Phụ Nữ Sức Khỏe

Cô giáo thoát 'lời nguyền' chỉ sống 3 tháng khi mắc ung thư giai đoạn cuối

Gần 5 triệu đồng/viên thuốc, uống đều vào 6h sáng hằng ngày nhưng chị H. vẫn cố gắng. Chị biết mình còn may mắn vì được điều trị để kéo dài sự sống.

LỜI TÒA SOẠN

Theo thống kê của GLOBOCAN năm 2020, tình hình mắc và tử vong do ung thư trên toàn thế giới đều có xu hướng tăng. Tại Việt Nam, ước tính có 182.563 ca mắc mới và 122.690 ca tử vong do ung thư. Cứ 100.000 người thì có 159 người chẩn đoán mắc mới ung thư và 106 người tử vong do ung thư. 

Hiện nay, ngoài các phương pháp điều trị truyền thống như phẫu thuật, hóa trị, xạ trị các liệu pháp mới như điều trị đích và miễn dịch ra đời. Tuy nhiên, điểm yếu của các phương pháp mới này là rất đắt đỏ, trong khi đó Bảo hiểm y tế (BHYT) chưa chi trả hoàn toàn. Trước năm 2019, một số thuốc được BHYT thanh toán 100% nhưng từ ngày 1/1/2019, BHYT chỉ chi trả 50%. Bài toán kinh tế đối với người bệnh ung thư luôn là mỗi trăn trở đối với các bác sĩ.

VietNamNet xin đăng tải tuyến bài Thuốc kéo dài thời gian sống cho bệnh nhân ung thư thế hệ mới đắt đỏ: Cơ hội nào cho bệnh nhân? để phần nào phản ánh tình trạng này.

Kỳ 1: Cô giáo thoát khỏi 'lời nguyền' chỉ sống được 3 tháng dù mắc ung thư giai đoạn cuối

Chị D.T.H. (49 tuổi, giáo viên tiểu học tại TP Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc), phát hiện ung thư phổi giai đoạn cuối đã di căn xương và não. Cầm tấm phim MRI bác sĩ lắc đầu, khuyên chị nên chấp nhận bệnh tật vì chỉ sống được ba tháng. Cơ hội đến với người phụ nữ này khi thể bệnh của chị có thể điều trị thuốc nhắm trúng đích.

Gần 5 triệu đồng/viên thuốc, uống hằng ngày

Cuối năm 2021, cơ thể của chị H. bắt đầu có biểu hiện bất thường. Thường xuyên bị ho, chị nghĩ mình bị viêm họng nên chỉ mua thuốc tự điều trị. Tháng 2/2022, chị mắc Covid-19. Sau đó, những triệu chứng ho nặng hơn nhưng nữ giáo viên vẫn cho rằng đó là biểu hiện của tình trạng hậu Covid-19. Hằng ngày, chị vẫn lên lớp dạy online. Đến đầu tháng 4/2022, chị đến Bệnh viện 74, Vĩnh Phúc, để kiểm tra. Bác sĩ cho biết chị có u ở phế quản nên cần làm sinh thiết.

Ngày 5/4/2022, chị xin chuyển tuyến xuống Bệnh viện K Hà Nội, bác sĩ chẩn đoán chị bị u ác tính phế quản và phổi giai đoạn IV. Khi đó, tế bào ung thư đã di căn kín 2 lá phổi, não, xương, khối u đỉnh phổi phải 37x26mm. Khi nghe bác sĩ nói mình chỉ còn 3 tháng để sống, người phụ nữ bàng hoàng. Nghĩ về các con, chị càng lo lắng hơn. Vượt qua giai đoạn sốc tâm lý, người phụ nữ này nghĩ rằng "buồn hay khóc mãi không thay đổi được, còn 3 tháng thì sống hết mình". Con trai đang chuẩn bị thi THPT quốc gia, nếu chị bi quan về bệnh tật, tương lai của con cũng bị ảnh hưởng. 

Qua sinh thiết và xét nghiệm sinh học phân tử, chị H. chẩn đoán chuyên sâu là ung thư không tế bào nhỏ và có đột biến gene EGFR (+) exon 19. Chị H. được chuyển về khoa Nội 2, Bệnh viện K cơ sở Tân Triều. Khi bác sĩ xem hồ sơ bệnh án và hỏi chị về điều kiện kinh tế. Lúc này, chị chỉ nghĩ có bán nhà để chữa bệnh cũng bằng lòng. Bởi vậy, chị thấy mình may mắn vì vẫn còn “cánh cửa” khác.

Chị H. được chỉ định sử dụng thuốc điều trị đích, mỗi ngày một viên uống đều đặn vào 6h sáng. Giá tiền một viên thuốc là 4,7 triệu đồng. Sau 2 tháng uống, kết quả chụp MRI ổ bụng, lồng ngực và sọ não cho thấy không còn nốt di căn. Đặc biệt, u phổi cũng teo đi chỉ còn 12x16mm. Chị H. được công ty hỗ trợ mua thuốc một tháng, tặng một tháng. Dù được hãng dược tặng 1:1 nhưng 8 tháng tiền thuốc cũng đã lên tới nửa tỷ đồng.

Điều trị thuốc đích, chị H. nhận thấy bệnh ung thư cũng nhẹ nhàng hơn. Người phụ nữ này không bị rụng tóc, không quá mệt mỏi. Hằng ngày, chị vẫn đến trường dạy học. Một tháng, chị xin nghỉ 1-2 ngày xuống Hà Nội kiểm tra lại. Khi khối u ổn định, chị đã chuyển sang thuốc của Bangladesh. Tuy nhiên, thuốc này chưa được cấp phép tại Việt Nam, chi phí rẻ hơn vì mua qua đường xách tay. 

Chị uống thuốc nhắm đích đều đặn. Thuốc ít tác dụng phụ, không rụng tóc. Ảnh: NVCC.

Chị H. chia sẻ bệnh viện không có thuốc nên bệnh nhân thường tìm mua ở các nguồn khác nhau. Mặc dù vậy, hành trình này cũng đầy rủi ro. Một lần, chị được người quen giới thiệu mua thuốc rẻ. Trung bình giá loại thuốc này khoảng 12 triệu đồng nhưng người bán chỉ rao giá hơn 9 triệu đồng/hộp. Uống thuốc được 2 tuần, chị H. ho dữ dội. Sau một tháng, kết quả kiểm tra cho thấy khối u của chị đã to lên tới 42mm. Lúc này, bác sĩ nghi ngờ chị mua phải thuốc trôi nổi, không có kiểm soát dẫn tới u to, tác dụng ho nhiều.

Trên hành trình điều trị ung thư, chị H. mong mỏi có một ngày các loại thuốc chị và nhiều bệnh nhân khác đang dùng có thể được BHYT hỗ trợ. “Tôi làm giáo viên cấp 1, có lúc tôi chợt nghĩ mỗi viên thuốc bằng cả tháng lương, bệnh phải điều trị lâu dài sẽ vô cùng khánh kiệt”. 

Không phải thuốc chữa khỏi ung thư

Hiện nay, việc điều trị bệnh ung thư hiện nay có nhiều tiến bộ. Ngoài các phương pháp truyền thống như phẫu thuật, hóa chất, xạ trị, các phương pháp điều trị mới như điều trị nhắm trúng đích, điều trị miễn dịch, liệu pháp sinh học... Tuy nhiên, không phải người bệnh nào cũng phù hợp để điều trị bằng cách biện pháp này.

Chăm sóc bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối tại Bệnh viện Bạch Mai. Ảnh: Phương Thúy.

Ví dụ, tại Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội), nữ bệnh nhân N.T.T (60 tuổi, trú tại Hà Nội) bị ung thư phổi được sử dụng thuốc điều trị đích thế hệ 2 bởi kết quả xét nghiệm để tìm đột biến gen EGFR của mẫu mô sinh thiết: phát hiện đột biến L858R trên exon 21, không phát hiện đột biến T790M trên exon 20. May mắn, loại thuốc mà người này sử dụng được BHYT hỗ trợ thanh toán 50%. 

Một trường hợp khác điều trị tại cơ sở y tế này cũng mắc ung thư phổi là nữ bệnh nhân Đ.H.L (40 tuổi, trú tại Hà Nội). Chị phải chống chọi với cơn đau bằng morphin bởi không phù hợp để điều trị bằng thuốc. Hiện tại, bác sĩ chỉ hỗ trợ triệu chứng, chăm sóc giảm nhẹ để bệnh nhân bớt đau đớn.

Theo bác sĩ chuyên khoa II Nguyễn Triệu Vũ - Trưởng khoa Ung bướu, Bệnh viện Thành phố Thủ Đức, TP.HCM, thuốc điều trị đích hay miễn dịch trong bệnh ung thư hiện nay vẫn được xem là đắt đỏ so với kinh tế của người Việt Nam. Tuy nhiên, so với mặt bằng các quốc gia khác, giá thuốc đã giảm hơn.

Ngoài ra, theo bác sĩ Vũ, hiện nay, thuốc điều trị đích hay miễn dịch trong ung thư ở nước ta chưa được cấp phép nhiều. Điều này đã dẫn tới nhiều người bệnh tự tìm mua thuốc qua các đường không chính thống, khó kiểm soát hơn. 

Một bác sĩ điều trị ung thư tại Hà Nội cũng tâm sự nhiều bệnh nhân gia đình có điều kiện nhưng khi bác sĩ lên phác đồ điều trị khoảng 2 tỷ đồng, họ đã từ chối bởi muốn dành số tiền này cho con cháu. Người bệnh đã từ chối bởi vì họ muốn dành số tiền đó cho con cháu. Dù vậy, có bệnh nhân lại liên tục hỏi bác sĩ “tôi có thể điều trị bằng thuốc đích được không, bán nhà tôi cũng muốn được sống”. Tuy nhiên, xét nghiệm sinh học phân tử cho thấy họ không đáp ứng được điều kiện điều trị đích hay miễn dịch. 

Ví dụ, một bệnh nhân điều trị ung thư phổi không tế bào nhỏ bằng loại thuốc đã được phê duyệt tại Việt Nam từ năm 2017. Trước đây, thuốc có giá 55 triệu đồng, hiện đã giảm còn 40 triệu/lọ, có người phải sử dụng 2 lọ. Một tháng điều trị, người bệnh sẽ được hỗ trợ thêm 1 tháng. Chi phí liệu trình cho bệnh nhân kết hợp thuốc khác khoảng 60 đến 70 triệu đồng. Quá trình điều trị lâu dài bởi có người cần tới 35 liệu trình. Như vậy, bệnh nhân sẽ tốn khoảng 2 tỷ đồng.

Đặc biệt, không phải bệnh nhân nào cũng đáp ứng điều trị và đến nay thuốc đích hay thuốc miễn dịch vẫn chỉ là có tác dụng hỗ trợ kéo dài thời gian sống chứ không phải thuốc điều trị khỏi bệnh ung thư. Do đó, các bác sĩ đều phải đắn đo cân nhắc, giải thích cho người bệnh.

Ngoài ra, bác sĩ Vũ cũng cho rằng cơ quan quản lý nên cấp phép thêm các thuốc điều trị ung thư đã được Cục Quản lý Thực phẩm và dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) thông qua để người bệnh có thể tiếp cận nhiều thuốc hơn, tránh nguy cơ mua hàng trôi nổi qua đường xách tay.

Theo Phương Thúy/VietNamNet

Tin liên quan

Top 3 vị trí tuyệt đối không được treo khăn, nhiều người đang làm sai mà không biết hậu quả...

Việc treo khăn không đúng chỗ sẽ khiến khăn trở thành ổ vi khuẩn, không tốt cho sức khỏe của...

Chỉ ra 3 dấu hiệu ở mắt cảnh báo bạn đang gặp vấn đề sức khỏe: Bệnh tim mạch, đột...

Dấu hiệu ở mắt có thể cảnh báo một số vấn đề sức khỏe nghiêm trọng bao gồm cả ung...

Không có thuốc giải, 3 người ngộ độc botulium ở TP HCM chỉ còn biết... thở máy

Cập nhật tình hình sức khỏe các bệnh nhân ngộ độc botulium đến trưa nay, 21-5, cũng vẫn vậy, tình...

Chuyên gia lý giải vì sao đi nắng về ngồi điều hòa lại dễ đột quỵ?

Theo giới y khoa, chênh lệch nhiệt độ khi đi từ bên ngoài vào phòng bật điều hòa, hoặc ngược...

Cảnh báo gia tăng bệnh viêm màng não virus vào mùa hè

Mùa hè là khoảng thời gian bùng phát bệnh viêm màng não. Đây là một căn bệnh nguy hiểm, thường...

Thanh niên 17 tuổi ngừng thở sau khi hút thuốc lào

Sau hút thuốc lào, bệnh nhân xuất hiện tình trạng suy hô hấp ngừng thở, được đưa vào bệnh viện...

Cảnh báo 5 dấu hiệu bất thường nếu phát hiện phải đi khám ngay kẻo UNG THƯ

Nhiều bệnh ung thư không có triệu chứng rõ ràng hoặc rất dễ nhầm lẫn, khiến chúng ta phát hiện...

Tin mới nhất

Thử thách tìm cà vạt trong khu công viên: Nếu làm được chứng tỏ bạn có khả năng quan sát...

3 giờ trước

Chữa lành không hề là... làm quá

17 giờ trước

WHO báo động: Quá nhiều người trẻ dùng rượu bia, thuốc lá điện tử

17 giờ trước

Khỉ đuôi dài lại quậy phá, 'ăn cắp' trứng gà nhà dân ở Củ Chi

17 giờ trước

Chuỗi ngày nắng nóng đỉnh điểm và kéo dài kỷ lục trong gần 30 năm ở TP.HCM, kéo dài 74...

23 giờ trước

Tạm giữ 2 nghi phạm trộm xe máy và 81 đơn hàng của nam shipper ở TP.HCM

23 giờ trước

Chỉ thiên tài có IQ cao mới phát hiện ra 16 chú mèo đang ẩn náu giữa đàn chó trong...

23 giờ trước

Huy động 200 người kịp thời khống chế đám cháy rừng kèm tiếng nổ lớn trên núi Cô Tô ở...

23 giờ trước

Phát hiện bé sơ sinh người quấn băng bị bỏ, xót xa với lời nhắn: Tôi kiệt sức rồi

23 giờ trước

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình