Dấu hiệu nhận biết trẻ hiếu động
Tính cách hiếu động được bộc lộ từ khi trẻ biết đi.
Trẻ hiếu động thường chỉ thích chơi ở những nơi quen thuộc.
Trẻ hiếu động nếu thích gì sẽ rất tập trung.
Trẻ hiếu động không bị kích thích bởi âm thanh hay những tiếng ồn.
Trẻ hiếu động phát triển trí tuệ bình thường dù vẫn nghịch.
Trẻ hiếu động nghịch nhiều vẫn ngủ ngon.
Chỉ trong tích tắc trẻ đã có thể từ dưới sàn leo lên ghế, rồi từ trên tụt xuống một cách bất ngờ chỉ để đuổi theo quả bóng… nên bé thường bị té u đầu, sưng trán.
Cách chăm sóc trẻ hiếu động
- Dạy trẻ đúng phương pháp: đặc biệt khi trẻ có các dấu hiệu phạm lỗi thì phải biết phạt và khuyên nhủ đúng cách. Tránh áp dụng các biện pháp đánh đập và chửi mắng, nhục mạ trẻ mà nên cư xử dịu dàng.
- Không so sánh trẻ với các bạn khác và tỏ ra chê trách bé. Thay vào đó không quên khen trẻ khi trẻ là công việc có ích.
- Không nên so sánh con với những trẻ khác cùng tuổi với ý chê trách, thất vọng. Do đã rơi vào tình trạng đặc biệt nên những gì mà trẻ trông chờ là sự thương yêu của cha mẹ. Đối với những trẻ này, tình yêu của cha mẹ chính là sự sống còn.
- Rèn luyện cho bé thói quen tập trung. Lựa chọn cho trẻ những món đồ chơi yêu cầu khả năng quan sát, khám phá, tập trung tư duy, suy nghĩ trước khi chơi.
- Dạy trẻ cách phân tích hành động, từ nguyên nhân đến kết quả, đánh giá điểm tốt và điểm xấu trước khi có ý định làm việc.
- Luôn giám sát trẻ khi vui chơi để điều chỉnh tâm lý và tránh các hậu quả đáng tiếc.