Nội dung bài viết
Phèn chua là một nguyên liệu quen thuộc được sử dụng phổ biến trong cuộc sống hàng ngày. Người ta thường dùng phèn chua để ngâm rửa thực phẩm, lọc nước. Thế nhưng không phải ai cũng biết được những tác dụng của phèn chua trong việc chữa nhiều chứng bệnh thường gặp. Vậy phèn chua là gì? Tác dụng của phèn chua thật sự là gì? Những thông tin trong bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc ngay bây giờ.
1. Phèn chua là gì?
Phèn chua còn có các tên gọi khác là Vũ nát, Mã xĩ phàn, Muôn thạch, Tất phàn, Sinh phàn, Khô phàn, Bạch phàn, Minh phàn, Phàn thạch, Vũ trạch. Phèn chua được sản xuất công nghiệp từ kali sunfat vào dung dịch nhôm sunfat đậm đặc, tạo thành muối sunfat kali nhôm (kali alum).
Phèn chua có dạng tinh thể, kích thước to nhỏ không đều nhau, màu trắng tinh hay trắng đục. Muối sunfat kali nhôm tan nhanh trong nước. Khi gặp nhiệt độ sẽ chuyển thành dạng xốp, nhẹ được gọi là phàn phi hoặc khô phàn.
Trong y học cổ truyền, phèn chua có vị chua, tính hàn, không độc, vào kinh tỳ, với các công dụng táo thấp, giải độc, sát trùng, làm hết ngứa, thường dùng chữa một số bệnh ngoài da như: hắc lào, chốc, nước ăn chân,...
2. Tác dụng của phèn chua đối với sức khỏe
Phèn chua là nguyên liệu dùng phổ biến trong cuộc sống hàng ngày. Người ta thường sử dụng phèn chua để lọc nước đục, rửa sạch các thực phẩm như lòng heo nhớt cá... Ngoài ra, tác dụng của phèn chua đối với sức khỏe là rất nhiều. Dưới đây là những tác dụng của phèn chua có thể bạn chưa biết.
Làm giảm vết loét ở ngoài da và niêm mạc
Một trong những tác dụng của phèn chua được nhiều người sử dụng là sát trùng vết thương. Người ta dùng phèn chua như một dược liệu để chữa các vùng da bị loét hoặc viêm loét ở niêm mạc miệng. Tác dụng của phèn chua giúp phục hồi các tế bào tổn thương và ức chế vi khuẩn, virus có hại.
Ngoài ra, phèn chua còn được dùng để chữa các vết bỏng. Tuy nhiên, do có vị chua nên có thể gây rát và khó chịu khi sử dụng.
Loại bỏ mùi hôi miệng
Cách loại bỏ mùi hôi miệng đơn giản với phèn chua là hòa nguyên liệu này với nước và súc miệng hàng ngày. Tác dụng của phèn chua giúp loại bỏ các vi khuẩn tích tụ và giảm mùi hôi miệng đáng kể.
Ngoài ra, thường xuyên súc miệng với phèn chua còn giúp ngăn ngừa sự phát triển của các vi khuẩn có hại, giảm các nguy cơ mắc bệnh lý về nha khoa và tai mũi họng.
Giúp cầm máu
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra tác dụng của phèn chua trong việc cầm máu hiệu quả, nhất là những vết thương hở. Khi có vết thương chảy máu, bạn có thể dùng phèn chua tán bột rắc lên vết thương. Không chỉ giúp cầm máu, phèn chua còn sát trùng vết thương, phòng tránh tình trạng vết thương bị nhiễm trùng.
Hỗ trợ điều trị bệnh nấm da
Bên cạnh tác dụng của phèn chua trong việc ức chế vi khuẩn, dược liệu này còn có thể kiểm soát hoạt động của một số loại nấm gây bệnh ngoài da. Các bác sĩ da liễu cho biết, chỉ cần ngâm chân với nước ấm có thêm 2-3 muỗng canh bột phèn chua trong 20 phút có thể giảm tình trạng ngứa ngáy, ngăn ngừa chứng nấm da lây lan ở các vùng da khác.
Phèn chua trị hôi chân
Trong phèn chua có chứa khoáng chất nhôm có tác dụng khử mùi hôi hiệu quả, Vì vậy bạn có thể tận dụng tác dụng của phèn chua này để khử mùi hôi trên cơ thể như hôi miệng, hôi chân...
Tuy nhiên, việc sử dụng phèn chua thường xuyên có thể khiến da bị khô. Bạn chỉ nên sử dụng 2 ngày/lần để da không bị bong tróc và kích ứng.
Phèn chua chữa hôi nách
Các tuyến mồ hôi ở dưới cánh tay tiết quá mức khiến các vi khuẩn xâm nhập và sinh sôi gây ra tình trạng hôi nách. Với tác dụng khử mùi mạnh, bạn có thể dùng phèn chua để chữa hôi nách, sát trùng, giảm tình trạng ngứa ngáy và hạn chế lượng mồ hôi tiết ra.
Cách đơn giản là dùng bột phèn chua chà xát nhẹ vào nách hàng ngày. Ngoài ra, bạn còn có thể kết hợp phèn chua với chanh, lá ngải cứu hay các dược liệu Đông y để chữa hôi nách, giảm lượng mồ hôi và cải thiện tình trạng thâm sạm vùng da dưới cánh tay.
Giảm nếp nhăn
Một tác dụng của phèn chua được nhiều chị em yêu thích đó là giúp da căng bóng, đàn hồi, giảm nếp nhăn. Bạn có thể kết hợp phèn chua với các nguyên liệu từ tự nhiên như nha đam, nghê, khoai tây.... để chăm sóc và nuôi dưỡng làn da, ngăn ngừa quá trình lão hóa da xảy ra.
Phèn chua trị mụn nhọt và mụn trứng cá
Các vi khuẩn bám trên da có thể gây ra tình trạng mụn nhọt và mụn trứng cá. Bạn có thể dùng phèn chua thoa lên mụn nhọt, mụn trứng cá để ức chế sự phát triển và lây lan của vi khuẩn. Từ đó giúp mụn khô, giảm tình trạng sưng viêm.
Phèn chua rửa vùng kín giảm viêm nhiễm
Thêm một tác dụng của phèn chua bạn không nên bỏ qua chính là ngăn ngừa và hỗ trợ và điều trị viêm nhiễm âm đạo. Tác dụng này là nhờ vào đặc tính làm se da và khả năng sát trùng của phèn chua. Bạn có thể dùng phèn chua hòa với nước ấm sau đó ngâm rửa vùng kín sạch sẽ. Tuy nhiên, cách này chỉ nên áp dụng với tần suất vừa phải để tránh làm âm đạo bị khô và khó chịu.
Cải thiện tình trạng tiêu chảy
Phèn chua có tính hút ẩm nên còn dùng để trị chứng tiêu chảy. Bạn có thể dùng một thìa bột phèn chua hòa với nước ấm để giảm lượng nước trong đường ruột kết, giúp tình trạng tiêu chảy được cải thiện.
Làm se khít lỗ chân lông
Đặc tính là se da của mình, phèn chua còn giúp se khít lỗ chân lông. So với những chế phẩm có chứa accid (AHA, BHA) thì phèn chua đảm bảo sự an toàn, ít gây kích ứng cho da nên bạn có thể an tâm sử dụng.
3. Phèn chua chữa bệnh gì?
Rất nhiều tác dụng của phèn chua trong việc chữa bệnh có thể bạn chưa biết. Tham khảo những bài thuốc chữa bệnh từ phèn chua dưới đây:
Bài thuốc chữa chàm lở và chốc đầu: 200g tùng hương, 500g mỡ lớn mới, 500g minh phàn. Đun tùng hương tan trong mỡ lợn rồi để nguội. Lấy minh phàn nung thành khô phàn, sau đó tán thành bột mịn trộn với mỡ. Thoa lên chỗ chàm lở, chốc đầu để trị bệnh.
Bài thuốc trừ đờm và khai bế: Dùng 3 phần phèn chua, 7 phần uất kim nghiền thành bột. Trộn nguyên liệu với nước làm thành hoàn. Mỗi lần lấy từ 4 - 8g, ngày 2 lần uống với nước sắc xương bồ hoặc nước đun sôi còn ấm. Trường hợp có nhiều đờm dãi, nên dùng từ 40 - 60g/ ngày.
Bài thuốc trị viêm gan gây vàng da cấp tính: Dùng thanh đại và minh phàn với liều lượng bằng nhau, đem tán thành bột mịn. Sau đó cho vào viên nang. Mỗi lần dùng 2 - 4g, ngày dùng 3 lần.
Bài thuốc trị khí hư bạch đới: Dùng khô phàn và xà sàng tử liều lượng bằng nhau. Lấy các dược liệu đem sắc với nước, lấy ngâm rửa âm đạo.
Bài thuốc trị nhức đầu ăn uống không ngon do đờm: Dùng 2 muỗng mật ong và 1 lượng bạch phàn. Lấy bạch phàn sắc với 1 chén nước, còn 1 chén trộn với mật ong và uống trực tiếp. Uống cho tới khi bệnh nhân nôn mửa ra dịch đờm.
Bài thuốc trị đau bụng thổ tả: Dùng phèn phi 1 chỉ. Đem uống với nước đun sôi để trị đau bụng, thổ tả.
Bài thuốc chữa hắc lào: Dùng hàn the nung 1 phần và phèn chua phi 4 phần đem tán thành bột mịn. Rửa sạch vùng da bị hắc lào. Dùng nước trầu không thấm lên da và rắc bột thuốc lên. Thực hiện ngày 2 lần cho đến khi khỏi hẳn.