Phụ Nữ Sức Khỏe

Chăm sóc răng miệng từ trong bụng mẹ

Sức khỏe răng miệng có liên quan chặt chẽ với sức khỏe tổng thể. Bệnh răng miệng làm ảnh hưởng đến ăn nhai, dinh dưỡng, giao tiếp và thẩm mỹ.

Khi răng bị tổn thương trầm trọng sẽ khó hồi phục hoàn toàn, làm ảnh hưởng đến lao động, học tập, niềm vui sống của mỗi cá nhân. Vì vậy, việc chăm sóc răng miệng cần phải được chú trọng, tập trung vào từng giai đoạn phát triển, từ trong bụng mẹ, phát triển thành một đứa trẻ và tiếp tục cho đến suốt cuộc đời.

Giai đoạn trước sinh

Phụ nữ mang thai cần được kiểm tra tổng quát và khám kiểm tra răng miệng. Sản phụ nên chải răng tối thiểu 2 lần/ngày với kem đánh răng có chứa fluoride. Sử dụng bàn chải lông mềm đảm bảo vệ sinh được toàn bộ các mặt răng và đặc biệt vùng tiếp giáp răng với nướu.

Hạn chế ăn đồ ngọt, uống nước có ga và các loại kẹo ngọt làm dính răng. Nên ăn nhiều trái cây và rau củ; cung cấp đầy đủ canxi: mẹ mang thai cần lượng canxi cho sự phát triển của răng và xương của em bé. Canxi có thể được tìm thấy trong sữa, pho-mát, đậu khô và những loại rau có lá xanh.

Vệ sinh răng miệng cho trẻ hằng ngày để bảo vệ sức khỏe răng miệng.

Giai đoạn từ 0 - 6 tháng tuổi

Nguồn nước đang sử dụng phải đảm bảo lượng fluoride giúp ngăn ngừa sâu răng, nếu không đủ, nha sĩ có thể kê thêm fluoride để bổ sung cho em bé. Bé bú sữa tránh để bé ngậm ti liên tục làm tổn thương nướu.

Những nghiên cứu cho thấy, người chăm trẻ có thể truyền những vi khuẩn gây sâu răng cho bé ngay khi bé bắt đầu mọc răng. Điều này xảy ra thông qua việc dùng chung hoặc nếm thức ăn của bé hoặc để bé cho tay vào miệng người chăm sóc.

Giai đoạn 6 - 18 tháng tuổi

Hạn chế tối đa việc bú bình liên tục trong ngày và bú bình trong lúc ngủ. Vệ sinh răng miệng cho trẻ hàng ngày. Khi răng của trẻ bắt đầu mọc, cần lau sạch răng cho trẻ hàng ngày bằng bàn chải trẻ em mềm, ướt.

Vén môi và quan sát răng, nếu thấy các đốm màu nâu hoặc màu trắng như phấn, hãy đưa trẻ đến khoa Răng hàm mặt bệnh viện Sản Nhi để khám và điều trị. Nếu không có vấn đề gì bất thường thì khi trẻ được 1 tuổi cũng nên đưa trẻ khám răng lần đầu tiên.

Giai đoạn 18 - 24 tháng tuổi

3 điều nên thực hiện để bảo vệ răng nướu của trẻ trong giai đoạn chập chững biết đi: giảm số lần ăn bữa phụ của trẻ trong ngày; tránh cho trẻ uống nước có ga, kẹo ngọt và thực phẩm tinh bột như khoai tây chiên, bánh quy dính; tránh ăn vặt liên tục. Nếu cho trẻ ăn kẹo hay bánh bột thì cho ăn vào bữa chính.

Ảnh minh họa: Internet

Chải răng ít nhất 2 lần/ngày sau bữa ăn sáng và trước khi đi ngủ. Sử dụng bàn chải mềm dành cho trẻ để làm sạch răng và nướu. Nếu trẻ đã biết nhổ bọt kem thì chải răng với kem dành cho trẻ em. Trẻ có thể tự chải răng, nhưng phải giám sát và giúp đỡ trẻ.

Giai đoạn 2 - 5 tuổi

Một bộ răng sữa khỏe mạnh sẽ góp phần đảm bảo chức năng ăn nhai, thẩm mỹ, giao tiếp và tạo tiền đề tốt cho bộ răng vĩnh viễn khỏe mạnh. Khám răng định kỳ là hết sức quan trọng để duy trì sức khỏe răng miệng tốt.

Các bậc phụ huynh hãy giúp các con chải răng mỗi ngày ít nhất 2 lần, mỗi lần 3 - 5 phút, sử dụng bàn chải thông thường hoặc có lông mềm. Đưa trẻ đi khám răng định kỳ 6 tháng/lần bắt đầu từ lúc trẻ được 2 tuổi rưỡi đến 3 tuổi hoặc theo chỉ định của nha sĩ.

Giai đoạn 6 - 12 tuổi

Trẻ sẽ trải qua nhiều thay đổi bởi hàm răng sữa sẽ dần được thay thế bởi răng vĩnh viễn. Răng vĩnh viễn thường to và màu sắc vàng hơn. Chiếc răng vĩnh viễn đầu tiên mọc lên thông thường là răng cửa hàm dưới vào khoảng 6 tuổi. Nó mọc ngay sau răng hàm sữa cuối cùng và không thay thế được nữa.

Trong suốt những năm tháng phát triển của trẻ, trải qua từng giai đoạn, bộ răng của trẻ sẽ tiếp tục có những thay đổi. Một số trẻ sẽ cần phải đến khám chỉnh nha, dựng thẳng những răng bị nghiêng hay xếp đều các răng trên cung hàm đảm bảo chức năng ăn nhai và thẩm mỹ.

An Miên

Tin liên quan

Mẹ có biết: Men vi sinh và men tiêu hóa khác nhau như thế nào?

Hiện nay, để điều trị nhưng hội chứng liên quan đến rối loạn tiêu hóa, trong đơn thuốc của bác...

Bệnh viện Nhi đồng 1 phẫu thuật tách thành công cặp song sinh dính liền gan

Sau 4 tiếng, ca phẫu thuật tách cặp song sinh dính liền gan tại bệnh viện Nhi đồng 1 TP.HCM...

Chuyên gia hướng dẫn cha mẹ cách chọn sữa cho trẻ giai đoạn 2 - 6 tuổi

Chọn sữa cho bé từ 2 - 6 tuổi cần đáp ứng 2 tiêu chí: Phục vụ nhu cầu dinh...

5 trẻ tới khám thì 3 bé ung thư buồng trứng: Bác sĩ ung bướu cảnh báo cha mẹ

Những đứa trẻ còn mặc đồng phục học sinh đến khám vì thấy đau bụng, bụng to bất thường. Chỉ...

Hành trình dạy con nên người nên bắt đầu từ những thứ nhỏ nhặt nhất

Hạnh phúc nhất của cuộc đời các bậc cha mẹ là có thể nuôi dạy con nên người, trở thành...

Bí quyết 'vàng' dạy con ngoan ngoãn mà cha mẹ nào cũng nên đọc

Trẻ không nghe lời, bướng bỉnh là việc khiến nhiều bậc làm cha làm mẹ đau đầu. Để giải quyết...

Bệnh chảy máu cam ở trẻ em: Càng xem nhẹ, biến chứng càng nguy hiểm

Bệnh chảy máu cam ở trẻ em là căn bệnh khá phổ biến của lứa tuổi. Tuy nhiên nếu bệnh...

Tin mới nhất

Từ nay đến hết 30/4 cả nước nắng nóng như đổ lửa, có nơi lên đến 42 độ C

5 giờ trước

Mình khó chịu thì chịu khó xem lại mình

5 giờ trước

Thử thách tìm cà vạt trong khu công viên: Nếu làm được chứng tỏ bạn có khả năng quan sát...

10 giờ trước

Chữa lành không hề là... làm quá

23 giờ trước

WHO báo động: Quá nhiều người trẻ dùng rượu bia, thuốc lá điện tử

1 ngày trước

Khỉ đuôi dài lại quậy phá, 'ăn cắp' trứng gà nhà dân ở Củ Chi

1 ngày trước

Chuỗi ngày nắng nóng đỉnh điểm và kéo dài kỷ lục trong gần 30 năm ở TP.HCM, kéo dài 74...

1 ngày 5 giờ trước

Tạm giữ 2 nghi phạm trộm xe máy và 81 đơn hàng của nam shipper ở TP.HCM

1 ngày 5 giờ trước

Chỉ thiên tài có IQ cao mới phát hiện ra 16 chú mèo đang ẩn náu giữa đàn chó trong...

1 ngày 5 giờ trước

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình