Phụ Nữ Sức Khỏe

Cách đánh bại hội chứng ‘sương mù não’ khiến bạn khó tập trung

Nếu bạn luôn trong trạng thái cố gắng để suy nghĩ một cách rõ ràng giữa đại dịch coronavirus, bạn có thể đang gặp phải chứng “sương mù não”. Tuy nhiên, có một nhà khoa học thần kinh đã giải thích cách đánh bại nó.

Sabina Brennan (nhà thần kinh học, nhà tâm lý học, và cựu nữ diễn viên truyền hình người Ireland) đã viết trong một cuốn sách xuất bản gần đây của mình - "Beating brain fog" (Tạm dịch: Đánh bại sương mù não) rằng: "Sương mù não là một tập hợp các triệu chứng làm mất đi sự minh mẫn của tinh thần hoặc phân tích nhạy bén hay thiếu tập trung".

Mặc dù không có số liệu thống kê cụ thể về mức độ phổ biến của chứng sương mù não, Brennan nhấn mạnh rằng hiện nay trên thế giới có khoảng 600 triệu người bị rối loạn chức năng nhận thức.

Khó suy nghĩ rõ ràng cũng đã được ghi nhận là một trong những triệu chứng suy nhược của cái gọi là "hậu Covid". Nhưng ngay cả khi bạn không bị nhiễm virus corona, Brennan nói rằng bạn vẫn có thể gặp phải tình trạng sương mù não, đồng thời, cô cũng vạch ra một số cách để vượt qua nó.

Sabina Brennan - nhà thần kinh học, nhà tâm lý học người Ireland, tác giả cuốn sách "Beating brain fog" 

Bộ não yêu thích các khuôn mẫu

Theo Brennan, một trong những lý do chính khiến mọi người gặp phải tình trạng sương mù não là do thiếu thói quen.

Trước đại dịch, Brennan nói rằng khoảng 40% hành vi của chúng ta là theo thói quen, và đây là "điều cần thiết để não của chúng ta hoạt động hiệu quả".

Điều này là do bộ não phụ thuộc vào các khuôn mẫu.

Brennan giải thích rằng não là cơ quan năng lượng cao, sử dụng khoảng 1/4 lượng chất dinh dưỡng mà chúng ta tiêu thụ. Vỏ não, được gọi là "phần suy nghĩ của não", là nơi tiêu thụ năng lượng lớn nhất.

Để xử lý năng lượng này một cách hiệu quả, não liên tục quét các mẫu, mục đích là để nó có thể thực hiện "hành vi tự động sử dụng ít tài nguyên hơn", cô nói. Phần suy nghĩ của não thực sự chỉ tham gia vào lúc bắt đầu và kết thúc của một hoạt động, "giống như một cái kệ chặn sách vậy", trong khi phần cảm xúc, hoặc limbic (Hệ thống limbic là một nhóm các cấu trúc liên kết nằm sâu trong não bộ, có nhiệm vụ kiểm soát cảm xúc và hành vi của con người), của não đảm nhận phần còn lại.

"Nó giống như tính năng lái tự động, và chúng ta phải dành một chút thời gian cho chế độ lái tự động này, nếu không bộ não của chúng ta sẽ rất dễ bị choáng ngợp hoàn toàn", Brennan nói.

Thói quen buổi sáng

Brennan cho biết, phần lớn hoạt động buổi sáng của chúng ta trước đại dịch là thói quen, sự lan rộng của Covid và các đợt phong tỏa, cách ly sau đó đã làm xáo trộn phần lớn quy trình đó vì hầu hết mọi người đều bắt đầu làm việc tại nhà thay vì sửa soạn và tới văn phòng như trước kia. Điều này dẫn đến một số khó khăn hay căng thẳng, kiểu như tìm một nơi nào đó thích hợp để làm việc, thúc đẩy bản thân mặc quần áo và đi ngủ vào giờ hợp lý.

Brennan cho biết thông thường hành vi của chúng ta trở nên khá "thất thường" trong thời gian này, và điều này khiến não bộ khó xác định được các khuôn mẫu, để rồi bị choáng ngợp.

Brennan nói, bước đầu tiên quan trọng để khắc phục tình trạng sương mù là tạo lại một thói quen mới, chúng ta thậm chí có thể tạo ra một "tuyến đường đi làm giả" như đi bộ quanh khu nhà để "khởi động một ngày".

"Nợ ngủ"

Brennan nhấn mạnh rằng sương mù não không phải là vấn đề "chẩn đoán, bệnh tật hay rối loạn", mà thay vào đó, nó là dấu hiệu của một vấn đề sức khỏe tiềm ẩn nào đó hoặc hậu quả của các lối sống mà chúng ta lựa chọn - chẳng hạn như thiếu ngủ.

Trên thực tế, cô ấy nói rằng ngủ đủ giấc là rất quan trọng trong việc chống lại tình trạng sương mù não, vì nó cho phép não có thời gian để loại bỏ độc tố.

Cô ấy so sánh điều đó với việc "dọn dẹp đường phố vào ban đêm khi không có xe cộ qua lại".

"Về cơ bản, đó là những gì bộ não thực sự cần, vì khi đó bạn không tham gia vào hoạt động nhận thức, và não có đủ thời gian để có thể thực sự làm sạch sâu và loại bỏ độc tố," cô nói thêm.

Brennan chia sẻ, một cách đơn giản để nhận biết bạn có ngủ không đủ giấc hay không là liệu bạn có thức dậy với cảm giác chệnh choạng. Đây là dấu hiệu cho thấy hóa chất gây ngủ adenosine, chất khiến chúng ta buồn ngủ, chưa được đào thải hoàn toàn ra khỏi cơ thể và bạn đang ở trong tình trạng "nợ ngủ", cô ấy giải thích.

Ngoài ra, Brennan nói rằng tập thể dục cũng rất quan trọng trong việc đối phó với tình trạng sương mù não, vì nó giải phóng một loại protein được gọi là yếu tố dinh dưỡng thần kinh có nguồn gốc từ não. Nó hoạt động giống như một loại "phân bón", giúp các tế bào não và các kết nối phát triển dễ dàng hơn.

Theo Như Nguyễn/ Phụ nữ Việt Nam

Tin liên quan

Cảnh báo những dấu hiệu của căn bệnh khiến người mẫu Châu Kim Sang qua đời ở tuổi 26 mà...

Vào chiều ngày 3/9 vừa qua, người mẫu chuyển giới Châu Kim Sang đã qua đời vì căn bệnh ung...

Sốt xuất huyết và COVID-19: Cách phân biệt để tránh nhầm lẫn

Sốt xuất huyết và COVID-19 là hai bệnh do hai loại virus khác nhau gây ra. Tuy vậy, trong giai...

12 dấu hiệu cảnh báo ung thư phổi

Ung thư phổi là một trong những bệnh lý ác tính có số lượng người mắc và tỷ lệ...

Cảnh báo nguy cơ bùng phát dịch Covid-19 sau nghỉ lễ

Sự lưu hành mạnh của biến thể B.A.5 cộng với việc giao lưu, đi du lịch nhân dịp nghỉ lễ...

Khói thuốc lá bám lại sau nhiều năm vẫn gây tác hại khôn lường

Các nhà nghiên cứu phát hiện khói thuốc có thể ám vào bề mặt một số vật dụng trong nhà...

TP Móng Cái lập biên bản phụ huynh không cho con tiêm vaccine Covid-19

Trong khi triển khai tiêm vaccine cho trẻ, TP Móng Cái đã tiến hành lập biên bản vi phạm hành...

Sáng 5/9: Năm học mới bắt đầu, phải đẩy nhanh tiêm vaccine COVID-19 để bảo vệ trẻ khi đến trường

Hôm nay 5/9, hàng triệu trẻ trong độ tuổi từ 5 - dưới 18 tuổi bước vào năm học mới....

Tin mới nhất

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình