Bác sĩ cấp cứu Điền Tri Học chia sẻ với Ettoday: Có một nữ sinh cấp 2 tên tên Tiểu Quyên, 14 tuổi học nội trú. Gần đây, mẹ của Tiểu Quyên đột nhiên nhận được thông báo từ nhà trường rằng con gái gặp vấn đề sức khỏe. Người mẹ vội vã đến trường và suy sụp khi nhìn thấy tình trạng của con gái mình.
Tiểu Quyên ngoài việc sốt cao còn không ngừng chảy nước mắt, khuôn mặt bên phải sưng to, mí mắt không mở được. Theo biểu hiện bên ngoài, bác sĩ hoài nghi là một bệnh viêm mô tế bào của khuôn mặt. Thấy rằng đôi mắt của Tiểu Quyên không thể chuyển động, suy đoán rằng các cơ phía sau mắt cũng bị ảnh hưởng.
Bác sĩ lo lắng rằng não của cô bé cũng có thể bị nhiễm trùng, vì vậy đã nhanh chóng cho Tiểu Quyên đi kiểm tra chụp CT cắt lớp. May mắn thay, cô bé không gặp vấn đề lớn, chỉ cần điều trị kháng sinh. Tuy nhiên, điều khó hiểu là, Tiểu Quyên không bị viêm mũi, cũng không bị sâu răng, vậy điều gì khiến cô bé có tình trạng viêm nghiêm trọng đến như vậy?
Người mẹ đã quyết định đến phòng của con gái ở trường để tìm hiều. Hóa ra Tiểu Quyên dùng chung phòng tắm với 7 nữ học sinh khác, khăn của mỗi người sau khi sử dụng đều sẽ treo bên cạnh giường của mình, nhưng vì lười biếng nên Tiểu Quyên đã để khăn rửa mặt trong nhà tắm. Khi người mẹ bước vào phòng tắm, rất sợ hãi khi nhìn thấy chiếc khăn của con gái mình, nó giống như một chiếc giẻ lau, ở phần giữa có màu đen, chúng đã bị mốc.
Người mẹ cũng nói chuyện với những nữ học sinh khác trong phòng: “Cháu thấy tình trạng con gái cô hiện nay rất nghiêm trọng, các cháu hãy nói thành thật, các cháu có dùng khăn mặt của con gái cô để lau tay hay không?” Một lúc sau, vài người bạn cùng phòng của Tiểu Quyên cũng thừa nhận sai lầm của mình, sau khi đi vệ sinh xong, tiện tay lấy chiếc khăn để lau tay.
Bác sĩ Điền Tri Học giải thích rằng, chiếc khăn của Tiểu Quyên sau khi sử dụng sẽ được hong khô, sau đó lại được dùng để lau tay. Khi Tiểu Quyên dùng khăn để rửa mặt, không ngờ rằng đã bị nhiễm vi khuẩn, thời gian dài dẫn đến tình trạng viêm sưng.
Nguy hại khi sử dụng khăn mặt bẩn?
1. Nổi mụn, lão hóa da
Những mầm mống vi khuẩn trú ngụ trong chiếc khăn mặt là nguyên nhân gây mụn và tái phát nhiều lần. Khi bạn lau mặt hay tiếp xúc khăn mặt với da, vi khuẩn từ chỗ mụn này lan sang chỗ khác hoặc các vùng da lành lặn khiến mụn ngày càng nhiễm nặng chứ không thể khỏi.
Thêm vào đó, những sợi vải thô ráp ở chiếc khăn khi cọ xát vào da mặt khiến da bạn bị tổn thương nghiêm trọng, dẫn đến tình trạng da bị lão hóa và chảy xệ.
2. Gây các bệnh nguy hiểm
Khi dùng khăn mặt, vô tình bạn đang tiếp tay cho vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể, rồi chúng sẽ xâm nhập vào máu gây ra các bệnh liên quan đến hô hấp như viêm phổi, viêm tủy, viêm màng tim, viêm xương khớp và viêm não.
3. Đau mắt đỏ
Đau mắt đỏ à bệnh truyền nhiễm, chúng dễ lây nhất qua việc dùng chung khăn mặt. Đặc biệt những chiếc khăn mặt không rõ nguồn gốc, chất liệu khăn kém, các loại khăn bán đầy ngoài chợ được nhuộm bởi các hóa chất thì càng dễ gây đau mắt và các tổn thương về da.
4. Cách vệ sinh khăn mặt
Để loại bỏ các chất bẩn có trên khăn mặt. Các bạn có thể thực hiện các bước dưới đây mỗi tuần 1 lần:
+ Bước 1: Hòa dung dịch nước muối rồi ngâm khăn trong vòng 10 phút.
+ Bước 2: Vò khăn thật kỹ, sau đó giặt sạch bằng xà bông, xả lại bằng nước sạch.
+ Bước 3: Đun sôi nước sau đó cho khăn vào luộc trong vòng 10 phút để loại bỏ vi khuẩn tối đa.
Cuối cùng, vắt thật khô rồi phơi ở nơi thoáng mát, có ánh nắng mặt trời.