Phụ Nữ Sức Khỏe

Đã có hơn 190.000 ca mắc, 72 ca tử vong do sốt xuất huyết, chuyên gia lưu ý thời điểm nguy hiểm của bệnh

Theo Bộ Y tế, đến nay cả nước ghi nhận hơn 190.000 ca mắc sốt xuất huyết, 72 người tử vong. So với cùng kỳ năm 2021 số mắc tăng 4 lần, tử vong tăng 53 trường hợp. Chuyên gia lưu ý bắt đầu từ ngày thứ 4, bệnh có dấu hiệu nguy hiểm.

Nhiều trường hợp mắc sốt xuất huyết nguy kịch
Theo thống kê tổng hợp từ các địa phương cho thấy trong tuần 35/2022 cả nước ghi nhận 9.186 trường hợp mắc sốt xuất huyết. So với tuần trước (10.852 ca mắc, 3 trường hợp tử vong) số mắc sốt xuất huyết tuần này giảm 18,1%. Trong đó, số nhập viện là 6.784 trường hợp, so với tuần trước số nhập viện giảm 18,7%.

Tích lũy từ đầu năm đến nay cả nước ghi nhận 190.005 trường hợp mắc, 72 tử vong. So với cùng kỳ năm 2021 (47.048/19) số mắc tăng 4 lần, tử vong tăng 53 trường hợp.

Tại miền Bắc, số ca mắc sốt xuất huyết vào BV Bệnh Nhiệt đới TW đang có chiều hướng gia tăng với nhiều ca bệnh nặng. Tuần vừa qua, đã có 4 trường hợp tử vong mà nguyên nhân chính là do bệnh nhân chủ quan, vào viện muộn khi bệnh diễn biến quá trầm trọng, các biện pháp can thiệp không thể cứu chữa.

Theo các bác sĩ, 4 bệnh nhân đã tử vong đều vào viện trong tình trạng rất nặng, suy gan, suy thận, có bệnh nhân nôn ra máu, chảy máu rất nhiều, xuất huyết trong cơ, xuất huyết tiêu hóa…

Sốt xuất huyết gia tăng với nhiều ca bệnh nặng. Ảnh chụp tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TW

Tại nhiều cơ sở y tế ở phía Nam, thời gian qua cũng đã tiếp nhận nhiều bệnh nhân sốt xuất huyết tự ý điều trị ở nhà, chỉ đến khi diễn biến nặng mới vào viện thì đã ở trong tình trạng sốc sốt xuất huyết, tổn thương đa cơ quan, tràn dịch màng phổi, ngưng thở... Các bác sĩ đã phải điều trị tích cực, thậm chí có trường hợp đã phải can thiệp ECMO mới qua nguy kịch...
Chuyên gia lưu ý thời điểm nguy hiểm của sốt xuất huyết
Theo các chuyên gia, bệnh sốt xuất huyết gặp ở cả trẻ em và người lớn. Đặc điểm của sốt xuất huyết Dengue là sốt, xuất huyết và thoát huyết tương, có thể dẫn đến sốc giảm thể tích tuần hoàn, rối loạn đông máu, suy đa tạng, nếu không được chẩn đoán sớm và xử trí kịp thời dễ dẫn đến tử vong. Bệnh thường khởi phát đột ngột và diễn biến qua ba giai đoạn: giai đoạn sốt, giai đoạn nguy hiểm và giai đoạn hồi phục.

Bắt đầu từ ngày thứ 4, bệnh có dấu hiệu nguy hiểm. Vì thế, trong những ngày đầu người bệnh có thể ở nhà, uống thuốc hạ sốt, bù dịch hoặc đi khám để được bác sĩ cho đơn và hẹn tái khám. Từ ngày thứ 4 thì nên vào viện vì đây là lúc có thể xuất hiện những dấu hiệu nguy hiểm.

TS.BS Thân Mạnh Hùng- Phó Trưởng Khoa Cấp cứu- Bệnh viện Nhiệt đới TW cho biết, bệnh nhân sốt xuất huyết thường diễn biến nặng từ ngày thứ 4 trở đi, khi có hiện tượng thoát dịch ra lòng mạch. Rất nhiều trường hợp vào viện đã là ngày thứ 4, thứ 5, tức là bước vào giai đoạn nặng, họ không được kiểm soát tốt việc truyền dịch, xét nghiệm công thức máu, xét nghiệm để đánh giá xác định tình trạng bệnh…

BS. Hùng cảnh báo, trong bối cảnh hiện nay khi chúng ta cùng lúc phải đối mặt với 3 loại dịch bệnh (sốt xuất huyết, cúm A, COVID-19), người dân đôi khi chưa đánh giá đúng đắn về mức độ nguy hiểm của bệnh.

3 bệnh này đều có đặc điểm chung là sốt, nên khi bị sốt bệnh nhân rất mơ hồ không biết mắc bệnh gì. Với cúm và COVID-19 là bệnh lây qua đường hô hấp, thường bệnh nhân sẽ có triệu chứng ở đường hô hấp như ho, đau họng, chảy mũi, hắt hơi...

Còn với sốt xuất huyết là bệnh lây qua muỗi đốt, lây qua đường máu nên hầu hết bệnh nhân không có triệu chứng hô hấp trong giai đoạn đầu tiên. Nhưng nếu chỉ căn cứ vào một yếu tố đó thôi thì không đủ để phân định được 3 bệnh lý đó.

"Chúng tôi khuyến cáo người dân khi có triệu chứng sốt, đau mỏi… nên đến cơ sở y tế khám để xác định căn nguyên bệnh, từ đó có theo dõi phù hợp, tránh trường hợp biến chứng nặng, điều trị khó khăn" – BS Hùng nói.

Người dân khi có biểu hiện sốt cao đột ngột, đau đầu, đau mỏi người… cần đến ngay cơ sở y tế để làm xét nghiệm chẩn đoán bệnh, tránh những biến chứng như sốc, suy đa tạng, chảy máu.

Người dân tuyệt đối không được tự dùng thuốc khi chưa có chỉ định của bác sĩ. Không uống acid acetylsalicylic (aspirin), mefenemic acid (ponstan), ibuprofen hay các chất chống viêm không steroid khác (NSAID) hay các thuốc steroid. Nếu bạn đã uống những thuốc này, hãy tới gặp bác sĩ. Không cần thiết uống kháng sinh.
Không truyền dịch khi không có chỉ định. Một số trường hợp vào cơ sở y tế tư nhân đã truyền dịch vượt quá quy định, dễ diễn biến nặng với bệnh nhân.

Làm gì để phòng sốt xuất huyết?
Để phòng bệnh sốt xuất huyết, Bộ Y tế kêu gọi người dân mỗi tuần dành 10 phút để diệt bọ gậy/lăng quăng và thực hiện các biện pháp phòng bệnh như: kiểm tra, phát hiện và diệt lăng quăng trong các dụng cụ chứa nước sinh hoạt bằng cách thường xuyên thay rửa, đậy nắp kín bể và các vật dụng chứa nước, thả cá để tiêu diệt lăng quăng.

Bên cạnh đó, các gia đình thường xuyên thay nước ở các lọ hoa, thả muối hoặc hóa chất diệt bọ gậy vào bát nước kê chân chạn, bể cảnh, hòn non bộ, khay nước thải tủ lạnh...; loại bỏ các vật liệu phế thải, hốc nước tự nhiên, lật úp các vật dụng có thể chứa nước không sử dụng, để không cho muỗi đẻ trứng.

Người dân cần ngủ màn phòng muỗi đốt ngay cả ban ngày, mặc quần áo dài tay, dùng bình xịt muỗi, hương muỗi, kem xua muỗi, vợt điện muỗi... để diệt muỗi và phòng muỗi đốt.

Theo Thái Bình/ Sức Khỏe và Đời Sống

Tin liên quan

Ngày 7/9, Việt Nam ghi nhận ca mắc COVID-19 cao nhất gần 4 tháng qua, thêm nhiều bệnh nhân nặng

Ngày 7/9 Việt Nam ghi nhận 3.878 ca COVID-19, tăng hơn 24 giờ trước đó 184 trường hợp. Đây là...

Thứ trưởng Bộ Y tế: Chưa có bằng chứng khoa học nào cho thấy vaccine phòng COVID-19 ảnh hưởng tới...

Trên thế giới, nhiều nước đã tiêm vaccine phòng COVID-19 mũi 3, mũi 4, hơn 80 quốc gia đã tiêm...

Cách đánh bại hội chứng ‘sương mù não’ khiến bạn khó tập trung

Nếu bạn luôn trong trạng thái cố gắng để suy nghĩ một cách rõ ràng giữa đại dịch coronavirus, bạn...

Dấu hiệu nhận biết trẻ mắc bệnh tai mũi họng thời điểm giao mùa

Thời tiết nắng, mưa bất chợt trong khoảng thời gian này làm tăng nguy cơ trẻ mắc các bệnh lý...

Người phụ nữ 45 tuổi ăn tỏi sống mỗi ngày để kháng viêm và chống ung thư: Sức khỏe sau...

Tỏi rất tốt cho sức khỏe nhưng có phải “thần dược” giúp chống lại bệnh ung thư?

7 nhóm người dễ mắc căn bệnh ung thư số 1 Việt Nam

Tại Việt Nam, ung thư gan có số người mắc nhiều nhất, vượt qua cả ung thư phổi. Ung thư...

Sáng 7/9: Biến thể phụ BA.5 đang dần chiếm ưu thế, 3 yếu tố quan trọng trong điều trị COVID-19

Nước ta đã ghi nhận trường hợp mắc COVID-19 nhiễm biến thể phụ BA.4, BA.5, BA.2.74 trong cộng đồng,...

ĐƯỢC QUAN TÂM

Tin mới nhất

Dự báo thời tiết ngày 23/11: Hà Nội nhiều mây, sáng sớm trời rét, miền Trung có mưa lớn

1 ngày 1 giờ trước

Thêm thứ này vào nước rồi tưới cho cây khế, hoa sai trĩu cành, kết trái ngọt lịm quanh năm

1 ngày 1 giờ trước

Nỗi oan khó nói của ông chồng bị vợ nghi ngoại tình

1 ngày 15 giờ trước

Vì sao con người lùn đi khi về già?

1 ngày 15 giờ trước

Đàn ông cũng cần được khóc

1 ngày 15 giờ trước

Quảng Nam công bố dịch bệnh chó dại ở 1 huyện

1 ngày 20 giờ trước

Bộ Y tế trả lời về đề nghị cân nhắc sửa toàn diện Luật Bảo hiểm y tế

1 ngày 20 giờ trước

Có 3 loại cây nhà giàu nào cũng thích: Trồng trước nhà hút tài lộc đuổi vận xui, trồng sau...

2 ngày trước

Ăn canh nấm rừng, 8 người bị ngộ độc, phải nhập viện cấp cứu khẩn

2 ngày trước

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình