Phụ Nữ Sức Khỏe

Chỉ đau nhẹ vùng lưng không ngờ tái phát bệnh ung thư phổ biến hàng thứ 2

Đau nhẹ vùng lưng đi khám không khó thở, không sờ thấy hạch ngoại vi, huyết động và hoạt động hoàn toàn bình thường, nam bệnh nhân sốc khi biết căn bệnh hiểm tái phát.

Trung tâm Y học hạt nhân và Ung bướu – Bệnh viện Bạch Mai cho biết vừa điều trị hiệu quả cho một nam bệnh nhân mắc ung thư phổi không tế bào nhỏ. 

Bệnh nhân N.V.X, nam, trú tại Hà Nội vào viện tháng 1/2022. Trước đó, bệnh nhân đã được chẩn đoán ung thư biểu mô tuyến của phổi phải giai đoạn IIb đã được phẫu thuật cắt thùy phổi và hóa trị bổ trợ chuẩn 6 chu kỳ cách đây 3 năm.

Cách vào viện khoảng 1 tháng, bệnh nhân xuất hiện đau vùng cột sống lưng, đi khám lại phát hiện tổn thương xương cột sống ngực D8 trên hình ảnh PET/CT tăng hấp thu FDG do ung thư phổi tái phát di căn. 

Bệnh nhân nhập trung tâm Y học hạt nhân và Ung bướu – Bệnh viện Bạch Mai để chẩn đoán và điều trị.

Tại đây các bác sĩ nhận thấy thể trạng hoàn toàn khỏe mạnh (PS: 0) khi vào viện không có biểu hiện khó thở, không sờ thấy hạch ngoại vi chỉ đau nhẹ vùng lưng, huyết động và hoạt động hoàn toàn bình thường.

Kết quả mô bệnh học cho thấy bệnh nhân ung thư biểu mô tuyến, không di căn não. Hình ảnh PET/CT- FDG của bệnh nhân trước điều trị (1/2022) cho thấy có tổn thương xương, tăng chuyển hóa FDG khu trú ở đốt sống D8 (SUVmax: 4,47).

Không phát hiện hình ảnh tăng chuyển hóa FDG khu trú, bất thường ở nhu mô phổi hai bên và các vùng khác trong cơ thể.

Bệnh nhân điều trị tại Trung tâm Y học hạt nhân và Ung bướu – Bệnh viện Bạch Mai

Từ những kết quả trên các bác sĩ xác định bệnh nhân mắc ung thư biểu mô tuyến phổi phải tái phát sau phẫu thuật di căn xương cột sống (giai đoạn IV), không có đột biến EGFR/ALK, không rõ bộc lộ PD-L1.

Sau đó bệnh nhân được điều trị bước 1 bằng liệu pháp MD phối hợp với hóa trị, cụ thể là Pembrolizumab 200mg/ngày, truyền tĩnh mạch ngày 1; Pemetrexed 500mg/m2 truyền tĩnh mạch ngày 1 và Carboplatin AUC 5mg/ml/phút, truyền tĩnh mạch ngày 1. Bệnh nhân được tiến hành điều trị 6 chu kỳ cách nhau 21 ngày và không gặp bất cứ một tác dụng ngoại ý nào.

Kết quả  sau 6 chu kỳ điều trị tình trạng lâm sàng bệnh nhân tốt lên, bệnh nhân tăng 2kg và triệu chứng đau cột sống biến mất hoàn toàn.

Đáng mừng hình ảnh chụp PET/CT sau 6 chu kỳ điều trị MD + Hóa trị vào tháng 7/2022 cho thấy hình ảnh đặc xương ở thân đốt sống D8, tăng chuyển hóa FDG (SUVmax: 2,46; giảm chuyển hóa FDG so với phim chụp ngày 25/1/2022).

“Như vậy, sau điều trị bệnh đáp ứng một phần. Từ đó có thể thấy, liệu pháp MD phối hợp với hóa trị đã mang lại kỳ vọng sống thêm cho người bệnh UTPKTBN giai đoạn di căn xa không có đột biến EGFR/ALK và không bộc lộ PD-L1”, PGS.TS Phạm Cẩm Phương, Giám đốc Trung tâm Y học hạt nhân và Ung bướu – Bệnh viện Bạch Mai thông tin. 

PGS. TS Phạm Thị Cẩm Phương cho biết thêm, ung thư phổi hay ung thư phế quản là một khối u ác tính phát triển từ biểu mô phế quản, tiểu phế quản, phế nang hoặc từ các tuyến của phế nang.

Trên thế giới, hiện nay ung thư phổi đứng đầu trong các bệnh ung thư thường gặp về cả tỷ lệ mắc mới và tỷ lệ tử vong. 

Theo Globocan 2020, tại Việt Nam ung thư phổi là một trong loại ung thư phổ biến nhất (sau ung thư gan) chiếm 14% trên tổng số các loại ung thư với tỷ lệ mới mắc 182.563ca/ năm. Tỷ lệ tử vong chiếm 20,6% (122.690 ca/năm). 

Để phòng bệnh, các chuyên gia nhấn mạnh, cách tốt nhất để phòng ngừa ung thư phổi là không hút thuốc lá. Bởi người hút thuốc lá có nguy cơ mắc ung thư phổi cao hơn rất nhiều (khoàng 20 lần) so với người không hút thuốc lá. 

Theo N. Huyền/Infonet

Tin liên quan

Suýt mù mắt vì bệnh lý nguy hiểm nhiều người đang chủ quan

Đến bệnh viện thăm khám trong tình trạng mắt nhìn mờ, có thời điểm không phân biệt được màu sắc,...

Nhiều người vô tư ăn dưa chuột mà không biết những tác dụng phụ đáng sợ

Dưa leo (hay còn gọi là dưa chuột) cũng giống như những thực phẩm khác, nếu lạm dụng và ăn...

Báo động trẻ mắc bệnh liên tiếp vì "nợ miễn dịch" hậu COVID-19

"Nợ miễn dịch" hậu COVID-19 làm tăng mức độ nghiêm trọng của các bệnh nhiễm trùng ở trẻ em...

Không cần thuốc, phụ huynh cứ dùng loại hạt này đảm bảo trẻ đau dạ dày cỡ nào cũng dứt,...

Do lối ăn uống và sinh hoạt không hợp lý mà bệnh dạ dày ngày càng phổ biến. Khi mắc...

Mất cảm giác ngon miệng, có phải dấu hiệu cảnh báo ung thư?

Những bất thường khi đang ăn có thể là dấu hiệu cảnh báo ung thư, bạn nên biết để gìn...

Chuyên gia dinh dưỡng chỉ nguy cơ tiềm ẩn trong đĩa sashimi hấp dẫn

Sashimi là món ăn hấp dẫn nhưng khi thưởng thức bạn cần hiểu đúng về những lợi ích và lưu...

Sốt xuất huyết "bùng nổ": Hà Nội kiểm soát dịch như thế nào?

Sốt xuất huyết hiện là dịch bệnh đang bùng phát mạnh nhất tại Hà Nội. Cộng dồn năm 2022, thành...

Tin mới nhất

Loại quả được coi là bí quyết 'bảo dưỡng' nhan sắc Từ Hy Viên ở tuổi 48: Hóa ra ở...

2 giờ trước

Giải đáp lời đồn đại 'ăn phở rồi uống trà đá' gây ung thư: Những lưu ý khi ăn món...

2 giờ trước

Gu thời trang của Ngu Thư Hân trong Suỵt, Nhà Vua Đang Ngủ Đông gây hoang mang MXH

3 giờ trước

Tự nấu bữa sáng tại nhà có thực tốt hơn ăn hàng quán? Bác sĩ chỉ ra một khác biệt...

3 giờ trước

Tuần nào cũng ăn mì, thanh niên 26 tuổi có cholesterol xấu cực cao, mì ăn liền thực sự có...

3 giờ trước

Vị bác sĩ không bao giờ đụng tới 3 món này vì vừa gây béo lại dễ ung thư, người...

3 giờ trước

Gặp trường hợp chân tay run và tim đập nhanh khi bị đói, bác sĩ cảnh báo có thể liên...

15 giờ trước

Những bộ cánh đẹp nhất tại Liên hoan phim Cannes 2024

15 giờ trước

Ung thư ở tuổi 30

15 giờ trước

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình