Phụ Nữ Sức Khỏe

Chuyên gia dinh dưỡng Nhật Bản tiết lộ bí mật giúp trẻ tăng chiều cao 'thần tốc'

Hiện, chiều cao trung bình của người Nhật đã đạt 1m72 ở nam và 1m58 ở nữ. Vậy bí quyết nào giúp họ cải thiện sức khỏe, tăng chiều cao của thế hệ trẻ?

Sữa là một phần không thể thiếu trong bữa ăn của trẻ

Chia sẻ với Gia Đình Mới về vấn đề này, GS.Nakamura Teiji - Chủ tịch Hiệp hội Dinh dưỡng Nhật Bản cho biết: “Thế hệ trẻ của Nhật Bản ngày càng cao hơn so với trước kia rất là nhiều. Hiện, chúng tôi có những cầu thủ bóng rổ cao tới 2m.

Chúng tôi cũng không thể ngờ thế hệ trẻ bây giờ có thể cao như vậy. Khi mà chiều cao, thể lực tăng lên đã giúp cho các vận động viên của Nhật Bản rất nhiều trong việc đạt các huy chương vàng tại các kỳ Olympic, nhất là trong khu vực châu Á.

 

Và việc người Nhật có thể cải thiện được chiều cao lẫn thể lực, sức khỏe như vậy là đến từ việc tổng hợp cân bằng đẩy đủ tất các loại vi chất, các chất dinh dưỡng khác nhau, chứ không phải chỉ bổ sung 1 loại”.


GS.Nakamura Teiji - Chủ tịch Hiệp hội Dinh dưỡng Nhật Bản

Vị chuyên gia dinh dưỡng Nhật Bản chia sẻ thêm, thông thường, khi nói đến tăng chiều cao mọi người hay nghĩ đến bổ sung canxi, những thực tế bổ sung mỗi canxi thì không đủ để trẻ cao lên. Về mặt cơ bản, chiều cao của một con người được quyết định bởi nhiều yếu tố như di truyền, dinh dưỡng, hoạt động thể chất và môi trường sống…

Chỉ tính riêng yếu tố dinh dưỡng cũng đã rất đa dạng như trẻ cần được nạp đủ năng lượng để cơ thể hoạt động, cần phải có protein thì cơ thể mới phát triển, chứ không phải mỗi canxi mà giúp trẻ cao được. Hơn nữa, để trẻ tăng chiều cao, ngoài phát triển xương ra còn phải phát triển hệ cơ, nên là phải đảm bảo đủ các chất béo cần thiết và đủ các vi chất như magie, vitamin D, vitamin A, canxi…

Trong lịch sử, người Nhật Bản cũng từng có thời kỳ chiều cao rất thấp, suy dinh dưỡng do chế độ ăn không hợp lý. Đó là thời điểm sau Thế chiến thứ hai, tình trạng thiếu hụt dinh dưỡng trở thành một vấn đề nghiêm trọng tại Nhật Bản.

Nhằm giải quyết vấn đề này, Nhật Bản đã áp dụng chế độ ăn theo kiểu phương Tây. Đây là một chế độ ăn giàu năng lượng, protein, chất béo, vitamin và khoáng chất, đã cho thấy hiệu quả trong việc giải quyết tình trạng thiếu dinh dưỡng do nghèo đói và chiến tranh tại nhiều quốc gia châu Á, trong đó có Nhật Bản.

Tình trạng dinh dưỡng đã được cải thiện đáng kể nhờ vào sự phân phối thực phẩm hợp lý kết hợp với thực đơn sử dụng nguyên liệu nhập khẩu từ Mỹ trong các bữa trưa học đường. Tuy nhiên, bữa trưa học đường không chỉ đơn thuần là bữa ăn cung cấp dinh dưỡng, mà còn là dịp để giáo dục cho trẻ về thói quen ăn uống lành mạnh.

Năm 1954, “Luật Bữa trưa học đường” tại Nhật Bản đã được ban hành, được thông qua dưới sự chấp thuận của Thiên Hoàng và Thủ tướng. Tất cả trẻ em tại Nhật Bản đều được cung cấp bữa ăn đảm bảo dinh dưỡng và vệ sinh. Đặc biệt, bữa trưa học đường của trẻ em Nhật có sự thay đổi trong từng giai đoạn, nhưng sữa là một phần không thể thiếu trong bữa ăn học đường.


Sữa là một phần không thể thiếu trong bữa ăn học đường của trẻ em Nhật Bản

Sau đó, Nhật Bản cũng đã có thêm rất nhiều cải cách về mặt dinh dưỡng và kết quả là chiều cao của người Nhật đã thay đổi đáng kể. Chiều cao trung bình của người Nhật hiện nay đã đạt 1m72 ở nam và 1m58 ở nữ.

Theo GS. Nakamura Teiji, không có một loại thực phẩm chuyên biệt nào giúp tăng chiều cao cho một con người, mà phải đảm ăn đầy đủ, đa dạng các loại thực phẩm, đảm bảo dinh dưỡng của cả ngày.

“Nếu phải nêu tên một loại món ăn mà có nhiều chất dinh dưỡng nhất thì phải kể đến sữa và các sản phẩm từ sữa (sữa chua, phô mai…).

Trước đây, người Nhật Bản không có thói quen uống sữa nhưng sau đó Nhật Bản đưa sữa vào chế độ bữa trưa trong trường học (bữa ăn học đường), thì kể từ đó trở đi mọi người uống sữa nhiều hơn và nó cũng góp phần vào việc tăng thêm chiều cao cũng như là thể lực cho người Nhật Bản” - GS. Nakamura Teiji nói.

Vai trò của sữa với việc phát triển của trẻ

Theo Viện Dinh dưỡng Quốc gia, sữa là một loại thực phẩm, các loại sữa công thức cũng như vậy, là một loại thực phẩm trong chế độ ăn hàng ngày của trẻ. Thành phần của 100ml sữa công thức pha sẵn trên thị trường cung cấp năng lượng là 74kcal, 3 gam đạm, 9,8 gam carbohydrat, chất béo khoảng 2,5g, đồng thời cung cấp khoảng 120mg canxi và 1mg sắt.

Với trẻ trong độ tuổi bú mẹ (dưới 2 tuổi), trong bữa ăn hàng ngày cần ăn đủ các loại thực phẩm từ ít nhất 5 trong số 8 nhóm thực phẩm khác nhau bao gồm sữa mẹ hoặc sữa công thức (với những trường hợp mẹ không có sữa hoặc ít sữa).

8 nhóm thực phẩm theo phân loại của Tổ chức Y tế thế giới nhằm khuyến khích chế độ ăn đa dạng bao gồm:

  • Nhóm 1: Sữa mẹ hoặc sữa công thức (với những trường hợp mẹ không có sữa hoặc ít sữa)
  • Nhóm 2: Ngũ cốc, các loại củ
  • Nhóm 3: Các loại đậu và hạt
  • Nhóm 4: Các sản phẩm từ sữa (sữa, sữa chua, pho mát)
  • Nhóm 5: Thực phẩm từ thịt (thịt, cá, gia cầm, và gan/nội tạng)
  • Nhóm 6: Trứng
  • Nhóm 7: Trái cây, rau quả giàu Vitamin A
  • Nhóm 8: Các loại trái cây và rau quả khác

Khuyến nghị về sữa và các sản phẩm của sữa

Viện Dinh dưỡng đã có khuyến nghị về sữa và các sản phẩm của sữa theo các lứa tuổi từ 3 tuổi trở lên, trong đó có đưa ra khuyến cáo tiêu thụ nhiều dạng chế phẩm của sữa bao gồm sữa dạng lỏng (sữa tươi và sữa công thức), sữa chua, và phô mai nhằm tận dụng tối đa giá trị dinh dưỡng từ sữa:

  • Trẻ 3 - 5 tuổi mỗi ngày nên sử dụng 4 đơn vị ăn sữa và chế phẩm sữa, tương đương 15g phô mai (1 miếng phô mai), 100ml sữa chua (1 hộp sữa chua) và 200ml sữa dạng lỏng (2 ly sữa nhỏ).
  • Trẻ 6 - 7 tuổi mỗi ngày nên sử dụng 4,5 đơn vị ăn sữa và chế phẩm sữa, tương đương 15g phô mai (1 miếng phô mai), 100ml sữa chua (1 hộp sữa chua) và 250ml sữa dạng lỏng (2,5 ly sữa nhỏ).
  • Trẻ 8 - 9 tuổi mỗi ngày nên sử dụng 5 đơn vị ăn sữa và chế phẩm sữa, tương đương 30g phô mai (2 miếng phô mai), 100ml sữa chua (1 hộp sữa chua) và 200ml sữa dạng lỏng (2 ly sữa nhỏ).
  • Trẻ 10 - 19 tuổi mỗi ngày nên sử dụng 6 đơn vị ăn sữa và chế phẩm sữa, tương đương 30g phô mai (2 miếng phô mai), 200ml sữa chua (2 hộp sữa chua) và 200ml sữa dạng lỏng (2 ly sữa nhỏ).

Vì vậy, để con phát triển chiều cao, tăng cường thể lực và sức đề kháng, cha mẹ  cần đảm bảo dinh dưỡng một ngày rất đầy đủ, đa dạng các loại thực phẩm cho trẻ, cần ưu tiên những thực phẩm có giá trị sinh học cao như thịt, cá, trứng, sữa, các loại thuỷ sản… Dinh dưỡng hợp lý, đầy đủ là cái gốc để phát triển tầm vóc cho trẻ.

Bên cạnh đó, cần cho trẻ tham gia các hoạt động thể chất để giúp xương chắc khỏe, tạo môi trường sống trong lành, được ngủ sớm, ngủ đủ giấc nhằm thúc đẩy tăng trưởng và phát triển ở trẻ em.

Theo Minh Châu/Gia đình mới

Tin liên quan

Cách làm bánh khoai tây nghiền thơm ngon

Món khai vị không thể thiếu trong các bữa tiệc sang trọng, là sự mở đầu giúp bữa ăn thêm...

Hướng dẫn làm mắm tép siêu ngon chỉ với vài bước đơn giản

Mắm tép là một món ăn có hương vị đậm đà. Mắm tép chưng thịt ăn kèm với cơm càng...

6 lợi ích bất ngờ khi ăn đu đủ lúc bụng đói

Ăn đu đủ khi bụng đói vào buổi sáng mang lại nhiều lợi ích, bao gồm cải thiện tiêu hóa,...

11 món ăn mang lại may mắn ngày đầu năm mới

Và không chỉ giới hạn trong thịt lợn, trong ngày đầu năm, những thức ăn có hình con lợn (chẳng...

Loại rau giá chỉ vài nghìn/1 mớ nhưng là lại là thuốc bổ máu, dưỡng tim, mùa lạnh ăn vào...

Ngoài là một món ăn ngon, loại rau này còn được biết đến như một loại thuốc chữa bệnh hiệu...

4 loại nước uống tăng sức đề kháng trong mùa lạnh

Dừa là một loại quả quen thuộc đối với nhiều người và có rất nhiều lợi ích mà nó mang...

Nếu đang bị cảm lạnh đừng dại ăn những món này

Chảy nước mũi, ngứa cổ họng và hắt hơi không ngừng là dấu hiệu có vẻ như bạn đang đối...

Tin mới nhất

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình