Tuy nhiên, điều đáng nói là những người đàn ông này lại “ngoan” quá mức cần thiết.
Mẹ luôn là cả thế giới của những ngày thơ bé. Thế nhưng, khi đứa con trai chuyển mình thành thiếu niên, rồi thanh niên và sau đó là đàn ông, khoảng cách với cha mẹ dần giãn ra dù tình yêu thương và trách nhiệm nhân lên.
Chắc chẳng có bà mẹ hiểu biết và sáng suốt nào cảm thấy vui khi con trai mình răm rắp nghe lời mẹ, bất kể đúng sai. Còn những người vợ chẳng may gặp ông chồng theo “đạo mẫu”, dù họ có yêu quý mẹ chồng đến mấy cũng khó mà chấp nhận ông chồng luôn coi mẹ là nhất. Từ khoảng cách ấy, người đàn ông hình thành nên tính cách và bản ngã.
Có lẽ, mọi người mẹ trên đời này đều hiểu, đó là điều tất yếu trên hành trình trưởng thành của con và hài lòng khi con trai là chỗ dựa vững chắc cho cả mẹ và vợ.
Cô giúp việc của gia đình kể, cô vừa từ chối gả con cho người “giỏi giang, hiền lành, cha mẹ nói gì nghe nấy”. Cô bảo sợ lắm rồi mẫu đàn ông đó, vì đời cô đã nếm đủ cay đắng khi lấy một ông chồng “có hiếu”.
Ngày đó, mẹ chồng cô cũng khoe với mẹ cô: “Con trai tui giỏi giang lắm, lại hiền như cục đất, làm ra bao nhiêu là đưa hết cho mẹ giữ”. Bây giờ, người đàn bà kia cũng nói với cô một câu tương tự. Cô bảo với bà ấy: “Lấy chồng, con gái tui sẽ khổ!”.
Cô kể, hồi ấy cưới xong mẹ chồng giao cho vợ chồng cô chiếc ghe cũ để chở cát, chở gạch mướn cho người ta. Bà rất trái tính, ít khi cho cô về thăm nhà nên nhiều lúc nhớ thương cũng chỉ biết khóc.
Có lần ghe đi ngang qua nhà cha mẹ ruột, từ dưới ghe trông lên thấy giàn bầu trước sân nhà mình... cô nhớ quá nên bảo chồng tấp ghe vào thăm cha mẹ một chút rồi hãy đi tiếp.
Chồng cô bảo: “Ừ, ghé thì ghé, nhưng về má hỏi là tui nói thiệt à”. Lần đó, cô bị mẹ chồng chửi một trận vì cái tội về thăm nhà mà không xin phép bà.
Rồi cô mang thai nên hay thèm ăn, mà cũng chỉ những món rẻ tiền và dễ kiếm. Cô nói với chồng cho cô ít tiền lẻ để ăn quà vặt. Chồng cô trả lời thẳng thừng: “Không được, tui phải đưa hết cho má, nếu muốn xin thì em nói với má”.
Mà cô biết, mẹ chồng không đời nào cho cô tiền, nên đành nhịn thèm. Một lần vợ chồng cãi nhau, mẹ chồng bênh con trai rồi đuổi cô về nhà mẹ đẻ. Cô chờ mãi không thấy chồng sang đón về, vì “má không cho đi”.
Một người bạn của tôi cũng chán ngán hôn nhân vì cảm thấy hình ảnh của mình trong tim chồng chỉ là cái bóng mờ nhạt, trong khi mẹ anh hiện hữu quá to lớn và rõ rệt. Cô làm gì, nấu gì, diện gì… chồng cô cũng cho là kém mẹ anh.
Đỉnh điểm là một bữa sau khi đã mệt nhoài vì chuyện cơ quan, cô vẫn cố nấu nướng tươm tất cho chồng con nhưng chồng cô lại buông một câu: “Mẹ không nấu thế này…”. Cô điên tiết hét lên rằng, anh về bảo mẹ anh nấu cho mà ăn và trút hết những ấm ức bao năm chịu đựng.
Nhiều phụ nữ cảm thấy an tâm và tin cậy khi chàng trai mình sắp cưới biết yêu thương mẹ và thể hiện tình cảm đó bằng những hành động thiết thực. Ai đó nói rằng, nhìn vào cách một người đàn ông đối đãi với mẹ sẽ biết được cách anh ta đối xử với vợ.
Tôi cũng tin như vậy. Thế nhưng, cho dù là điều tốt, cũng chỉ nên ở mức vừa phải, một khi quá đà sẽ gây phản cảm. Nếu hỏi những người vợ lấy phải ông chồng quá tôn thờ mẹ rằng, họ có vui không, tôi tin 100% câu trả lời sẽ là “không”.