Nhồi máu cơ tim xảy ra khi đột ngột tắc hoàn toàn hoặc 1 phần 1 trong 2 nhánh mạch máu này hoặc cả 2 nhánh. Nếu 1 vùng cơ tim bị chết do thiếu máu, lúc này chức năng bơm máu của tim không còn toàn vẹn như trước gây nên các hậu quả như suy tim, sốc tim, đột tử do tim,...
Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ khuyến cáo nên tập trung vào việc phòng ngừa bệnh tim ngay từ khi còn nhỏ, kể cả nhồi máu cơ tim. Để bắt đầu, hãy đánh giá các yếu tố rủi ro của bạn và cố gắng giữ chúng ở mức thấp. Càng sớm xác định các yếu tố nguy cơ, bạn càng có tim mạch khỏe mạnh.
Có thể nói, "tín hiệu cấp cứu" của nhồi máu cơ tim được phát hiện càng sớm càng tốt. Điều này có ý nghĩa vô cùng quan trọng đến tính mạng. Bạn có thể tăng tỷ lệ sống sót bằng cách chú ý đến cơ thể của mình. Mặc dù một số trường hợp nhồi máu cơ tim có thể xuất hiện đột ngột và dữ dội nhưng phần lớn các cơn đau tim thường bắt đầu từ từ, gây khó chịu nhẹ hoặc mức độ đau ít. Nhồi máu cơ tim không chỉ là đau ở tim mà còn có thể gây đau ở những chỗ khác.
Có 3 đặc điểm này ở vùng đầu, nguyên nhân rất có thể do nhồi máu cơ tim
Đặc điểm 1. Đau răng dữ dội không rõ lý do
Về mặt lâm sàng, đau răng liên quan đến bệnh tim được gọi là "đau răng do tim". Nó thường có biểu hiện là đau răng dữ dội nhưng vị trí đau không rõ ràng và không thể thuyên giảm sau khi dùng thuốc giảm đau.
Khi bị đau răng kèm theo vã mồ hôi nhiều, da xanh xao, cảm giác như thể không chịu đựng nổi nữa thì nên đề phòng nhồi máu cơ tim cấp.
Đặc điểm 2: Ra nhiều mồ hôi
Trong trường hợp vận động hoặc làm các việc khác mà không tốn quá nhiều sức lực nhưng vẫn ra nhiều mồ hôi thì bạn phải chú ý để xử lý kịp thời.
Số liệu lâm sàng cho thấy 70% trường hợp nhồi máu cơ tim có biểu hiện ra nhiều mồ hôi trước khi khởi phát. Nguyên nhân là do khi xuất hiện cơn nhồi máu cơ tim, lượng máu cung cấp cho tim giảm nhiều và thần kinh giao cảm hoạt động quá mức sẽ gây ra mồ hôi nhiều.
Đặc điểm 3. Đau họng, không thở được
Nghe có vẻ không liên quan nhưng nhồi máu cơ tim cũng có thể gây ra đau họng. Tình trạng này thường xảy ra sau khi tập thể dục gắng sức hoặc thay đổi tâm trạng.
Khi đó, bạn sẽ có cảm giác tức ở yết hầu, không thở được như bị dây siết cổ. Do đó, cần phải hết sức cảnh giác.
Nguyên nhân nhồi máu cơm tim
Nguyên nhân thường gặp nhất của nhồi máu cơ tim là xơ vữa động mạch. Tình trạng này xảy ra là do mảng xơ vữa tích tụ dần theo thời gian và bám vào thành mạch máu, thành phần cấu thành bao gồm cholesterol, canxi, mảnh vỡ tế bào.
Từ khoảng 30 tuổi, trong cơ thể người bệnh bắt đầu tiến trình hình thành và phát triển mảng xơ vữa. Quá trình này diễn ra từ vài năm đến vài chục năm.
Ở những đối tượng có một số yếu tố nguy cơ như tăng huyết áp, hút thuốc lá, rối loạn lipid máu, đái tháo đường góp phần thúc đẩy tổn thương mạch máu theo thời gian. Chính những rối loạn này làm thành mạch máu dễ bị các phân tử cholesterol lắng đọng và bám vào.
Nơi mảng xơ vữa bám vào thành mạch bị viêm, đến 1 thời điểm mảng xơ vữa này bị bong tróc và nứt vỡ thúc đẩy hình thành cục máu đông làm bít tắc lòng mạch máu. Khi lòng mạch bị bít tắc dẫn đến vùng cơ tim phía sau không được đưa máu đến nuôi hậu quả gây hoại tử và chết vùng cơ tim đó gây nên nhồi máu cơ tim.