Viêm nhiễm phụ khoa khi mang thai
Theo thống kê, có khoảng 70% phụ nữ mang thai mắc phải các căn bệnh viêm nhiễm, trong đó có viêm nhiễm âm đạo. Tưởng chừng như đây là căn bệnh khá phổ biến cũng như đơn giản. Nhưng trên thực tế, nếu mẹ bị viêm nhiễm âm đạo nghiêm trọng, hoặc mắc các bệnh liên quan đến viêm nhiễm đường sinh dục thì trẻ sinh ra có nguy cơ bị nhẹ cân, nhiễm khuẩn hoặc vi nấm, suy dinh dưỡng… đặc biệt đối với trẻ sinh thường thì nguy cơ mắc bệnh sẽ cao hơn hẳn.
Đây không phải là căn bệnh viêm nhiễm bình thường vì nếu không chữa trị kịp thời sẽ dẫn đến từ trạng viêm nhiễm ngược dòng. Khi mầm bệnh đi từ âm đạo đến tử cung sẽ mang đến nhiều hệ lụy cho con, nguy hiểm có thể gây sảy thai hoặc sinh non,...
Vì vậy, trong thời gian này mẹ nên giữ gìn vệ sinh cơ thể sạch sẻ nếu thấy bất kỳ dấu hiệu bất thường nào cũng nên đến bệnh viện để kiểm tra ngay để tránh trường hợp đáng tiếc xảy ra.
Bị tiền sản giật
Có khoảng 6-8% mẹ bầu mắc tiền sản giật khi mang thai. Phần lớn xảy ra ở mẹ bầu sinh con so. Các biểu hiện dễ nhận thấy của bệnh là nước tiểu có nhiều chất đạm, phù chân tay, phù mặt, cao huyết áp,…
Ở những mẹ bầu mắc tiền sản giật, bệnh có thể dẫn tới tổn thương gan, thận, rối loạn đông máu khiến máu chảy không cầm được, có thể co giật trước, trong hoặc sau khi mang thai khiến suy thai, thậm chí gây tử vong cho thai nhi.
Nếu không phát hiện và điều trị sớm, bệnh có thể gây biến chứng nhau bong non, xuất huyết não, phù phổi, rối loạn tâm thần cho mẹ hoặc tử vong.
Bệnh cúm
Hầu hết mẹ bầu nào cũng rơi vào trạng thái mệt mỏi, cảm cúm khi mang thai. Vì trong giai đoạn này, hệ miễn dịch của bà mẹ suy giảm trầm trọng nên các bệnh truyền nhiễm do virus, vi khuẩn là nguy cơ hàng đầu đối với phụ nữ mang thai. Vì vậy, chỉ cần các mẹ sơ ý, chủ quan với sức khỏe cũng dễ bị nhiễm bệnh cúm. Trong thời gian này, một số trường hợp bà mẹ mang thai bị cúm có thể làm tăng khả năng sảy thai, thai chết lưu, hoặc sinh non trong những tháng cuối của thai kỳ. Trường hợp nặng có thể dẫn đến những dị tật bẩm sinh.