Phụ Nữ Sức Khỏe

Chữa đau mắt đỏ bằng lá trầu không có thực sự hiệu quả?

Không ít người mách nhau dùng lá trầu không chữa đau mắt đỏ, vậy chữa đau mắt đỏ bằng lá trầu không có thực sự hiệu quả?

Dịch đau mắt đỏ đang bùng phát trên cả nước, vì thế mà không ít người truyền tai nhau phương pháp dùng lá trầu không để rửa mắt. Vậy nhưng có nên dùng lá trầu không để trị đau mắt đỏ không?

Chữa đau mắt đỏ bằng lá trầu không có thực sự hiệu quả?

Báo Sức khoẻ & Đời sống dẫn lời ThS.BS Nguyễn Quang Dương – Phụ trách khoa Ung bướu Bệnh viện Tuệ Tĩnh cho biết, lá trầu không còn được gọi là trầu cay, trầu lương, thổ lâu đằng.

Cây trầu không thuộc họ hồ tiêu và có tên khoa học là Piper betle L, thân leo và có cành hình trụ, rễ cây bén ở các mấu, lá trầu không mọc so le, hình tim tròn đôi khi không cân xứng.

Cây trầu không ưa ẩm môi trường bazơ và ánh sáng nên phát triển mạnh vào mùa mưa ẩm khoảng từ tháng 5 đến tháng 8.

Trong 100g lá trầu không có thành phần như năng lượng: 44 kcal, nước: 85,6g, protein: 3,1g, lipid: 0,8g, muối khoáng: 2,3g, chất xơ: 2,3g, cacbohydrat: 6,1g, canxi: 0,5g, sắt: 0,007g, vitamin A: 2,5mg.

Chữa đau mắt đỏ bằng lá trầu không có thực sự hiệu quả?

Ngoài ra, lá trầu còn chứa một số dưỡng chất như vitamin nhóm B, acid ascorbic, carotene, tinh dầu.

Không ít người truyền tai nhau mẹo chữa đau mắt đỏ bằng lá trầu không. Tuy nhiên các chuyên gia khuyến cáo không nên sử dụng biện pháp này.

Bài viết của ThS.BS. Nguyễn Quang Dương - khoa Nội tổng hợp Bệnh viện Tuệ Tĩnh cho biết, dù sử dụng lá trầu không để rửa mắt, xông mắt nhằm hỗ trợ điều trị bệnh đau mắt là rất tốt, nhưng cần sử dụng đúng cách. Nước rửa, nước xông phải đảm bảo vệ sinh, vô khuẩn, nhiệt độ phải an toàn đối với mắt.

Thực tế nhiều ca tai biến khi sử dụng các phương pháp này không đúng do quá trình pha chế nước rửa mắt không đảm bảo vệ sinh, khiến mắt bị đau lại thêm nhiễm khuẩn.

Khi xông mắt bằng nước lá trầu không, do không điều chỉnh được hơi nóng của nước xông khiến giác mạc bị bỏng, thậm chí nhiều ca còn suýt mù mắt do tai biến khi rửa mắt, xông mắt bằng nước lá trầu không.

Cách phòng ngừa dịch đau mắt đỏ

Trao đổi với Báo điện tử VTV News, BSCKII Nguyễn Thị Bạch Tuyết, chuyên khoa Mắt thuộc Khoa Liên chuyên khoa của Bệnh viện Nhi đồng 2 cho biết, đau mắt đỏ là bệnh dễ lây lan nhưng có thể phòng ngừa.

Theo bác sĩ Tuyết, bệnh viêm kết mạc ở trẻ thường xảy ra vào thời điểm chuyển giao mùa, do thay đổi thời tiết, virus và vi khuẩn gây bệnh. Đây là bệnh dễ lây lan, đường lây chủ yếu do tiếp xúc trực tiếp với dịch tiết của mắt, mũi, miệng (sử dụng chung đồ cá nhân với người bệnh, qua khăn rửa mặt, quần áo, nước trong bể bơi...).

Nguyên nhân gây viêm kết mạc thường do virus. Trong đó khoảng 80% là Adenovirus, ngoài ra còn có thể do virus Herpes, thủy đậu, Poxvirus. Bác sĩ Tuyết khuyên các bậc cha mẹ có thể phòng ngừa bệnh đau mắt đỏ bằng cách như sau:

- Hạn chế dụi tay vào mắt, mũi, miệng. Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng và dung dịch sát khuẩn tay.

- Sử dụng nước muối sinh lý (NaCl 0,9%) để rửa mắt khi đi bên ngoài về.

- Khi có dấu hiệu của bệnh cần đến cơ sở y tế để sớm được thăm khám.

Với người mắc bệnh:

- Tránh tiếp xúc trực tiếp, gần gũi với mọi người xung quanh, đeo khẩu trang khi nói chuyện và hạn chế đến nơi đông người.

- Luôn vệ sinh cá nhân sạch sẽ, nhất là hai bàn tay, dùng riêng khăn, chậu rửa, kính mắt, vỏ gối.

- Khi khỏi bệnh, phải rửa sạch kính của mình bằng xà phòng để tránh tái nhiễm lại.

Với những thông tin trên chắc hẳn bạn đã có giải đáp cho băn khoăn "Chữa đau mắt đỏ bằng lá trầu không có thực sự hiệu quả?". Các chuyên gia khuyến cáo khi có bệnh không nên áp dụng phương pháp điều trị truyền miệng nào. Hãy đến bệnh viện để được các bác sĩ chuyên khoa thăm khám và chữa trị.

Theo THANH THANH/VTC News

Tin liên quan

Số ca mắc và tử vong do sốt xuất huyết ngày càng tăng: Việt Nam sẽ tiêm thử nghiệm vaccine...

Gần đây, một loại vaccine ngừa sốt xuất huyết của Nhật Bản đang được thử nghiệm, bước đầu hiệu quả...

Tập thể dục vào mùa thu rất tốt cho sức khỏe nhưng bác sĩ khuyên có '3 không - 3...

Khi thời tiết chuyển từ hè sang thu, độ dài ngày trở nên ngắn hơn và biên độ nhiệt độ...

Sốt xuất huyết phá vỡ quy luật, nhiều bệnh nhân còn trẻ tử vong

Dịch sốt xuất đang diễn biến phức tạp, đặc biệt tại Hà Nội khi số ca mắc liên tục tăng....

Đẩy lùi đái tháo đường nhờ vận động đúng thời điểm

Một nghiên cứu mới từ Đại học Harvard và Trường Y khoa Harvard (Mỹ), dựa trên 93.000 tình nguyện viên,...

Dấu hiệu sớm nhận biết bệnh đậu mùa khỉ

Đậu mùa khỉ là bệnh truyền nhiễm lây từ người sang người qua tiếp xúc gần, bao gồm cả quan...

Xét nghiệm nửa giọt máu, phát hiện tất cả các loại ung thư?

Một nhóm khoa học gia Mỹ đã phát triển một loại xét nghiệm "pan-cancer", hứa hẹn xác định tất...

Đồng Nai phát hiện 1 người đàn ông mắc bệnh đậu mùa khỉ

Nam bệnh nhân đậu mùa khỉ này xuất hiện triệu chứng tổn thương da, phát ban dạng mủ, kích thước...

Tin mới nhất

Được mệnh danh là 'thuốc bổ thượng hạng' nhưng hay bị hôi lông: Bí quyết làm thịt vịt ngon, thơm...

1 giờ trước

Một loại rau ăn quen thuộc sánh ngang với thịt bò: Người Việt không biết, có sẵn ở Việt Nam

1 giờ trước

Người trồng sầu riêng lâu năm mách bạn bí quyết chọn quả béo ngậy, múi vàng chín đều, hạt lép,...

1 giờ trước

Điều gì xảy ra với cơ thể khi bạn uống trà bá tước mỗi ngày?

1 giờ trước

Cách làm sữa chua Hy Lạp trắng muốt, đặc và dẻo quánh như kem

1 giờ trước

cách nấu chè trôi nước tạo hình thú cưng từ mẹ đảm: Cách làm cực dễ, trẻ con thích...

1 giờ trước

Cách làm gỏi gà ngó sen thanh mát lại bổ dưỡng

19 giờ trước

Khéo tay làm bánh chuối nướng mềm thơm nức mũi chỉ trong 30 phút

22 giờ trước

Hai bộ phận của lợn được ví như 'nhân sâm, tổ yến', dễ ăn, không béo phì: Đi chợ sớm...

22 giờ trước

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình