Phụ Nữ Sức Khỏe

Bệnh chảy máu cam ở trẻ em: Càng xem nhẹ, biến chứng càng nguy hiểm

Bệnh chảy máu cam ở trẻ em là căn bệnh khá phổ biến của lứa tuổi. Tuy nhiên nếu bệnh bị xem nhẹ vì nhiều trẻ gặp phải, biến chứng sẽ càng nguy hiểm.

Chảy máu cam hay chảy máu mũi ở trẻ em là một bệnh lý thường gặp. Nhiều người cho rằng đây chỉ là một hiện tượng thông thường do cơ thể trẻ bị thiếu chất gây ra và không phải bệnh nặng. Tuy nhiên bệnh chảy máu cam ở trẻ em thực sự không thể xem nhẹ bởi chúng có thể gây ra rất nhiều biến chứng nguy hiểm.

Tìm hiểu về bệnh chảy máu cam ở trẻ em

Mặc dù là căn bệnh khá phổ biến ở trẻ em nhưng nhiều người lớn vẫn chưa có cách hiểu thực sự đầy đủ nhất về căn bệnh này. Đó cũng chính là lý do khiến nhiều cha mẹ vẫn cứ tin rằng bệnh chảy máu cam ở trẻ em chỉ là một bệnh lý bình thường.

Bệnh chảy máu cam ở trẻ em là bệnh gì?

Chảy máu cam ở trẻ em hay còn được gọi chảy máu mũi là tình trạng xuất hiện ở trẻ khi các mạch máu nhỏ bên trong mũi bị vỡ, gây chảy máu. Hiện tượng này thường xuất hiện nhiều ở trẻ trong độ tuổi từ 2 đến 10 tuổi và thường xảy ra nhiều vào buổi sáng.

Chảy máu cam ở trẻ em thường được chia thành 2 loại: Chảy máu mũi trước và chảy máu mũi sau.

Chảy máu mũi trước

Sẽ chiếm đa số (90%) các trường hợp trẻ bị chảy máu cam. Đám rối Kieselbach ở bên dưới của vách ngăn mũi chính là nơi dễ bị tổn thương nhất vì tập trung rất nhiều mạch máu nhỏ.

Những mạch máu này dễ bị vỡ ra, gây chảy máu nếu như bị tổn thương cục bộ bằng những hành động như: Day mũi, ngoáy mũi, hoặc hắt hơi quá nhiều.

Chảy máu mũi trước sẽ thường chỉ chảy một bên và chảy về phía trước. Máu sẽ chảy lâu hơn tuy nhiên khối lượng sẽ không nhiều. Máu sẽ ngừng chảy nếu được áp dụng các biện pháp sơ cứu kịp thời.

Nhẹ nhất thì chỉ cần bế trẻ, để trẻ ngửa đầu ra phía trước, bóp chặt cánh mũi lại, giữ nguyên tư thế khoảng 5 đến 10 phút là máu sẽ ngừng chảy. Trường hợp nặng phải tới cơ sở y tế nhờ can thiệp chứ không được tự ý sơ cứu tại nhà.

benh chay mau cam o tre em1
Bệnh chảy máu cam ở trẻ em - Ảnh minh họa: Internet

Chảy máu mũi sau

Chảy máu mũi sau sẽ chiếm 10% còn lại và liên quan đến những mạch máu ở sâu bên trong mũi. Tuy nhiên tình trạng chảy máu mũi sau này rất ít xuất hiện ở lứa tuổi trẻ em mà thường xuất hiện ở người lớn tuổi. Máu sẽ chảy ở cả hai bên mũi, chảy ngược ra phía sau và đi nhiều xuống hỏng. Nếu không kiểm soát kịp sẽ gây ra những biến chứng rất nguy hiểm.

Nguyên nhân bệnh chảy máu cam ở trẻ em là gì?

Theo Đông y, nguyên nhân bệnh chảy máu cam ở trẻ em sẽ được chia thành 2 nguyên nhân chính: Nguyên nhân nội nhân và nguyên nhân ngoại nhân.

Nguyên nhân nội nhân

Bệnh chảy máu cam ở trẻ em xuất hiện do chức năng gan thận bị suy yếu. Chất độc trong cơ thể không được thanh lọc, tích tụ lại thường gọi là hiện tượng tích nhiệt. Tích nhiệt nhiều ở đâu thì ở đó sẽ có bệnh.

Thánh Y Hải Thượng Lãn Ông đã từng nói trong y thư rằng: "Nhiệt tích trong cơ thể, khi nhiệt trong cở thể lên cao sẽ làm Bức Huyết Vọng Hành, làm cho mạch máu vỡ ra gây xuất huyết, chảy máu cam, đi ngoài ra máu hoặc ho ra máu".

benh chay mau cam o tre em2
Trẻ bị chảy máu cam do viêm mũi dị ứng - Ảnh minh họa: Internet

Nguyên nhân ngoại nhân

Có rất nhiều yếu tố ngoại nhân gây ra hiện tượng chảy máu cam ở trẻ em.

Có thể do cơ thể trẻ sử dụng nhiều loại thuốc kháng sinh kéo dài trong thời gian điều trị bệnh. Cơ thể nóng, tích nhiệt càng dễ xảy ra bệnh chảy máu cam.

Chế độ ăn uống của trẻ thiếu khoa học. Trẻ không ăn rau củ, hoa quả, uống nước mà thường xuyên ăn đồ nóng, đồ chiên rán, bánh kẹo, nước ngọt. Chất béo, chất đạm không thể chuyển hóa kịp sẽ tích tụ trong cơ thể trẻ nên sinh nhiệt. Cơ thể trẻ lúc nào cũng sẽ cảm thấy nóng nực, khó chịu, sinh ra hiện tượng chảy máu cam.

Khu vực sống cũng là một trong những nguyên nhân gây bệnh chảy máu cam cho trẻ. Không khí ô nhiễm, lẫn nhiều khói bụi. Kèm theo đó là thời tiết thay đổi, quá nóng bức hoặc hanh khổ cũng sẽ khiến các cơ quan hô hấp hoạt động nhiều hơn, sinh nhiệt trong cơ thể trẻ.

Một số trẻ mắc các bệnh dị ứng hay bị nhiễm trùng mũi, họng cũng có thể là tác nhân gây bệnh. Với những trẻ chảy máu cam do bệnh lý, cha mẹ sẽ phải thường xuyên theo dõi tình trạng sức khỏe của trẻ. Bởi những trẻ này sẽ thường có tỉ lệ chảy máu cam cao hơn so với những trẻ khác.

Nhiều trẻ có thói quen ngoáy mũi hoặc khi nô đùa, nhét dị vật cứng vào mũi cũng có thể gây ra hiện tượng chảy máu cam. Một số ít khác các bé có khối u lành tính hoặc ác tính trong khoang mũi cũng có thể gây ra hiện tượng chảy máu cam. Tuy nhiên đây là trường hợp vô cùng hiếm gặp nhưng cũng không thể xem nhẹ.

benh chay mau cam o tre em3
Chế độ ăn uống thiếu khoa học cũng là nguyên nhân khiến trẻ bị chảy máu cam - Ảnh minh họa: Internet

Trẻ bị chảy máu cam, khi nào nên đi gặp bác sĩ?

Chảy máu cam ở trẻ em có nguy hiểm không và trẻ bị chảy máu cam, khi nào nên đi gặp bác sĩ đều là những câu hỏi mà cha mẹ nào cũng quan tâm.

Chảy máu cam ở trẻ em nhiều người lớn vẫn nghĩ là không nguy hiểm. Có lẽ đúng nếu trẻ bị chảy máu mũi trước, rất ít khi bị hoặc chỉ chảy máu trong 1 thời gian rất ngắn và máu được cầm sau khi sơ cứu.

Tuy nhiên nếu trẻ chảy máu cam trong những trường hợp sau thì người lớn nhất định không thể xem nhẹ. Bạn sẽ phải đưa trẻ đi kiểm tra ngay, để lâu sẽ gây ra những biến chứng rất nguy hiểm:

  • Sau khi đã áp dụng các biện pháp sơ cứu suốt 20 phút nhưng máu vẫn chảy ra từ mũi trẻ.
  • Trẻ thường xuyên bị chảy máu trong một khoảng thời gian ngắn.
  • Lượng máu chảy một lần khá nhiều hoặc chảy nhanh đến mức phải tới cơ sở y tế để cầm máu.
  • Trẻ bị chảy máu cam do va đập mạnh như bị ngã úp mặt xuống vật cứng hoặc bị đấm mạnh vào mặt.
  • Trẻ biếng ăn, người gầy yếu, hay kêu chóng mặt.
  • Trẻ có hiện tượng chảy máu mũi sau, máu chảy xuống họng.
benh chay mau cam o tre em4
Cách sơ cứu khi trẻ bị chảy máu cam - Ảnh minh họa: Internet

Cách chữa bệnh chảy máu cam ở trẻ em

Bệnh chảy máu cam ở trẻ em là một bệnh dễ phòng tránh nếu cha mẹ chú ý bảo vệ sức khỏe cho con.

Cần vệ sinh mũi cho trẻ 1 đến 2/tuần bằng nước muối sinh lý để phòng ngừa các bệnh về viêm mũi, xoang mũi. Không cần phải vệ sinh quá nhiều lần bởi chất nhầy tự nhiên phủ ở niêm mạc mũi có tác dụng bảo vệ sẽ mất đi. Mũi trẻ sẽ càng dễ bị khô, nhiễm khuẩn nhất là khi thời tiết thay đổi, nhiều khói bụi.

Khi tiết trời hanh khô, bạn có thể bôi 1 lớp vaseline vào phần trước của vách mũi của trẻ để giữ ẩm. Cha mẹ cũng cần nhớ cho trẻ uống đủ nước và giữ độ ẩm của cơ thể cân bằng với độ ẩm của môi trường. Chế độ dinh dưỡng của trẻ ngoài chất đạm, chất béo thì cần bổ sung nhiều rau xanh, hoa quả, vitamin và khoáng chất để tăng cường sức đề sáng của cơ thể.

Nếu trẻ có hiện tượng chảy máu cam bất thường thì cần nhanh chóng đưa trẻ đến các cơ sở y tế để tìm ra nguyên nhân gây bệnh sớm nhất.

benh chay mau cam o tre em5
Áp dụng chế độ dinh dưỡng khoa học cho trẻ - Ảnh minh họa: Internet

Biện pháp sơ cứu khi trẻ bị chảy máu cam: Khi trẻ bị chảy máu cam, cha mẹ chỉ cần bình tĩnh bế trẻ đặt lên đùi mình. Lấy ngón tay hơi đè lên cánh mũi của trẻ, ngửa đầu trẻ về phía trước một chút và giữ nguyên tư thế khoảng 5 đến 10 phút để máu ngừng chảy.

Sau khi trẻ đã ngừng chảy máu cam, cần để trẻ nghỉ ngơi và bổ sung thêm chế độ dinh dưỡng cho trẻ.

Bệnh chảy máu cam ở trẻ em cha mẹ tuyệt đối không thể chủ quan mà bỏ qua. Hãy chú ý tới những biểu hiện của bệnh để tìm cách điều trị nhanh nhất, hợp lý nhất cho trẻ. Đừng vì sự chủ quan để xảy ra sai lầm đáng tiếc cho sức khỏe của trẻ.

Mai Thủy

Tin liên quan

Cách phòng bệnh viêm amidan cấp

Con tôi 4 tuổi thường xuyên bị viêm VA, viêm họng. Cơ quan tôi có cháu 5 tuổi phải...

Những biện pháp phòng chống bệnh sốt xuất huyết trong mùa cao điểm

Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm cấp tính do vi rút Dengue gây ra, lây lan qua vết muỗi...

Khốn khổ vì viêm tai do đi bơi: Phòng bệnh như thế nào?

Viêm tai ngoài do đi bơi là tình trạng nhiễm trùng ống tai và khá phổ biến nhất là ở...

Dấu hiệu cảnh báo thiếu sắt ở trẻ em

Thiếu sắt trong máu có thể dẫn đến nhiều biến chứng, chẳng hạn như thiếu máu không đảm bảo...

Cách trị táo bón cho trẻ cha mẹ nên thuộc nằm lòng để nuôi con khỏe mạnh

Táo bón cũng là triệu chứng thường gặp, nếu không điều trị đúng cách không những khiến trẻ khó chịu...

Bí quyết 'vàng' dạy con ngoan ngoãn mà cha mẹ nào cũng nên đọc

Trẻ không nghe lời, bướng bỉnh là việc khiến nhiều bậc làm cha làm mẹ đau đầu. Để giải quyết...

Giáo sư Đào Văn Long: Không phải bất cứ lúc nào cũng bổ sung men vi sinh

Thấy con biếng ăn, táo bón, tiêu chảy, uống kháng sinh nhiều… đủ các loại lý do bà mẹ bỉm...

Tin mới nhất

Bật mí 5 dấu hiệu cho thấy làn da đang lão hóa tốt

13 giờ trước

Phương Mỹ Chi khóc nghẹn kể về tuổi thơ nghèo khó, từ khi nổi tiếng đã không cho cha mẹ...

13 giờ trước

Những thói quen tốt cho tim cần kết hợp với thói quen tập thể dục hàng ngày mà ai cũng...

13 giờ trước

Hãng dược AstraZeneca lần đầu thừa nhận vắc xin COVID-19 gây đông máu, kèm theo hội chứng nguy hiểm khác

13 giờ trước

Giữ dáng tại nơi làm việc: 3 lời khuyên của chuyên gia để tránh tăng cân khi làm việc tại...

18 giờ trước

Hè nắng đổ lửa, không còn sợ lớp trang điểm ‘nhòe nhoẹt’ vì làn da nhiều dầu nhờ bí quyết...

1 ngày 7 giờ trước

Bí quyết 'đẹp bất chấp' mùa nắng với các tips siêu đơn giản

1 ngày 7 giờ trước

Phát hiện thủ phạm tiềm năng mới của bệnh Alzheimer

1 ngày 14 giờ trước

Giảm cân "siêu tốc": Nguy hiểm chực chờ!

1 ngày 14 giờ trước

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình