Trong cuộc sống, chúng ta không chỉ giải quyết vấn đề về trí thông mình (IQ) mà còn phải quản lý cảm xúc bản thân (EQ), cũng như với những người xung quanh khi có sự tương tác hai chiều về cách giải quyết vấn đề. Những bài học này là cần được luyện tập khi trẻ còn nhỏ.
Giáo sư Wilcox, Đại học Harvard (Mỹ), từng chia sẻ: Năng lực quản lý cảm xúc là khả năng hiểu sự ảnh hưởng của trẻ lên trẻ khác và có năng lực quản lý cảm xúc bản thân dù tích cực hay tiêu cực. Điều này quyết định 90% động lực để đưa trẻ lên nấc thang cao hơn của hạnh phúc, sự nghiệp và thành công. Đây cũng là sự khác biệt cơ bản giữa 2 đứa trẻ có cùng IQ và kỹ năng chuyên môn.
Nói một cách dễ hiểu, năng lực quản lý cảm xúc sẽ quyết định tổng thể một con người, giống như phần chìm sẽ quyết định được thể tích thực của tảng băng trôi.
Năng lực quản lý cảm xúc không tự sinh ra mà do được dạy dỗ tốt
Bên cạnh việc học kiến thức, trẻ cần phải được dạy làm sao tương tác và giao tiếp tốt với các trẻ khác. Khi được dạy tốt điều này, trẻ sẽ có cách nhìn vấn đề toàn diện hơn và hành vi ứng xử sẽ khôn ngoan hơn.
Tiến sĩ Lisa Firestone, Giám đốc Viện nghiên cứu và giáo dục Glendon, đã cho biết: “Điều chỉnh cảm xúc tốt có thể giúp chúng ta tiên đoán được 54% sự thành công của một đứa trẻ trong các mối quan hệ, tính hiệu quả của công việc, giữ gìn sức khỏe và đòi hỏi cho chất lượng cuộc sống khi chúng trưởng thành”.
Nghiên cứu của Tiến sĩ Lisa cũng cho biết thêm những trẻ được rèn luyện cảm xúc tốt có điểm số tốt tại trường và biết lựa chọn tốt hơn trong các hoạt động.
Chúng ta nên hiểu rằng não bộ trẻ trước 5 tuổi phát triển với tốc độ rất nhanh, gần 85-90% cấu trúc não bộ đã được hoàn thiện trước 5 tuổi.
Tuy nhiên, không chỉ nằm ở bao nhiêu tế bào thần kinh được tạo ra, mà làm cách nào các tế bào thần kinh học cách tạo một mạng lưới vững chắc và dày đặc. Chính sự tạo mạng lưới này sẽ làm một đứa trẻ trở nên toàn diện về mặt trí tuệ và cảm xúc.
Khi nào bắt đầu nuôi dưỡng cảm xúc cho trẻ?
Theo Tiến sĩ Pam Schiller, từ 14 tháng tuổi trẻ có thể chính thức học điều chỉnh cảm xúc thông qua giao tiếp với cha mẹ và những người chăm sóc bé.
Cảm xúc của trẻ sẽ phát triển thành chuỗi với cảm xúc 1, rồi đến cảm xúc 2 và nhiều hơn, tùy vào năng lượng trẻ đặt vào nó. Thông thường cảm xúc đầu tiên là cảm xúc trẻ thực sự trải nghiệm nhưng trẻ không nhận ra cảm xúc thực của mình vì có quá nhiều cảm xúc đan xen.
Một cách dễ dàng quản lý là ngắt năng lượng nó từ khi nó bắt đầu và cũng giúp trẻ nhận ra cảm xúc của mình. La mắng hay đánh phạt là cách làm tăng năng lượng và làm nó dễ sang cảm xúc thứ 2.
Hơn nữa, dụ dỗ hay hứa hẹn chỉ là cách làm năng lượng này kéo dài và không thể kiểm soát. Sự đưa ra quyết định và kiên định là để ngắt cầu dao nguồn năng lượng và giữ trẻ ở 1 cảm xúc. Sau đó, giải thích hoặc đưa ra luật lệ (thường dành cho bé 3-5 tuổi) là cần thiết để trẻ hiểu về cảm xúc thực mình trải nghiệm.
Khi trẻ bắt đầu từ 2 tuổi, trẻ dần đưa bản thân vào quyết định. Cảm xúc của trẻ có thể sinh ra từ bản thân hơn là từ quyết định hay cách ứng xử của bạn. Đây là cơ hội để bạn giúp trẻ khai thác bản thân thông qua một vài câu điều tiết tình huống như:
Tình huống: Trẻ tức lăn khóc khi mẹ mặc đồ cho bé. Bạn nói: "Được rồi, bây giờ con có thể làm lại, mẹ đợi con!".
Tình huống: Trẻ không muốn mẹ đút ăn, mà giành lấy đồ ăn. Bạn nói: "Mẹ sẽ cho con 1 cái muỗng, mẹ có 1 cái khác, con ăn của mẹ rồi của con nhé".
Trong giai đoạn từ 3-6 tuổi, trẻ học cảm xúc từ những sinh hoạt hằng ngày từ chính cha mẹ và bạn bè. Bạn cần cho trẻ biết bạn giỏi như thế nào khi kiềm chế bản thân mình. Đừng thường xuyên la mắng ai, đừng mang bực tức ở đâu về nhà và hơn hết khi bực bội, đừng nên nói chuyện với trẻ.
Tận dụng thời gian nghỉ hè cho trẻ đến vài nơi có cả cảm xúc âm và dương. Cảm xúc dương là cảm xúc của những người yêu thương trẻ như cha mẹ, người quen biết. Nhưng cảm xúc âm là đứa trẻ khác hoặc người không quen biết.
Trẻ con cần cả hai để hiểu rằng: Cuộc sống là pha trộn, không thể quay cuồng mãi, chỉ có thể kiểm soát. Bạn đừng quá lo lắng, trẻ con học giao tiếp xã hội rất nhanh. Trải nghiệm này sẽ cho trẻ lớn hơn.
Cuối cùng, ngừng so sánh trẻ với trẻ khác, cũng đừng gắn mác là trẻ "hư", "trẻ cá tính", "trẻ lì lợm". Khi bạn gắn mác là bạn đang gieo vào trẻ cảm xúc tự hào hoặc cảm xúc bị chê bai hoặc cảm xúc nào đó.
Trẻ lớn lên với cảm xúc của người khác, sống vì cảm xúc đó sẽ không thể thoát ra được để hiểu cảm xúc thực bản thân.
Có ai đó nói bạn là kẻ thất bại. Bạn thích cảm xúc đó không? Cũng đừng quá tự mãn khi ai đó nói bạn "là kẻ thành công đáng nể phục". Tất cả những điều đó chỉ làm bạn đi lạc hướng khi làm việc gì đó. Quan trọng hơn bạn biết bạn là ai? Và đang làm gì?
Bác sĩ Nguyễn Hoàng Anh
Bệnh viện Hoàng gia Wocester (Vương quốc Anh)