Phụ Nữ Sức Khỏe

Cây thầu dầu tía: Công dụng nhiều nhưng độc tính cũng không ít

Cây thầu dầu tía trong y học là một loại thuốc không thể thiếu. Từ lá, rễ, hạt thầu dầu đều có thể chữa bệnh hoặc làm thuốc. Thế nhưng bên cạnh công dụng, thầu dầu tía cũng có độc tính khá nguy hiểm mà mọi người nên lưu ý trong quá trình sử dụng.

Khái quát về câu thầu dầu tía

Cây thầu dầu tía hay còn gọi là đu đủ tía là một loại cây bụi có tốc độ phát triển rất nhanh thuộc họ Đại kích (Euphorbiaceae). Đây là loài thực vật có nguồn gốc từ vùng nhiệt đới Đông Phi, Đông Nam Địa Trung Hải, Ấn Độ. Ở Việt Nam, thầu dầu tía phân bố ở các tỉnh phía Bắc như Hà Giang, Vĩnh Phúc, Hòa Bình.

Cây thầu dầu tía có nhiều ở các tỉnh miền Bắc Việt Nam - Ảnh minh họa: Internet

Lá thầu dầu có máu xanh lá, xanh lục hoặc màu tối. Hoa thường có hai màu là màu đỏ và màu xanh lá cây với số hoa đực nhiều hơn hoa cái. Quả thầu dầu có hình cầu, màu sắc bắt mắt hơn cả hoa. Quả thầu dầu có chứa những hạt lớn, giống hạt đậu có chứa độc tính rất cao.

Thầu dầu có nhiều loại nhưng phổ biến nhất là thầu dầu tía với công dụng như một loại thảo dược quý. Lá thầu dầu tía có thể hái quanh năm dùng ngay hoặc phơi khô. Hạt thầu dầu thì thường được thu hoạch vào khoảng tháng 5 đến tháng 6 hàng năm để ép lấy tinh dầu.

Thành phần hóa học của thầu dầu tía

Theo khoa học, thầu dầu tía có chứa 40 – 50% tinh dầu, 25% anbummoit và 0.15% ricin – một chất rất độc có rất nhiều trong lá già và hạt. Bên cạnh đó trong lá thầu dầu tía có một số lượng những chất những chất như axit tactric, axit citric, axit amin, rutonozit, astragalin, quextin…

Cây thầu dầu tía có đến 40-50% là tinh dầu trong thành phần - Ảnh minh họa: Internet

Tác dụng của cây thầu dầu tía trong y học

Trong y học, thầu dầu tía là một loại thảo dược được sử dụng khá phổ biến. Đây là một cây thuốc quý có thể chữa được nhiều căn bệnh hơn vẻ ngoài bình thường của nó. Vậy hãy cùng tìm hiểu xem cây thầu dầu tía chữa bệnh gì?

Cây thầu dầu tía chữa bệnh trĩ

Thầu dầu tía là một cây có vị ngọt, tính bình nên rất tốt trong việc giải độc, chống ngứa khi điều trị bệnh trĩ. Đây là vị thuốc chữa bệnh trĩ rất an toàn, tiết kiệm mà không có tác dụng phụ nên người bệnh có thể yên tâm sử dụng.

Cây thầu dầu tía rất nổi tiếng trong điều trị bệnh trĩ - Ảnh minh họa: Internet

Với thầy dầu tía thì từ lá đến hạt tất cả đều có thể tham gia chữa bệnh. Để chữa bệnh trĩ bằng lá thầu dầu bạn có thể áp dụng ba cách sau. Cách thứ nhất, bạn chỉ cần dùng lá thầu dầu pha với nước muối loãng rồi đem nấu sôi. Bạn dùng hỗn hợp này vệ sinh hậu môn hàng ngày sẽ ngăn ngừa được tình trạng viêm nhiễm, giảm đau và làm lành những vết thương khá hiệu quả.

Cách thứ hai, bạn giã lá thầu dầu tía đã rửa sạch với một ít muối rồi đắp trực tiếp lên vùng bị trĩ. Tinh chất thầu dầu có thể giúp giảm đau, diệt khuẩn và làm teo dần búi trĩ. Cách thứ ba, bạn kết hợp thầu dầu tía với lá vông để trị bệnh trĩ với hiệu quả gấp đôi. Bạn giã nát lá vông và lá thầu dầu rồi cho vào một miếng vải mỏng hơ nóng sau đó đắp lên búi trĩ mỗi tối. Cách điều trị này giúp kháng viêm, diệt khuẩn, giúp máu lưu thông tốt hơn.

Cây thuốc chữa khó đẻ, sa dạ con

Đối với sản phụ, thầu dầu tía có rất nhiều công dụng. Nó có thể dụng để chữa những ca đẻ khó, sa dạ con cho những sản phụ lúc lâm bồn. Bài thuốc từ thầu dầu tía trị những bệnh này cũng vô cùng đơn giản.

Theo dân gian, cây thầu dầu tía chữa bệnh khó để cho phụ nữ rất hiệu quả - Ảnh minh họa: Internet

Bạn dùng hạt thầu dầu tía giã chung với một ít lá thầu dầu rồi dùng giẻ buộc thuốc nhỏ và hai bên gan bàn chân của sản phụ. Phương pháp này sẽ giúp bà mẹ dễ đẻ hơn, con ra dễ hơn. Với phụ nữ bị sa dạ con thì đắp hỗn hợp thuốc này ở phần bụng dưới, dạ con sẽ được kéo về đúng vị trí của mình.

Bằng phương pháp này, cây thầu dầu tía chữa sa tử cung và sa trực tràng cũng rất hiệu quả.

Thầu dầu tía chữa táo bón

Nhờ tình bình, vị ngọt, thầu dầu tía chữa được một số bệnh về đường tiêu hóa và là một thành phần quan trọng trong thuốc nhuận tràng. Người ta thường dùng dầu ép từ hạt thầu dầu như một bài thuốc chống táo bón an toàn mà bà bầu vẫn có thể sử dụng.

Thầu dầu tía chữa được cả bệnh táo bón - Ảnh minh họa: Internet

Cây thầu dầu chữa đau đầu do cảm cúm

Có thể bạn không ngờ đến nhưng thầu dầu tía trong dân gian là một bài thuốc trị đau đầu cho cảm cúm vô cùng hiệu nghiệm. Bạn chỉ việc dùng lá thầu dầu tía đắp lên hai bên thái dương và để một thời gian hiệu quả không ngờ. Cơ đau đầu khó chịu nhanh chóng biến mất và đầu cũng nhẹ hơn rất nhiều.

Có thể ít người biết thầu dầu tía còn có thể chữa đau đầu - Ảnh minh họa: Internet

Cây thầu dầu tía chữa xương khớp

Ngoài những công dụng trên, thầu dầu tía cũng chữa được những bệnh về xương khớp như đau lưng, đau nhức xương khớp với người già, gai cột sống, thoát vị đĩa đệm…Theo các nhà khoa học, phần rễ cây chữa được những bệnh như phong thấp đau nhức khớp, động kinh, đòn ngã sưng đau…

Bệnh liên quan đến xương khớp cũng có thể chữa bằng thầu dầu tía - Ảnh minh họa: Internet

Lưu ý về độc tính của thầu dầu tía

Có nhiều công dụng chữa bệnh là thế nhưng thầu dầu tía là một loại thực vật có độc tính cao nhất là trong phần hạt. Theo các nhà khoa học, trong hạt thầu dầu có một chất protein rất độc tên là ricin. Khi ép dầu, ricin sẽ nằm trong khô dầu nên chỉ có thể sử dụng phần tinh dầu chứ khô dầu hoàn toàn không dùng được.

Sở dĩ, ricin độc đến như vậy là vì đây là chất gây ra vón hồng cầu và bạch cầu rất nguy hiểm đến tính mạng con người. Theo ước tính, liều lượng chỉ 0,002mg/1kg đã có thể làm chết một con thỏ. Với con người, nếu ăn phải một hạt thầu dầu sẽ gây nôn mửa, 3-4 hạt có thể gây tử vong ở trẻ em và 14-15 là có thể làm chết người lớn.

Hạt thầu dầu tía có chữa chất ricin rất dễ gây ngộ độc - Ảnh minh họa: Internet

Có nhiều độc tính là thế nhưng nếu dùng đắp ngoài da hoặc ăn đã qua chế biến thì không có xảy ra những tình trạng này vì ricin là chất phân hủy ở nhiệt độ cao. Tuy vậy, bạn không nên tự ý dùng hạt thầu dầu mà nên tham khảo ý kiến bác sĩ để được hướng dẫn sử dụng an toàn nhất.

Bên cạnh đó khi dùng thầu dầu tía để trị bệnh trĩ thì cần lưu ý loại thảo dược này chỉ thích hợp với những người bệnh ở cấp độ nhẹ. Nếu nặng hơn thì tốt nhất vẫn nên đến bệnh viện để có liệu trình điều trị kịp thời chứ không nên tự điều trị với bất kỳ một hình thức nào.

Với những công dụng đã nói ở trên, cây thầu dầu tía thực sự là một vị thuốc quan trọng trong y học. Từ rễ đến lá và hạt của cây thầu dầu tía đều có công dụng chữa bệnh nên là thành phần rất quan trọng trong nhiều loại thuốc. Tuy vậy, bên cạnh công dụng, thầu dầu tía cũng có độc tính nguy hiểm nhất định. Thế nên khi sử dụng loại thảo dược này nên đặc biệt lưu ý đến liều lượng dùng và cách chế biến để tránh những trường hợp bị ngộ độc đáng tiếc.

Trần Trang (T.H)

Tin liên quan

Tác dụng của táo tàu với sức khỏe bạn chớ bỏ qua

Cải thiện giấc ngủ, giảm táo bón, giúp tinh thần thoải mái... là những tác dụng của táo tàu đối...

Tác dụng của phèn chua trong chữa bệnh ít ai biết tới

Ngoài việc dùng để lọc bỏ tạp chất và ngâm rửa thực phẩm, tác dụng của phèn chua đối với...

10 lá cây quen thuộc giúp chữa bệnh dạ dày ngay tại nhà

Chữa bệnh dạ dày bằng lá cây là phương pháp điều trị hiệu quả được nhiều người áp dụng nhất...

Bất ngờ với loại gia vị giúp chị em thăng hoa trong "chuyện ấy"

Nghiên cứu mới của Tây Ban Nha đã chứng minh một loại gia vị truyền thống của Ấn Độ có...

Mướp đắng tốt cho sinh lý nam

Ngoài các tác dụng giải nhiệt, sáng mắt, bổ máu... quả mướp đắng giúp cường dương, tăng sinh lý nếu...

Uống trà hoa cúc đúng cách giúp điều trị bệnh hiệu quả

Từ xưa, hoa cúc đã được biết đến là loại thảo dược có nhiều tác dụng trong việc phòng và...

Đánh bay cơn đau bụng khi trời lạnh

Ðau bụng do nhiễm lạnh thường có biểu hiện bụng lạnh đau, đầy bụng, ăn không tiêu, tiêu chảy, đôi...

Tin mới nhất

Bão Toraji sắp vào Biển Đông, tương tác bão đôi với bão Yinxing có ảnh hưởng ra sao đến vùng...

7 giờ trước

Vượt hơn 60km, Đại uý công an hiến tiểu cầu cứu sống 2 trẻ sơ sinh ở Đắk Lắk

7 giờ trước

Sở GD&ĐT TP.HCM bác thông tin 'bắt và kiểm điểm giáo viên dạy thêm'

7 giờ trước

Thêm nhiều trường ĐH cho sinh viên nghỉ tết Nguyên đán đến 4 tuần

7 giờ trước

Thêm 1 tỉnh thí điểm cho học sinh nghỉ thứ bảy

7 giờ trước

Dự thảo Luật Nhà giáo: 10 đề xuất về chính sách mới cho giáo viên

7 giờ trước

Lật thuyền giữa hồ, 2 vợ chồng tử vong thương tâm, bỏ lại con thơ dại: 'Bố mẹ nằm trên...

16 giờ trước

TIN KHẨN: Bão số 7 bất ngờ mạnh trở lại, giật trên cấp 17, cách quần đảo Hoàng Sa khoảng...

16 giờ trước

Giải golf "Vòng tay nhân ái" lần thứ II: Chung tay xoa dịu nỗi đau cho bệnh nhi ung thư...

1 ngày 2 giờ trước

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình