Phụ Nữ Sức Khỏe

Đang bầu 7 tháng tự dưng bụng nhỏ lại, thai phụ đỏ mặt khi nghe bác sĩ giải thích nguyên nhân

Sáng sớm ngủ dậy mẹ bầu thấy bụng mình nhỏ hơn rất nhiều so với tối hôm trước nên đã vội vã đi khám và nguyên nhân thật sự khiến mẹ trẻ 9X đỏ mặt.

Nhiều chị em phụ nữ khi mang thai thường có thói quen xoa bụng, đây là cách giao tiếp giữa mẹ và thai nhi. Chính vì thế, mỗi tối trước khi đi ngủ, Lộ Khiết (29 tuổi, sống ở Phúc Châu, Trung Quốc) đều xoa xoa bụng bầu 7 tháng của mình để theo dõi con lớn mỗi ngày.

Nhưng trong một sáng thức dậy, thai phụ đã phát hiện bụng mình có gì không ổn khi. Lộ Khiết thấy rõ ràng tối hôm qua bụng vẫn còn to tròn mà sáng nay ngủ dậy đã thấy nhỏ đi trông thấy.

Vì quá lo lắng nên 2 vợ chồng đi khám thai xem thế nào? Tại đây bác sĩ thông báo sức khỏe của mẹ và em bé đều bình thường. Nhưng mẹ bầu vẫn không an tâm và muốn bác sĩ kiểm tra lại.

Lộ Khiết thấy rõ ràng tối hôm qua bụng vẫn còn to tròn mà sáng nay ngủ dậy đã thấy nhỏ đi trông thấy. Ảnh minh họa: Internet

Lúc này bác sĩ đành giải thích rõ nguyên nhân. Hóa ra vào buổi tối trước khi đi ngủ, bụng của cô có nhiều hơi nên trông to hơn. Nhưng sau vài lần xì hơi trong đêm, bụng của Lộ Khiết sẽ hết hơi và trở lại như bình thường. Nghe vậy, mẹ bầu này đỏ bừng cả mặt vì xấu hổ.

Trường hợp bụng to buổi tối và nhỏ buổi sáng không phải là hiếm. Theo bác sĩ, đây là một hiện tượng bình thường. Ngoài nguyên nhân như mẹ bầu trên thì còn có 3 nguyên nhân khác ảnh hưởng đến kích thước bụng của mẹ bầu.

Tư thế nằm của thai nhi: Trong giai đoạn giữa và cuối thai kỳ, thai nhi sẽ hoạt động nhiều. Khi thai nhi nằm ở vị trí và tư thế khác nhau sẽ cho kích thước bụng to hay nhỏ. Vì thế, sẽ có lúc bạn thấy bụng đột ngột phình to ra, có khi lại trông nhỏ hẳn. Nếu bụng nhỏ và không kèm các triệu chứng khác như đau bụng, chảy máu thì các mẹ bầu cứ yên tâm và theo dõi con thêm.

Khi thai nhi nằm ở vị trí và tư thế khác nhau sẽ cho kích thước bụng to hay nhỏ. Ảnh minh họa: Internet

Lượng nước ối: Lượng nước ối có ảnh hưởng đến kích thước bụng mẹ. Nếu mẹ bầu chỉ ăn uống bình thường, lượng nước ối bình thường thì bụng bầu sẽ trông bình thường. Nhưng mẹ bầu nào đa ối – nghĩa là lượng nước ối nhiều – thì sẽ có bụng bầu phình to hơn.

Vị trí của các cơ quan khác: Khi thai nhi lớn lên, các cơ quan nội tạng, nhất là ruột sẽ phải di chuyển qua chỗ khác nhường chỗ cho em bé. Nếu ruột di chuyển ra phía sau tử cung sẽ làm cho bụng bầu trông có vẻ nhỏ. Trong khi đó, nếu ruột di chuyển sang 2 bên tử cung thì sẽ làm cho bụng bầu của mẹ trông to hơn rất nhiều.

Q.Hương (Tổng hợp)

Tin liên quan

5 mẹo tăng đề kháng cho mẹ bầu và thai nhi trong mùa dịch

Để phòng dịch bệnh, mẹ bầu nên chú ý nhiều hơn trong việc tăng đề kháng cho bản thân. Đề...

7 thực phẩm giàu axit folic, mẹ bầu ăn nhiều để con khỏe mạnh, ngừa dị tật thai nhi

Axit folic là dưỡng chất đặc biệt không thể thiếu đối với mẹ bầu trong thời kỳ mang thai. Thiếu...

3 việc mẹ bầu làm sẽ khiến con chậm phát triển, còi cọc, thương con các mẹ nên tránh xa...

Khi mang thai mẹ nên tránh làm những việc này để không gây tổn hại đến con nhé.

Tiêu chảy khi mang thai có nguy hiểm không? Bà bầu cần làm gì khi mắc phải căn bệnh này?

Tiêu chảy khi mang thai là căn bệnh khá nguy hiểm đối với mẹ bầu, điều này sẽ khiến cho...

Đang mang bầu nhận thấy 3 dấu hiệu này, cần chú ý: Mẹ đang bị thiếu máu trầm trọng!

Nhìn vào kết quả xét nghiệm, bác sĩ đã "tá hỏa" khi thấy chỉ số quá bất thường.

Bất ngờ trước 3 thực phẩm ăn trước sinh 24h để mẹ bầu chuyển dạ suôn sẻ

Có những thực phẩm khi ăn trước sinh 24h sẽ giúp mẹ bầu sinh nở suôn sẻ, vượt cạn thành...

Muốn con khỏe mạnh từ trong trứng đến lúc chào đời mẹ bầu tuyệt đối ‘cự tuyệt’ với những thực...

Khi mang thai người mẹ cần phải chú ý nhiều hơn đến sức khỏe, đặc biệt là các thực phẩm...

Tin mới nhất

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình