Phụ Nữ Sức Khỏe

Chăm sóc trẻ tay chân miệng từ những lưu ý không thể xem thường

Bệnh tay chân miệng là một bệnh thường gặp ở trẻ em, nhất là những trẻ dưới 5 tuổi. Bệnh này có thể điều trị tại nhà nhưng nếu chăm sóc trẻ bị tay chân miệng không đúng cách sẽ dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm đến sức khỏe. Hãy tham khảo kinh nghiệm chăm sóc trẻ bị tay chân miệng trong bài viết này.

1. Bệnh tay chân miệng là gì?

cham soc tre bi tay chan mieng
Bệnh tay chân miệng là bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ - Ảnh minh họa: Internet

Bệnh tay chân miệng là bệnh truyền nhiễm do siêu vi trùng đường ruột Coxsackievirus và Enterovirus 71(EV71) gây ra. Bệnh có khả năng lây lan nhanh từ người này sang người khác và chủ yếu qua đường tiêu hóa.

Trẻ lành tiếp xúc trực tiếp với trẻ bệnh rất dễ  bị nhiễm bệnh do hít phải nước bọt của trẻ bệnh văng ra trong lúc nói chuyện, ho hoặc hắt hơi. Trẻ lành cầm vào đồ vật có dính nước bọt hay chất tiết mũi họng của trẻ bệnh cũng sẽ bị lây bệnh. Ngoài ra, bệnh tay chân miệng còn lây qua tay của người chăm sóc.

2. Dấu hiệu nhận biết bệnh tay chân miệng

cham soc tre bi tay chan mieng
Trẻ bị bệnh thường xuất hiện nhiều nốt phỏng đỏ ở các vùng tay, chân, miệng - Ảnh minh họa: Internet

Có rất nhiều dấu hiệu biểu hiện của bệnh tay chân miệng mà mẹ có thể dùng mắt thường và cảm giác đó là:

- Trẻ nóng, sốt trên 38°C

- Thời kỳ ủ bệnh thường thấy (từ khi nhiễm bệnh cho đến khi bắt đầu có triệu chứng) là 3 đến7 ngày

 - Một số dấu hiệu khác xuất hiện trên tay, chân, miệng như: Loét miệng – những đốm đỏ phát triển bên trong vết nhiệt miệng màu vàng, đốm đỏ và mụn nước – các nốt đỏ xuất hiện trên ngón tay, ngón chân, bàn tay và bàn chân rồi phát triển thành những mụn nước có vòng tròn màu xám.

- Phỏng nước: Xuất hiện ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, gối, mông; tồn tại trong khoảng 7 ngày sau đó để lại vết thâm.

Ngoài ra, có một số trường hợp trẻ bị tay chân miệng nhưng không sốt, đây là dấu hiệu bình thường vì đối với những trẻ khác nhau thì triệu chứng cũng khác nhau và các biểu hiện cũng không đồng thời xuất hiện. Chính vì thế mà mẹ cần quan sát con thật kỹ để phát hiện bệnh sớm tránh việc để lâu dẫn đến biến chứng.

Dù đã biết đến bệnh tay chân miệng sẽ kéo dài một thời gian nhưng ít ai biết rằng bệnh tay chân miệng bao lâu thì khỏi. Thông thường, các mụn nước sẽ tự biến mất sau 1 đến 2 tuần. Khi đó gần như là bé đã khỏi bệnh, mẹ nên mua râu ngô hoặc một số loại nước rau quả giải nhiệt khác cho bé uống.

3. Biến chứng của bệnh tay chân miệng

cham soc tre bi tay chan mieng
Bệnh tay chân miệng nếu không điều trị đúng cách có thể để lại những biến chứng nguy hiểm - Ảnh minh họa: Internet

Bệnh tay chân miệng nếu không điều trị và chăm sóc đúng cách có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm đến sức khỏe của bé, vì vậy chúng ta cần có kế hoạch chăm sóc trẻ bị tay chân miệng một cách hợp lí.

- Biến chứng thần kinh: viêm não, viêm màng não.

- Biến chứng tim mạch hô hấp: viêm cơ tim, phù phổi cấp, tăng huyết áp, suy tim, trụy mạch nếu không được theo dõi và điều trị kịp thời.

4. Cách chăm sóc trẻ bị tay chân miệng

Bệnh tay chân miệng rất dễ lây lan và có thể để lại biến chứng nếu không chăm sóc trẻ đúng cách, vậy khi trẻ bị tay chân miệng cần làm gì?

Các bậc phụ huynh cần có kiến thức về bệnh tay chân miệng ở trẻ. Khi phát hiện trẻ có dấu hiệu nghi ngờ của bệnh tay chân miệng cần đưa trẻ đến bệnh viện để xét nghiệm và tư vấn phương pháp điều trị. Đây là cách nhanh nhất và an toàn nhất để bảo đảm sức khỏe cho con và tránh làm lây lan căn bệnh này đến gia đình, người thân và cộng đồng.

cham soc tre bi tay chan mieng
Theo dõi trẻ để phát hiện bệnh sớm - Ảnh minh họa: Internet

Trong thời gian bệnh, trẻ cần được uống nước đầy đủ. Thuốc thường dùng cho trẻ bị bệnh tay chân miệng và đặc biệt không để cho bé gãi, chọc vào bọng nước trên da. Không dùng muối, chanh hay loại thuốc liền da, chống viêm nào để giảm nổi mẩn ngứa mà không có chỉ định của bác sĩ.

Cha mẹ cần vệ sinh những nơi mà trẻ tiếp xúc, vui chơi và các món đồ chơi, vật dụng của trẻ  một cách thường xuyên. Vệ sinh tay chân trước khi chơi cùng con, cho trẻ ăn uống hợp vệ sinh, tránh ăn thức ăn kém vệ sinh và không rõ nguồn gốc. Vệ sinh cẩn thận những dụng cụ ăn uống của trẻ và không cho trẻ dùng chung khăn ăn, khăn tay với những người khác.

cham soc tre bi tay chan mieng
Tránh việc bệnh gây ra biến chứng, mẹ cần chăm sóc trẻ đúng cách - Ảnh minh họa: Internet

Ngoài ra cha mẹ cần nắm rõ cách chăm sóc trẻ bị tay chân miệng tại nhà theo hướng dẫn của bác sĩ để trẻ khỏi bệnh trong thời gian nhanh nhất.

Vây chăm sóc trẻ bị tay chân miệng như thế nào là tốt nhất?

- Thực hiện cách ly theo đường tiếp xúc, hạn chế cho trẻ ra ngoài để tránh lây nhiễm cho trẻ khác.

-Phối hợp dùng thuốc kháng sinh và/hoặc thuốc hạ sốt theo chỉ dẫn của nhân viên y tế.

- Vệ sinh tay trước và sau mỗi lần chăm sóc trẻ.

- Vệ sinh miệng và bôi thuốc vùng miệng cho trẻ theo chỉ định của bác sĩ (thường vệ sinh trước khi cho trẻ ăn 30 phút).

- Tránh cho trẻ ăn nóng, cho trẻ ăn thức ăn nguội, mềm, lỏng, dễ tiêu như: cháo, sữa... và nên chia thành các bữa ăn nhỏ.

- Luôn giữ vệ sinh da sạch sẽ, dùng xanh - methylen để chấm lên các nốt phỏng nước.

- Thay quần áo và tắm rửa hằng ngày cho trẻ bằng nước ấm, nên mặc quần áo vải mềm, rộng rãi, thấm hút mồ hôi cho trẻ.

- Theo dõi tình trạng của trẻ, phát hiện sớm các dấu hiệu cảnh báo, dấu hiệu nặng để xử trí kịp thời: Mạch nhanh, run chi, đi không vững (nếu trẻ đã biết đi). Giật mình >2 lần/30 phút.

Để chăm sóc trẻ tốt nhất có thể, cha mẹ nên lập kế hoạch chăm sóc trẻ bị tay chân miệng một cách khoa học và hợp lí theo hướng dẫn của bác sĩ.

Ngoài việc phải giữ vệ sinh, áp dụng các phương pháp điều trị theo sự chỉ dẫn của bác sĩ thì mẹ cần có một chế độ ăn hợp lí cho bé:

- Đối với trẻ đang bú sữa mẹ cần cho bé bú như bình thường và nên tăng số lần cho bé bú.

 - Nên cho bé ăn những món bé thích.

 - Thức ăn cần được làm mềm mịn, lỏng để giúp bé không bị đau miệng. Một số loại thực phẩm mẹ nên cho bé ăn bao gồm cháo, súp, sữa chua, sữa, phô mai,...

 - Khi bị tay chân miệng bé có thể ăn ít hơn bình thường vì vậy mẹ cần chia nhỏ bé ăn để giúp bé ăn được nhiều hơn.

 - Tăng cường cho bé uống nước hoa quả và ăn rau xanh, trái cây để bổng sung vitamin.

 - Nếu bé không muốn ăn nữa thì mẹ không nên ép buộc. Cho bé uống 1 ly sữa để bù vào.

 - Bé cần ăn từ 3 đến 5 bữa/ ngày. Các bữa ăn cần đầy đủ chất dinh dưỡng. Thời gian ăn cách nhau từ 3 đến 4 giờ.

 - Sau khi ăn cho bé súc miệng bằng nước muối.

 Bệnh này thường điều trị tại nhà thì sẽ khỏi, nhưng khi thấy trẻ sốt cao, mụn nhiều là dấu hiệu nặng, có nguy cơ biến chứng, sốt cao 39oC trở lên hoặc sốt cao kéo dài từ 48 giờ trở đi; quấy khóc, bứt rứt, ói nhiều; ngủ lịm, dễ giật mình, hoảng hốt, run tay chân, chới với, đi loạng choạng, mạch nhanh không tương ứng với nhiệt độ thân người; thở khó/ thở nhanh, da nổi vằn... thì cần cho trẻ nhập viện ngay.

5. Phòng bệnh tốt hơn chữa bệnh

cham soc tre bi tay chan mieng
Khi phát hiện trẻ có dấu hiệu bất thường, cần đưa trẻ đến bệnh viện ngay - Ảnh minh họa: Internet

Hiện nay vẫn chưa có vắc-xin phòng bệnh nên mẹ cần thực hiện tốt các biện pháp sau:

- Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng dưới vòi nước chảy, nhất là trước và sau khi nấu ăn, trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh

- Khi chăm sóc trẻ thì cần lưu ý rửa tay sau mỗi lần thay tã, làm vệ sinh cho trẻ

- Vệ sinh các dụng cụ, vật dụng, đồ chơi, sàn nhà bằng nước và xà phòng.

- Cho trẻ ăn chín uống sôi, chế độ ăn hợp lí để tăng cường sức đề kháng cho trẻ

- Khử khuẩn môi trường có trẻ bị bệnh và môi trường xung quanh.

Nếu bé được chẩn đoán mắc bệnh tay chân miệng thì ba mẹ cần cho bé cách ly ở trong phòng để phòng tránh lây lan tạo nên ổ dịch.

Nhật Hạnh (T.H)

Tin liên quan

Cho trẻ sơ sinh bú mẹ đúng cách để sữa về ào ạt sau sinh

Lâu nay ai cũng nghĩ cách cho trẻ sơ sinh bú mẹ là việc hết sức đơn giản. Trên thực...

Kinh nghiệm cho trẻ đi mẫu giáo lần đầu 'không một tiếng khóc'

Đi học mẫu giáo là một cột mốc quan trọng cho cả bố mẹ và bé yêu, sẽ khó có...

Phải làm sao khi trẻ sơ sinh bị hăm mông mãi không khỏi?

Trẻ sơ sinh bị hăm mông là nỗi lo lắng mà bà mẹ nào cũng có thể gặp phải. Mỗi...

Chăm sóc trẻ em sơ sinh vào mùa hè đúng cách và những điều mẹ nên làm

Chăm sóc trẻ em sơ sinh mùa hè luôn là chủ đề được nhiều mẹ quan tâm. Tuy nhiên làm...

Trẻ sơ sinh bị viêm ruột: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị hiệu quả

Trẻ nhỏ thể chất yếu ớt nên dễ mắc bệnh, trong đó vấn đề trẻ sơ sinh bị viêm ruột...

Cách chăm sóc trẻ bị sốt siêu vi cha mẹ nên biết để tránh biến chứng nguy hiểm

Sốt siêu vi là thuật ngữ chỉ chung những trường hợp sốt do nhiễm các loại virus khác nhau. Phần...

Trẻ 6 tháng bị táo bón: Mẹ phải làm sao cho con nhanh khỏi?

Trẻ khi bước vào tuổi ăn dặm thường bị táo bón do thay đổi chế độ dinh dưỡng. Tình trạng...

Tin mới nhất

Dự báo thời tiết ngày 23/11: Hà Nội nhiều mây, sáng sớm trời rét, miền Trung có mưa lớn

16 giờ trước

Thêm thứ này vào nước rồi tưới cho cây khế, hoa sai trĩu cành, kết trái ngọt lịm quanh năm

16 giờ trước

Nỗi oan khó nói của ông chồng bị vợ nghi ngoại tình

1 ngày 7 giờ trước

Vì sao con người lùn đi khi về già?

1 ngày 7 giờ trước

Đàn ông cũng cần được khóc

1 ngày 7 giờ trước

Quảng Nam công bố dịch bệnh chó dại ở 1 huyện

1 ngày 11 giờ trước

Bộ Y tế trả lời về đề nghị cân nhắc sửa toàn diện Luật Bảo hiểm y tế

1 ngày 11 giờ trước

Có 3 loại cây nhà giàu nào cũng thích: Trồng trước nhà hút tài lộc đuổi vận xui, trồng sau...

1 ngày 15 giờ trước

Ăn canh nấm rừng, 8 người bị ngộ độc, phải nhập viện cấp cứu khẩn

1 ngày 15 giờ trước

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình