Phụ Nữ Sức Khỏe

Cha mẹ nên làm gì khi trẻ có thói quen ngồi chân hình chữ W?

Nhiều bậc cha mẹ khi thấy con ngồi kiểu chữ W thường tỏ ra lo lắng và chấn chỉnh con ngay từ đầu vì sợ khi lớn chân con sẽ đi vòng kiềng. Vậy trẻ ngồi kiểu chữ W có ảnh hưởng đến sức khỏe không, cha mẹ cần làm gì khi bé có thói quen này?

Theo thống kê, có đến 90% trẻ em ngồi xếp chân hình chữ W. Ngồi kiểu chữ W là tư thế ngồi bệt xuống nền nhà, hai bàn chân và hai chân hướng ra ngoài, hai đầu gối hướng về nhau. Trẻ ngồi kiểu này thường có cảm giác thăng bằng, có thể chơi trong thời gian dài. Phát hiện con ngồi ở tư thế chữ W, nhiều bậc cha mẹ thường tỏ ra lo lắng và không ngừng nhắc nhở con vì tâm lý e ngại.

Khi thấy con có thói quen ngồi kiểu chữ W cha mẹ cần làm gì?

Một số người cho rằng trẻ ngồi chân chữ W sẽ có xu hướng đi vòng kiềng, ảnh hưởng đến sự phát triển xương khớp. Đó là lý do khiến các bậc phụ huynh luôn trông chừng con khi trẻ chuyển sang tư thế ngồi này.

Trẻ em có thói quen ngồi kiểu chữ W để dễ dàng giữ thăng bằng - Ảnh minh họa: Internet

Chia sẻ với Phụ nữ & Gia đình, bác sĩ Trương Hữu Khanh – Trưởng khoa Nhiễm – Thần kinh Bệnh viện Nhi đồng 1 (TP.HCM) cho biết đến thời điểm hiện tại chưa có nghiên cứu nào chỉ ra việc trẻ ngồi hình chữ W sẽ ảnh hưởng đến chân và hệ cơ xương. Tuy nhiên, đối với các bệnh nhi bị bại não hoặc bệnh nhi bị tật bàn chân xoay trong do cẳng chân xoay cần tránh ngồi tư thế W.

Bác sĩ Khanh thông tin, nhiều ý kiến cho rằng trẻ có trương lực cơ yếu sẽ có xu hướng ngồi ở tư thế chân chữ W. Tuy nhiên những trẻ phát triển bình thường cũng rất thích ngồi kiểu này. Ở tư thế ngồi thoải mái như vậy, trẻ có thể dễ dàng chuyển sang tư thế chống gối đứng lên.

Nhiều phụ huynh thắc mắc việc trẻ ngồi chân chữ W hàng giờ liền mà không chịu xoay mình cầm các vật từ xa liệu có ảnh hưởng đến hệ vận động hay không. Liên quan đến vấn đề này, bác sĩ Khanh lý giải: Đơn giản là các bé ham chơi, thông minh và rất hiếu động. Nếu bé thích bất cứ đồ vật gì, bé sẽ tự thay đổi tư thế ngồi để với tay cầm nắm đồ chơi yêu thích.

Nếu yêu thích món đồ chơi xa tầm tay, trẻ sẽ tự động thay đổi kiểu ngồi để cầm lấy các đồ vật - Ảnh minh họa: Internet

Từ phân tích của bác sĩ có thể thấy trẻ có thói quen ngồi kiểu chữ W không ảnh hưởng đến sức khỏe. Khi hoạt động hoặc vui chơi, trẻ em thường chọn tư thế ngồi thoải mái nhất. Ngoài tư thế ngồi chữ W thông thường, cha mẹ có thể tập cho con ngồi ở nhiều tư thế khác nhau để hệ vận động và xương khớp phát triển tích cực hơn. Tư thế được nhiều chuyên gia khuyến khích trẻ nên ngồi là duỗi hai chân ra phía trước, ngồi khoanh chân (xếp bằng) như tư thế ngồi thiền.

Ngồi duỗi hai chân ra phía trước vẫn giúp trẻ giữ thăng bằng tốt - Ảnh minh họa: Internet
Ngồi xếp bằng cũng tạo cho bé cảm giác thoải mái hơn - Ảnh minh họa: Internet

Như vậy, khi trẻ có thói quen ngồi kiểu chữ W, cha mẹ không cần lo lắng và hãy cứ để con ngồi chơi một cách thoải mái nhất. Khi lớn hơn, trẻ sẽ học cách tự điều chỉnh tư thế ngồi phù hợp của mình trong các hoạt động thường ngày.

Hồng Ngân

Tin liên quan

4 cách hay không ngờ dạy trẻ hình thành tư duy độc lập theo ý kiến chuyên gia

Chia sẻ với Phụ nữ & Gia đình, Bác sĩ Nguyễn Hoàng Anh cho biết rèn luyện cho trẻ tư...

Bác sĩ Nhi lưu ý mẹ cách tắm cho trẻ vào mùa hè để không bị cảm lạnh

Thời tiết oi bức, nắng nóng trong những ngày đầu hè sẽ khiến bé đổ mồi hôi nhiều, cơ thể...

Những dấu hiệu nhận biết bệnh tự kỷ sớm ở trẻ em cha mẹ đừng vội bỏ qua

Nếu bé nhà bạn hạn chế trong khả năng giao tiếp bằng ánh mắt, chậm nói và có những hành...

Chuyên gia gợi ý mẹ thông thái cách chọn đồ chơi cho trẻ

Chia sẻ với Phụ nữ & Gia đình, Bác sĩ Nguyễn Hoàng Anh cho biết điều quan trọng khi chọn...

Cảnh báo: Các bệnh trẻ thường mắc phải trong mùa hè cha mẹ cần hết sức chú ý

Thời tiết nắng nóng của mùa hè là nguyên nhân gây ra rất nhiều bệnh cho trẻ em. Vậy mẹ...

Ngày nắng nóng, mẹ cần biết cách phòng chống bệnh rôm sảy cho trẻ theo lời khuyên của bác sĩ...

Rôm sảy là hiện tượng thường gặp ở trẻ em. Để phòng chống chứng bệnh phổ biến này, mẹ cần...

Công dụng của dầu ô liu đối với trẻ em không phải mẹ nào cũng biết

Nhiều bà mẹ đã hình thành thói quen thêm dầu ô liu vào các món ăn dặm của trẻ vì...

Tin mới nhất

Điểm danh những thực phẩm là ‘kẻ đồng lõa’ của tế bào ung thư, hóa ra là món yêu thích...

10 giờ trước

Làm dâu nhà tài phiệt: Người được chiều chuộng như nữ hoàng, người thì tiều tụy, cô đơn trong hôn...

10 giờ trước

Sao nữ mang thai chẳng sợ phá dáng, ăn uống 'thả phanh' vẫn đẹp rạng ngời: Võ Hoàng Yến, Thu...

10 giờ trước

'Cô gái xấu xí' Ngọc Hiệp có 28 vết sẹo trên đầu và mắt, nhiều đêm nằm khóc dù chồng...

10 giờ trước

Dàn em trai cực phẩm nhưng kín tiếng của sao Việt, người lịch lãm như “tổng tài”, người “lãng tử”...

10 giờ trước

Trần Nghiên Hy không chúc mừng sinh nhật Trần Hiểu, liệu tin đồn ly hôn là sự thật?

18 giờ trước

Lưu Diệc Phi tiết lộ về những cảnh 'nhạy cảm' với bạn diễn nam trên màn ảnh

18 giờ trước

Triệu Lộ Tư tự trang điểm cho vai diễn, nhan sắc hoàn hảo sáng bừng khung hình

18 giờ trước

Đồ uống có đường hay không đường gây hại cho cân nặng? Câu trả lời khiến nhiều người ngỡ ngàng

18 giờ trước

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình