Phụ Nữ Sức Khỏe

Căn bệnh khiến nhiều người Việt tử vong cao gần gấp đôi ung thư

Mỗi năm, hơn 200.000 người Việt tử vong vì bệnh lý tim mạch, gần gấp đôi bệnh ung thư. Trong khi đó, kiến thức chung để chủ động phòng chống bệnh của đa số người dân còn thiếu, chưa hiểu rõ các yếu tố nguy cơ.

Số người Việt tử vong vì tim mạch cao hơn ung thư

Theo báo cáo gánh nặng bệnh tật toàn cầu năm 2022, bệnh tim mạch trở thành nguyên nhân hàng đầu gây tử vong trên toàn thế giới. Mỗi năm, bệnh lý này cướp đi 19,5 triệu sinh mạng, chiếm khoảng 1/3 tử vong do mọi nguyên nhân.

Việt Nam không nằm ngoài tình trạng này. Theo thống kê của Bộ Y tế, mỗi năm có khoảng 200.000 người Việt tử vong vì bệnh tim mạch, chiếm 33% ca tử vong, cao hơn cả số ca tử vong vì ung thư hằng năm (khoảng 115.000 người).

Đo huyết áp cho bệnh nhân tại Viện Tim mạch Quốc gia. Ảnh: Võ Thu 

Chia sẻ tại buổi họp báo trước khi diễn ra Đại hội khoa học Tim mạch Đông Nam Á lần thứ 27, do Hội Tim mạch học Việt Nam tổ chức sáng 2/11, GS.TS Nguyễn Lân Việt, Phó Chủ tịch thường trực của hội, đánh giá Việt Nam đã làm chủ được hầu hết các kỹ thuật tiên tiến về bệnh lý tim mạch tương đương các nước trong khu vực và thế giới. Thậm chí trong can thiệp tim bẩm sinh, thầy thuốc Việt Nam được mời đi nhiều quốc gia để chia sẻ kinh nghiệm, kỹ thuật.

Theo Giáo sư Việt, trước đây, nhiều bệnh nhân tim mạch nước ta phải ra nước ngoài chữa bệnh, nay người dân đã có cơ hội tiếp cận các thành tựu khoa học tiên tiến ngay tại chỗ mà không còn phải ra nước ngoài.

"Tỷ lệ bệnh nhân tim mạch phải ra nước ngoài gần như không có, rất ít", Giáo sư Việt khẳng định.

Lấy ví dụ, trước đây nhiều bệnh nhân bị rối loạn nhịp tim phải ra nước ngoài điều trị với chi phí cao, nhưng đầu tuần qua, Viện Tim mạch Việt Nam trở thành cơ sở đầu tiên ở nước ta điều trị thành công ca bệnh rung nhĩ phức tạp bằng công nghệ rất mới là bóng áp lạnh.

Kỹ thuật này nhằm ngăn ngừa cơn rối loạn nhịp tái phát và vãn hồi chức năng tim bị suy giảm, giúp bệnh nhân có cuộc sống và sinh hoạt bình thường trở lại.

Vì sao tỷ lệ bệnh nhân mắc và tử vong vì bệnh tim mạch cao?

Lý giải nguyên nhân, vị chuyên gia cho hay kiến thức chung để chủ động phòng chống bệnh tim mạch của đa số người dân còn thiếu, chưa hiểu rõ các yếu tố nguy cơ gây bệnh là gì, không chủ động điều chỉnh lối sống (ăn uống, sinh hoạt, nghỉ ngơi, tập luyện). Việc khám sức khỏe định kỳ cũng chưa được chú ý.

Ngoài ra, khi tuổi thọ bình quân tăng lên, số người cao tuổi tăng lên, các bệnh lý tim mạch (nhất là bệnh lý xơ vữa) cũng tăng lên, đó là thách thức cho ngành Tim mạch Việt Nam. 

Bổ sung ý kiến, GS.TS Huỳnh Văn Minh, Chủ tịch Hội Tim mạch học Việt Nam, cho rằng bên cạnh các yếu tố nguy cơ truyền thống, ngày nay đô thị hóa trong xã hội phát triển nhanh, các yếu tố môi trường như bụi, tiếng ồn, stress hay hậu Covid-19 cũng được tính là yếu tố nguy cơ mới xuất hiện ảnh hưởng sức khỏe tim mạch.

Đại hội khoa học Tim mạch Đông Nam Á lần thứ 27 diễn ra từ ngày 2 - 5/11 với chủ đề Giao thoa tim mạch: Thách thức và Cơ hội. Hơn 2.000 đại biểu trong, ngoài nước, trong đó có 300 chuyên gia tim mạch hàng đầu ASEAN và thế giới, tham dự và báo cáo.

Đại hội có hơn 80 phiên khoa học, dành riêng một chuyên đề về ứng dụng AI, tiềm năng trong tim mạch. Theo Giáo sư Minh, hướng mới mà Hội Tim mạch Việt Nam nhắm đến, đó là phát triển các bảng kiểm đánh giá nguy cơ tim mạch. Bằng cách trả lời các câu hỏi trong chưa đầy 5 phút, người dùng có thể tự đánh giá mức độ nguy cơ tim mạch thấp - trung bình - cao trong 5-10 năm tới, từ đó hướng đến sự tư vấn của các thầy thuốc tim mạch. 

Bên cạnh đó, Giáo sư Minh cho biết các tiến bộ Hội Tim mạch Việt Nam đang nhắm đến trong tương lai là cần trao đổi chuyên gia về việc sử dụng trí tuệ nhân tạo ra sao để xử lý các phương tiện chẩn đoán hình ảnh bệnh lý tim mạch. "Câu hỏi đặt ra là trí tuệ nhân tạo có thay thế được thầy thuốc trong siêu âm tim mạch, đọc kết quả hay không... Ngoài ra, chúng ta cũng có hạn chế trong việc dùng robot, kỹ thuật số", Giáo sư Minh thẳng thắn. 

Theo Minh An/Vietnamnet

Tin liên quan

Trẻ thay đổi đột ngột hành vi này có thể tiết lộ dấu hiệu ung thư

Khi nhận thấy những hành vi bất thường của đứa con gái mới biết đi, người mẹ không ngờ được...

Hà Nội: Gần 3.000 người đang nằm viện vì... muỗi

Trung bình 6 tuần gần đây, Hà Nội ghi nhận hơn 2.500 trường hợp sốt xuất huyết. Toàn thành phố...

5 dấu hiệu cho thấy bạn đang căng thẳng “xấu” cần phải cảnh giác để tránh hậu quả về sau

Chuyên gia tâm lý của Mayo Clinic cho biết nếu gặp 5 dấu hiệu dưới đây bạn có khả năng...

Cô gái 25 tuổi bị gan nhiễm mỡ nặng sau khi giảm cân trong 6 tháng

Một cô gái đã giảm hơn 40kg chỉ trong 6 tháng nhưng lại bị gan nhiễm mỡ nặng. Bác sĩ...

Nhận biết kịp thời khi trẻ có dấu hiệu ngộ độc thực phẩm

Tình trạng ngộ độc thực phẩm và nhiễm độc thực phẩm vẫn luôn là vấn đề nhức nhối trong nhiều...

Để không mắc các bệnh về xương khớp, chị em nên ngừng ăn ngay những thực phẩm này

Thực phẩm muối chua, trà, cà phê là những món chị em nên hạn chế sử dụng nếu không muốn...

5 bài tập giúp chị em điều hòa kinh nguyệt, cân bằng nội tiết tố nữ: Đơn giản, dễ thực...

Dưới đây là 5 loại bài tập có thể có lợi cho việc điều chỉnh chu kỳ kinh nguyệt cũng...

Tin mới nhất

8 bí quyết để duy trì thói quen chăm sóc da để chị em luôn xinh đẹp cả ngày ngay...

23 giờ trước

Top 5 mẹo đơn giản để chăm sóc mái tóc mỏng!

23 giờ trước

4 sai lầm mỗi khi gội đầu để tránh rụng tóc thường xuyên

23 giờ trước

Cuộc sống hiện tại của nữ diễn viên Dương Cẩm Lynh sau biến cố nợ nần

23 giờ trước

Sao nữ tiên phong cho dàn mỹ nhân VTV thế hệ mới lên xe hoa trong năm 2024, được chồng...

23 giờ trước

Bảo Anh khoe con gái cực yêu, ngày càng lém lỉnh khiến CĐM 'mê xỉu': Mới 17 tháng đã được...

23 giờ trước

Điều gì xảy ra khi đội mũ vào mùa đông?

1 ngày 13 giờ trước

Người Nhật ăn gì để giảm gãy xương?

1 ngày 13 giờ trước

Khảo sát 36.000 người trên 40 tuổi phát hiện: Đây thời gian đi bộ mỗi ngày để tăng thêm 11...

1 ngày 13 giờ trước

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình