dị ứng nghiêm trọng, đe dọa đến tính mạng với vắc-xin cúm, hoặc bị dị ứng với trứng, hoặc đã mắc hội chứng Guillain-Barre (hội chứng hệ miễn dịch tấn công thần kinh ngoại biên, gây ngứa ran, suy nhược và mất khả năng vận động ở cơ bắp) thì bạn nên liên hệ và nhận sự tư vấn từ bác sĩ.

Bạn nên tiêm phòng hàng năm vì mỗi lần tiêm chỉ kéo dài hiệu quả trong một mùa cúm và virus đều biến đổi sau mỗi mùa. Vì vậy, tiêm phòng năm nay có thể sẽ không hiệu quả cho năm tới.

2. Vắc xin Tdap - Vắc xin bạch hầu, uốn ván và ho gà

Tdap là viết tắt của vắc xin bạch hầu (D), vắc xin uốn ván (T) và vắc xin ho gà (P) vô bào (a). Cả ba đều có thể gây bệnh nghiêm trọng hoặc tử vong. Các trường hợp uốn ván và bạch hầu đã giảm 99% kể từ khi vắc-xin này được sử dụng. Số ca ho gà đã giảm 80%.

Vắc xin này áp dụng cho tất cả mọi người, trẻ em từ 2 tháng tuổi trở lên và tiêm nhắc lại trong suốt cuộc đời. Đây cũng là một biện pháp bảo vệ cho những người dễ bị bệnh, những người có hệ thống miễn dịch bị tổn hại. Nếu bạn đang mang thai, bạn cũng nên tiêm vắc xin này vì nó giúp bảo vệ con của bạn trong thời gian ngắn hạn chống lại bệnh ho gà.

Nếu bạn đã từng bị co giật hoặc phản ứng dị ứng với Tdap, bạn nên tránh tiêm vacxin này và xin chỉ dẫn từ bác sĩ.

Nếu đang mang thai, bạn nên tiêm ngừa trong khoảng từ tuần thứ 27 đến tuần thứ 36. Mọi người nên tiêm nhắc lại bệnh uốn ván và bạch hầu sau mỗi 10 năm, hoặc bất kỳ lúc nào bạn tiếp xúc với bệnh uốn ván. Nếu bạn làm việc cùng hoặc gần trẻ sơ sinh, hãy nhớ tiêm vắc xin Tdap ít nhất hai tuần trước khi tiếp xúc với các em.

3. Vắc xin viêm gan A, viêm gan B

Vi rút viêm gan A và viêm gan B là hai loại vi rút lây nhiễm sang gan của bạn. Khoảng 2.000 đến 3.000 người mắc bệnh viêm gan A mỗi năm và số người mắc bệnh viêm gan B cũng xấp xỉ con số trên. Thuốc chủng này sẽ bảo vệ người lớn trong ít nhất 25 năm.

Bất kỳ ai cũng có thể mắc bệnh viêm gan A hoặc B, nhưng bạn sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao nhất nếu:

- Du lịch nước ngoài

- Nam giới quan hệ tình dục với những người cùng giới

- Sử dụng ma túy bất hợp pháp

- Bị rối loạn đông máu, máu khó đông

- Tiếp xúc thường xuyên, gần gũi với người bị viêm gan A

- Bị bệnh gan mãn tính

Nếu bạn cảm thấy mình bị dị ứng với bất kỳ thành phần nào trong vắc xin viêm gan A hoặc B, hãy nhờ sự tư vấn của bác sĩ. Nếu bạn bị ốm khi sắp tiêm một trong hai mũi, hãy dời lịch tiêm đến khi bạn khỏe lại. Nếu bạn đang mang thai, hãy hỏi bác sĩ trước khi tiêm phòng viêm gan A.

Vắc xin viêm gan A có hai liều, cách nhau 6 tháng. Tiêm ngừa viêm gan B có ba mũi. Ngoài ra còn có một loại vắc-xin kết hợp bảo vệ chống lại bệnh viêm gan A và B.

4. Vắc xin HPV ngừa ung thư cổ tử cung

Đây là vắc xin phòng bệnh do papillomavirus ở người (human papillomavirus). Virus này có thể gây nhiễm trùng dẫn đến ung thư cổ tử cung, âm hộ và âm đạo ở phụ nữ và ung thư dương vật ở nam giới. Nó cũng có thể gây ra các bệnh như ung thư hậu môn, ung thư vòm họng và mụn cóc sinh dục.

Thuốc chủng ngừa HPV được khuyến cáo cho trẻ em trai và trẻ em gái ở độ tuổi 11 hoặc 12 để chúng được bảo vệ trước khi tiếp xúc với vi-rút. Với nữ giới, bạn nên tiêm vắc xin này trước 26 tuổi và nam giới nên tiêm trước 21 tuổi. Những người đàn ông có quan hệ tình dục với người cùng giới có thể tiêm vắc xin này trước 26 tuổi.

Những người bị dị ứng với thành phần trong vắc xin hoặc phụ nữ đang mang thai không nên tiêm vắc xin này.

Vắc xin HPV có ba liều. Bác sĩ sẽ tiêm cho bạn mũi thứ hai sau mũi thứ nhất một hoặc hai tháng. Bạn sẽ được tiêm liều thứ ba 6 tháng sau. Tùy vào độ tuổi của từng cá nhân mà bạn sẽ có lịch tiêm khác nhau.

Ngọc Minh (Dịch theo WebMD)

Tin liên quan

Tiêm vắc xin không làm giảm khả năng sinh sản ở nam giới hay phụ nữ mà nhiễm Covid-19 mới...

Một nghiên cứu mới do Viện Y tế quốc gia Mỹ bảo trợ đã bổ sung bằng chứng cho thấy...

F0 uống nước dừa cực tốt cho việc phục hồi, đào thải nhanh virus: Nhưng nếu thuộc 6 nhóm người...

Nước dừa là thức uống lý tưởng đối với bệnh nhân nhiễm COVID-19, tuy nhiên không phù hợp với người...

Thời điểm dù ‘ham muốn’ đến mấy bạn cũng không nên quan hệ vì rất dễ bị nhiễm virus HPV

Thời điểm này cơ thể người phụ nữ vô cùng yếu ớt vì thế rất dễ bị nhiễm bệnh, muốn...

Người đàn ông 35 tuổi đột nhiên ngứa họng dữ dội, không ngờ mắc ung thư vòm họng do virus...

Rất nhiều người cho rằng virus HPV chỉ tấn công và gây bệnh cho phụ nữ. Đây quả là 1...

Không muốn nhiễm virus HPV, chị em tuyệt đối đừng làm 3 việc khi quan hệ tình dục

Theo WHO, có gần 80% phụ nữ nhiễm HPV 1 lần trong đời, ngay cả khi chỉ quan hệ tình...

Nhiễm virus HPV sau 3 tháng quan hệ với bạn trai, cảnh báo những kiểu đàn ông phụ nữ cần...

Nếu không muốn cơ thể gặp vấn đề phụ nữ cần phải tránh xa những kiểu đàn ông sau đây,...

Bác sĩ chỉ ra 9 sơ hở khiến người ở nhà vẫn nhiễm nCoV: Virus tinh vi, cẩn thận vẫn...

Rất nhiều người có chung thắc mắc vì sao họ chỉ ở nhà, giữ gìn rất cẩn thận mà vẫn...

Tin mới nhất

Trước khi công khai con gái, Bảo Anh từng bị soi rõ 3 'vết tích' trên vòng 2 'tố cáo'...

6 giờ trước

HKT hội ngộ đầy đủ sau nghi vấn cạch mặt, gây sốt khi tái hiện lại bức ảnh 'huyền thoại'...

6 giờ trước

Quang Lê và Hà Thanh Xuân như cặp đôi mới cưới đi tuần trăng mật, vua cá Koi có động...

6 giờ trước

Ngọc Trinh và Vũ Khắc Tiệp chính thức 'nghỉ chơi': Tình bạn gần 2 thập kỷ đã 'toang', nguyên do...

6 giờ trước

Lâm Tâm Như diện mốt giấu quần ở tuổi U50, nhan sắc ra sao mà 'gây bão' cõi mạng?

6 giờ trước

Anh ruột tài năng, ít người biết của Bằng Kiều đau đớn vì căn bệnh nhiều người Việt mắc phải,...

6 giờ trước

Sai lầm khi sử dụng điều hòa khiến bệnh hô hấp mãi gia tăng, nhất là điều số 3 cần...

6 giờ trước

Uống bao nhiêu rượu có thể gây hại cho gan?

6 giờ trước

Ngừa bệnh thường gặp do nắng nóng

6 giờ trước

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình