Phụ Nữ Sức Khỏe

Cha mẹ nên làm gì khi trẻ chậm nói?

Khi chăm con nhỏ cha mẹ luôn quan tâm đến thời điểm khi nào con biết nói. Đặc biệt sẽ có sự so sánh khi thấy một đứa trẻ cùng tuổi bắt đầu tập nói. Khi nào thì bé sẽ bắt đầu tập nói chuyện? Có lẽ bạn sẽ mong đợi bé gọi bạn là “mẹ”. Tuy nhiên thời gian bé tập nói phụ thuộc vào từng bé do sự phát triển ngôn ngữ ở mỗi bé là khác nhau. Vậy người mẹ có thể làm gì để giúp bé trong quá trình tập nói?

Bé tập nói trong thời gian nào?

Dẫu biết rằng một ngày nào đó con sẽ biết nói nhưng nhiều bà mẹ vẫn băn khoăn một điều là khi nào thì điều đó sẽ xảy ra. Bạn hãy thử so sánh xem thời gian con mình tập nói là sớm hay muộn so với những đứa trẻ khác.

Thời gian trung bình là khoảng 1 tuổi trở lên

Ảnh minh họa: women.excite.co.jp

Thời gian trung bình để bé có thể nói là vào khoảng 1 tuổi. Tuy nhiên theo khảo sát có 50% tổng số trẻ sơ sinh bắt đầu biết nói trong khoảng thời gian từ 12 tháng tuổi đến 13 tháng tuổi. (Theo “Báo cáo Điều tra Tăng trưởng Thể chất của Trẻ sơ sinh năm 2010” của Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi).

Tiếp đến có khoảng 90% trẻ bắt đầu biết nói trong khoảng một tuổi rưỡi. Với khoảng thời gian tiêu chuẩn trên, bạn thử nghĩ xem cho đến khi bé được một tuổi rưỡi thì thời điểm nào bé tập nói là tốt nhất.

Bé tập nói muộn có sao không?

Khi so sánh với những đứa trẻ sơ sinh khác thì nhận thấy con mình biết nói chậm hơn, bé không nói được từ nà mặc dù vóc dáng của chúng tương đương nhau khi đó bạn không cần phải lo lắng quá nhiều khi bé chưa biết nói.

Sự phát triển ngôn ngữ ở mỗi trẻ là khác nhau

Sự phát triển ngôn ngữ khác nhau ở mỗi con người do đó ở trẻ cũng thế. Ngay cả khi bé chậm nói, nếu chúng bắt đầu bập bẹ tập nói thì cũng có thể giao tiếp giống như những đứa trẻ khác.

Giống như khi trẻ lên lớp 1, điều đó cũng không có nhiều sự khác biệt lắm với việc trẻ tập nói. Do đó, đầu tiên cha mẹ nên theo sát sự thay đổi từng ngày của trẻ.

Nếu bạn lo lắng về điều đó hãy đưa trẻ đi khám.

Nếu bạn lo lắng về khả năng ngôn ngữ của con mình thì nên đưa trẻ đi khám sức khỏe tổng quát. Nếu bạn có lo lắng về bất kỳ vấn đề nào của trẻ như trẻ không nói được từ nào hoặc nói khó nghe thì hãy tham khảo ý kiến ​​của bác sĩ.

Điều cha mẹ có thể làm cho sự phát triển ngôn ngữ của bé

Có những điều cha mẹ có thể làm để phát triển ngôn ngữ của bé. Hãy tích cực làm theo những cách sau.

Nói chuyện với bé nhiều hơn

Ảnh minh họa: teniteo.jp

Cố gắng nói chuyện nhiều hơn với bé. Dù khi đó bé chưa hiểu rõ từ nào bạn nói cả nhưng việc trẻ lắng nghe âm thanh nhiều lần của từ đó sẽ dần dần giúp bé hiểu được từ đó.

Ví dụ, bạn muốn chuyển tải một câu ngắn như “Ăn cơm đi” với giọng điệu chậm rãi. Nói nhiều lần với bé sẽ giúp bé hiểu được từ đó và trẻ sẽ bắt đầu tập nói.

Để các em bé chơi cùng nhau

Bằng cách để các em bé chơi cùng nhau khả năng trò chuyện của các bé sẽ được cải thiện. Nhiều người tin rằng điều này là do chúng sẽ bị kích thích khi tương tác, trò chuyện cùng nhau. Bạn có thể đưa bé đến trung tâm dành cho trẻ em hoặc trung tâm hỗ trợ nuôi dạy con cái để bé nhà mình chơi với những bé khác cùng lứa tuổi.

Hãy chờ đợi cho đến bé nói

Ảnh minh họa: shichida.co.jp

Về thời điểm bé tập nói có sự khác biệt giữa các bé. Rất có thể bạn sẽ lo lắng về khả năng ngôn ngữ của con mình chậm hơn đứa trẻ khác nhưng đừng vội vàng trong chuyện đó mà hãy kiêng nhẫn chờ đợi.

Điều quan trọng nữa là mẹ phải thường xuyên nói chuyện với bé nhiều hơn. Nếu còn điều gì băn khoăn, lo lắng hãy tới phòng khám nhờ sự tư vấn từ bác sĩ.

Theo Hanakomama

Thanh Nguyệt (Dịch)

Tin liên quan

Đã đến tuổi đi học nhưng con vẫn làm "ướt giường", đây là cách giúp ba mẹ ngăn việc đái...

Bạn đang thất vọng. Bạn đang kiệt sức. Con bạn đã đi học, nhưng chúng vẫn làm ướt giường vào ban đêm. Bạn...

Nuôi dạy con cái vừa là niềm vui vừa là sự khó khăn - đây chính là 5 "chiến lược"...

Nuôi dạy con cái vừa là niềm vui vừa là sự khó khăn. Nhiều bậc cha mẹ cảm thấy rằng...

Có nên tập thể dục trong lúc đang mang thai? Lợi ích và một số lời khuyên từ chuyên gia

Có nhiều người cảm thấy bất an khi vận động trong lúc đang mang thai, nhưng thực tế là việc...

Một số các hoạt động thể thao mà mẹ bầu được khuyến khích nên tập

Tham gia các hoạt động thể thao không chỉ mang lại lợi ích về sức khỏe và tinh thần cho mẹ bầu,...

Em bé thần kỳ tí hon chào đời ở tuần thứ 23 chỉ nặng 600 gram khi chào đời

Hannah Collett và chồng Andrew sợ điều tồi tệ nhất là khi con trai Raffy của họ được sinh non,...

5 lời khuyên để nuôi dạy trẻ Tthông minh

Là cha mẹ, ai cũng mong con mình trở thành người thông minh, tài giỏi. Đó là lý do các...

Tại sao trẻ em nên được dạy rằng không chỉ cần IQ cao mà còn cần chỉ số AQ vượt...

Điều mà bất kỳ bậc cha mẹ nào cũng mong ước khi có con là gì? Đó chính là nuôi...

Tin mới nhất

Cậu bé 12 tuổi nguy cơ mù vĩnh viễn do loại đồ ăn giới trẻ cực ưa chuộng

16 giờ trước

Nguyên nhân trẻ sơ sinh hay vặn mình?

21 giờ trước

Những điều thường thấy ở cha mẹ có con thành công

1 ngày 17 giờ trước

Những lợi ích không ngờ từ việc cho trẻ em vui chơi ngoài trời

1 ngày 17 giờ trước

10 kỹ năng giúp trẻ sử dụng thiết bị công nghệ lành mạnh

1 ngày 17 giờ trước

Từng cán mốc gần 70kg khi đi đẻ, Võ Hạ Trâm khiến dân tình choáng ngợp với vóc dáng sau...

2 ngày 2 giờ trước

Trẻ uống nhiều sữa hay ham ăn đồ ăn nhanh sẽ dậy thì sớm? Câu trả lời khiến nhiều bậc...

19/11/2024 12:10

Top 9 loại thực phẩm lành mạnh nhất cho trẻ em!

19/11/2024 12:07

Khi nào thai phụ cần tiêm vaccine uốn ván?

19/11/2024 05:28

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình