Phụ Nữ Sức Khỏe

Dấu hiệu cảnh báo thiếu máu ở trẻ

Trẻ bị thiếu máu rất khó nhận biết vì bệnh không gây ra một triệu chứng nào. Tuy nhiên, bệnh vẫn có các dấu hiệu thấy được như: da xanh xao, lòng bàn tay nhợt, khó ngủ, khó tập trung, chơi đùa mau mệt hơn những trẻ khác.

Nguyên nhân gây thiếu máu ở trẻ nhỏ

– Sự bất thường trong huyết cầu tố

– Thiếu dinh dưỡng thích hợp

– Biến dạng trong tủy xương


Dấu hiệu của thiếu máu ở trẻ

Thông thường trẻ bị thiếu sắt không có bất kỳ dấu hiệu và triệu chứng nào do lượng sắt dự trữ trong cơ thể sụt giảm chậm. Khi bệnh đã chuyển sang thiếu máu, bạn có thể nhận thấy những dấu hiệu dưới đây:

– Trẻ trở nên suy yếu, kém hoạt bát, mệt mỏi hay quấy khóc, dễ cáu kỉnh.

– Vẻ ngoài trẻ cũng thay đổi: nước da xanh và niêm mạc nhợt nhạt.

– Ngoài ra trẻ còn trở nên biếng ăn, bị chóng mặt hay cảm thấy có đốm sáng trước mặt.


– Nhịp tim nhanh cũng là một triệu chứng của thiếu máu, bởi vì thiếu máu là thiếu hồng cầu chuyên chở oxy, gây ra thiếu oxy đến các cơ quan.

Hậu quả của thiếu máu:

– Thiếu máu do thiết sắt nếu nặng sẽ làm trẻ chậm phát triển thể chất và khả năng vận động (chậm biết ngồi, đứng, đi), tóc thưa dễ gãy, dễ rụng, móng tay, móng chân biến dạng, gan lách to

– Trẻ còn bị giảm sức đề kháng, dễ mắc các bệnh nhiễm trùng nhưng quan trọng nhất là làm giảm chỉ số thông minh, giảm khả năng tư duy, sáng tạo,kết quảhọc tập kém.

Điều trị thiếu máu cho trẻ

Điều trị thiếu máu phụ thuộc vào nguyên nhân. Ở trẻ em, nguyên nhân thiếu máu thường gặp nhất là do thiếu sắt trong chế độ ăn. Vì vậy, cần cho trẻ chế độ ăn giàu sắt như: thịt, trứng, các loại đậu, rau xanh.

Một số trẻ cần phải bổ sung thuốc sắt để giúp cơ thể tạo máu nhiều hơn.

Một số trường hợp khác, bác sĩ nhận thấy có những nguyên nhân đặc biệt và cần thiết phải làm xét nghiệm kiểm tra trước khi điều trị. Dù nguyên nhân là gì đi nữa, trẻ thiếu máu nặng cần phải được truyền máu.

Trẻ bị thiếu máu có thể dễ dàng lấy lại sức khỏe nếu điều trị đúng. Khi hồng cầu được tạo ra nhiều, oxy sẽ chuyển đến mô đầy đủ, cơ thể sẽ khỏe mạnh trở lại.

Theo Thu Thủy/Khỏe và đẹp

Tin liên quan

Những thứ ít ai ngờ đến cực kỳ nguy hiểm cho trẻ nhỏ

Có những thứ rất phổ biến nhưng thực tế lại gây nguy hại cho con. Cha mẹ nên cập nhật...

Những lưu ý khi chăm sóc da bị chàm sữa ở trẻ nhỏ

Chàm sữa là vấn đề thường gặp ở trẻ nhỏ. Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này là do môi...

Nguyên nhân chảy máu cam ở trẻ nhỏ và cách xử trí

Chảy máu cam là hiện tượng phổ biến, thường xảy ra vào buổi sáng, xuất hiện nhiều nhất ở trẻ...

Cách sử dụng kem chống nắng an toàn cho trẻ nhỏ

Không chỉ làn da người lớn mà cả trẻ nhỏ cũng cần được bảo vệ bằng kem chống nắng.

Bại não ở trẻ nhỏ và những điều cần biết

Ở Việt Nam có 1.000 trẻ sinh ra thì có 1,8 bé bị bại não, tương đương các nước phát...

Cách phòng chống bệnh suy dinh dưỡng cho trẻ nhỏ

Bệnh suy dinh dưỡng ở trẻ nhỏ là vấn đề thiếu hụt các chất dinh dưỡng cần thiết trong cơ...

Dấu hiệu nhận biết bệnh viêm giác mạc ở trẻ nhỏ, cha mẹ không nên chủ quan

Viêm giác mạc là một bệnh đang bùng phát gần đây ở trẻ em. Dưới đây là nguyên nhân, dấu...

Tin mới nhất

8 bí quyết để duy trì thói quen chăm sóc da để chị em luôn xinh đẹp cả ngày ngay...

13 giờ trước

Top 5 mẹo đơn giản để chăm sóc mái tóc mỏng!

13 giờ trước

4 sai lầm mỗi khi gội đầu để tránh rụng tóc thường xuyên

13 giờ trước

Cuộc sống hiện tại của nữ diễn viên Dương Cẩm Lynh sau biến cố nợ nần

13 giờ trước

Sao nữ tiên phong cho dàn mỹ nhân VTV thế hệ mới lên xe hoa trong năm 2024, được chồng...

13 giờ trước

Bảo Anh khoe con gái cực yêu, ngày càng lém lỉnh khiến CĐM 'mê xỉu': Mới 17 tháng đã được...

13 giờ trước

Điều gì xảy ra khi đội mũ vào mùa đông?

1 ngày 3 giờ trước

Người Nhật ăn gì để giảm gãy xương?

1 ngày 3 giờ trước

Khảo sát 36.000 người trên 40 tuổi phát hiện: Đây thời gian đi bộ mỗi ngày để tăng thêm 11...

1 ngày 3 giờ trước

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình