Năm 2015, anh Đức tưởng chừng cuộc đời mình đã kết thúc khi gặp tai nạn lao động, đã bị ngã từ một công trình kiến trúc cao 8 mét. Anh bị tê liệt từ bụng đến chân, do đó mọi sinh hoạt đều phụ thuộc vào mẹ và bạn gái cũ. Và cuối cùng cô ấy cũng đã xa anh vì không thể chung sống hòa hợp với một người tàn tật như anh.
"Nó bảo với tôi 'chắc con chết thôi mẹ ạ'. Hai mẹ con cứ thế ôm nhau khóc. Tôi bảo nó ngoài kia nhiều người mất tiền tỷ để được sống, sao con lại muốn chết?", bà Trần Thị Lương, 60 tuổi, mẹ Đức kể với VnExpress.
"Không chết được, tôi nghĩ mình phải vươn lên mà sống cho tử tế", Đức nhớ lại khoảng thời gian anh nhịn ăn 10 ngày và khoảng khắc anh muốn sống có ý nghĩa là khi thăm một người bạn bị liệt tứ chi, anh đã chạy chạy xe ba bánh 12 km từ huyện Đơn Dương đến huyện Đức Trọng và anh kêu gọi trên mạng xã hội, đồng thời xin mẹ kinh phí, ngồi xe lăn đưa bạn đến bệnh viện ở TP HCM chữa trị.
Mối lương duyên đến với người vợ hiện tại của mình là chị Bùi Thị Chinh ( công nhân, TPHCM) vô tình xem những bài viết và phóng sự về Đức. Lúc đó cô cảm thấy tò mò và ngưỡng mộ về nghị lực của chàng trai ngồi xe lăn nên kết bạn trên mạng xã hội với anh và bài viết nào của anh cũng bấm "like", bình luận. "Tôi thấy anh khuyết tật nhưng viết gì cũng vui vẻ, hài hước. Đọc xong tôi cứ tủm tỉm cười", Chinh kể.
Để ý thấy có một cô gái luôn theo dõi các bài viết của mình , anh Đức cũng mạnh dạn theo đuổi chị ."Ngày nào anh cũng nhắn tin hỏi thăm, nhắn nhiều lắm. Tui nghĩ thầm cha này hâm, nói gì mà nói lắm vậy", cô nói.
Qua tin nhắn, chàng trai cảm nhận Chinh là cô gái dễ thương và vô tư. "Nụ cười của cô ấy như luồng gió mát giúp những cơn đau của tôi dịu lại", Đức nói.
Sau ba tháng nhắn tin, Đức hẹn bạn gái sẽ ra Hà Nội thăm. Và chuyện tình yêu của họ đã chính thức nở hoa khi họ dành một tuần ra Hà Nội để thăm nhau . Trong khoảng thời gian đó, dù đã chủ động trong sinh hoạt nhưng vẫn có những bất tiện một người ngồi xe lăn như Đức không thể xử lý. Thấy bạn trai loay hoay đi vào phòng tắm ,Chinh bế anh vào nhà tắm không chút đắn đo, ngượng ngùng "Khoảnh khắc đó, tôi biết cô ấy thương mình thật lòng" anh nghĩ.
Đức đề nghị Chinh về quê mình sống cùng vài tháng để hiểu sống với người khuyết tật khó khăn thế nào. Anh cũng nói rõ để Chinh hiểu mình không còn khả năng đàn ông.
Sau lời đề nghị của anh cùng với đó là những đêm trằn trộc vì nhiều lời phản đối trong gia đình chị, nhưng cuối cùng chị chọn đi theo tiếng gọi của tình yêu "Tôi tin nếu mình hạnh phúc, bố và các anh chị em sẽ thay đổi suy nghĩ", Chinh nói.
Về nhà Đức, cô gái được mẹ anh chăm chút, được ăn bữa cơm ba người, cô vui như về nhà. "Anh và mẹ như mảnh ghép còn thiếu trong cuộc đời tôi", Chinh nói.
Sau hai tháng thử thách làm dâu,hai người chính thức nên duyên vợ chồng. "Nhiều người nghĩ tôi lấy anh là thiệt thòi nhưng tôi thấy ngược lại. Tôi chỉ việc sống cuộc sống vô ưu, khỏe thì làm, mệt thì nghỉ. Những việc lớn trong nhà, anh và mẹ đều lo toan, gánh vác thay", Chinh nói.
Sau đám cưới, Đức bắt đầu công việc kinh doanh để tăng thêm thu nhập cho gia đình. Nàng dâu phụ mẹ chồng nuôi bò lấy sữa. Và tin vui là chị đang mang thai ở tháng thứ 6 vì được bệnh viện Mỹ Đức (ở TP HCM) hỗ trợ làm thụ tinh ống nghiệm để sinh con.
Mang bầu, hai tháng liền Chinh phải nghỉ ngơi, hạn chế vận động. Mẹ bận chăm lo đàn bò nên trên chiếc xe lăn, Đức nấu cơm, giặt giũ, lo mọi việc trong nhà. Bà Lương cho biết, từ ngày Chinh về làm dâu, con trai bà vui vẻ, lạc quan, biết vun vén hơn cho gia đình. "Sau đám cưới của các con, mọi thứ trong gia đình tôi đều tốt đẹp lên. Là người mẹ, tôi mãn nguyện lắm", bà nói.
Năm ngoái, đôi vợ chồng, với sự giúp sức của mẹ, đủ tiền xây ngôi nhà mới đủ tiện nghi và trang trại bò sữa, sau 5 năm chăm chỉ làm việc.
Vợ chồng anh cho rằng tình dục rất quan trọng trong hôn nhân nhưng không phải là điều tiên quyết. “Đối với chúng tôi, chỉ cần ôm, hôn, quan tâm, yêu thương nhau là đủ khiến chúng tôi hạnh phúc rồi”, anh vừa nói vừa cầm ly nước cam mà vợ vừa chuẩn bị, vừa nhìn cô đầy trìu mến.
Ảnh: VnExpress