Phụ Nữ Sức Khỏe

Cách xử trí ngộ độc rượu tức thì trong ngày Tết

Bạn có thể dễ dàng bắt gặp hình ảnh những người say rượu trong những ngày tết đến xuân về. Vậy bạn sẽ làm thế nào khi gặp một người ngộ độc rượu?

Mỗi khi dịp tết đến xuân về, rượu và bia là những thức uống được ưa chuộng và được tiêu thụ với số lượng lớn. Bạn có thể dễ dàng bắt gặp hình ảnh những người say rượu trong những ngày này.

Nhiều người lầm tưởng đó là bình thường, nhưng say rượu chính là trạng thái ngộ độc rượu mức độ nhẹ và vừa. Vậy bạn sẽ làm thế nào khi gặp một người ngộ độc rượu. (Trong phạm vi bài viết chúng tôi đề cập đến ngộ độc rượu ethanol -  rượu cồn uống thông thường)

Ngộ độc rượu là gì?            

Ngộ độc rượu là một tình trạng nghiêm trọng, đôi khi dẫn đến tử vong, xảy ra khi bạn uống một lượng lớn rượu trong thời gian ngắn. Uống rượu quá nhiều, quá nhanh có thể gây ảnh hưởng đến nhịp thở, nhịp tim, thân nhiệt,phản xạ nuốt, có thể có hôn mê và tử vong.

Triệu chứng ngộ độc rượu

Tác động của rượu ethanol với người bình thường

 - Người bệnh có biểu hiện các mức độ rối loạn ý thức khác nhau: kích thích, sững sờ, hôn mê…

- Thường ngửi thấy mùi ethanol trong hơi thở người bệnh.

- Nôn

- Nhịp thở chậm ( < 8 lần/phút)

- Nhịp thở không đều

- Da nhợt nhạt

- Hạ thân nhiệt

- Người bệnh có thể gặp các biến chứng do rượu: chấn thương, sặc phổi, hạ đường máu, viêm dạ dày.

Xử trí khi bị ngộ độc rượu

Ngộ độc rượu là một tình trạng khẩn cấp. Bạn hãy tìm trợ giúp y tế ngay khi bạn nghi ngờ ai đó bị ngộ độc rượu, kể cả khi người bệnh không có tất cả các triệu chứng trên .

Bạn hãy nhớ: Một người bị ngộ độc rượu rơi vào trạng thái bất tỉnh, hoặc không thể đánh thức được  (thường bị nhầm tưởng là ngủ say) thì nguy cơ tử vong cao.

Dưới đây là những việc cần làm:

- Đặt người bệnh nằm nghiêng bên trái, nơi thoáng mát (tránh gió lùa).

- Nếu bệnh nhân có co giật, thở không đều, bất tỉnh (cần theo dõi sát vì dễ nhầm với ngủ say) hoặc có chấn thương thì đưa đến bệnh viện càng nhanh càng tốt. Không cố gắng gây nôn trong những trường hợp này.

- Chuẩn bị các thông tin cần thiết: số lượng, thời gian và lượng rượu người đó uống.

- Nếu người đó nôn: cố gắng cho họ ngồi dậy. Nếu họ quá mệt, không thể ngổi dậy được hãy để họ nằm nghiêng sang một bên (điều này sẽ giúp chất nôn không vào phổi).

- Nếu người bệnh có hạ thân nhiệt: ủ ấm, cho uống một cốc sữa nóng

Những nguyên tắc khi uống rượu để tránh bị ngộ độc

Không nên uống quá nhiều rượu. Khác với thức ăn, rượu được hấp thu rất nhanh và đào thải rất lâu trong cơ thể bạn.

Tốt nhất một ngày mỗi người chỉ nên uống 300 - 350ml bia ( nồng độ 4%), 150 - 200ml rượu sâm banh ( nồng độ 11%), 50ml rượu có màu ( nồng độ 17-20%) và chỉ nên uống 25 ml rượu trắng ( nồng độ 35-40%)

Nên hạn chế số lượng rượu uống vào - Ảnh minh họa: Internet

Không nên uống quá nhiều rượu vào cùng thời điểm. Bạn càng uống nhiều, đặc biệt trong thời gian ngắn thì nguy cơ ngộ độc rượu càng cao.

Không uống rượu khi đang đói. Có một số thức ăn sẽ làm giảm sự hấp thu rượu.

Không uống rượu tự pha chế, tự ngâm với lá, rễ cây không rõ thành phần, xuất xứ, công dụng…

Chỉ uống các loại rượu có nguồn gốc, nhãn mác rõ ràng, có tem kiểm định của cơ quan chức năng.

Tuyệt đối không uống rượu khi đang sử dụng các loại thuốc như: thuốc ức chế hoặc kích thích hệ thần kinh trung ương, thuốc hạ áp, thuốc hạ đường huyết, Kháng sinh nhóm Cephalosphorin, nhóm phenicol…

Hãy nói với con của bạn , đặc biệt là lứa tuổi vị thành niên về tác dụng của rượu, sự nguy hiểm khi uống rượu. Đồng thời chắc chắn bạn để rượu cũng như các đồ uống có cồn tránh xa tầm tay của trẻ nhỏ.

BS. Ánh Điệp

Tin liên quan

Ngộ độc thức ăn: Căn bệnh phổ biến hàng đầu trong ngày Tết

Ngộ độc thức ăn là một trong những bệnh thường gặp trong những ngày tết. Đây cũng là một trong...

Chuyên gia chống độc chia sẻ cách nhận biết ngộ độc rượu

Thạc sĩ Nguyên cho biết so với các ca ngộ độc rượu bia thì ngộ độc rượu có methanol ít...

Cứu sống bệnh nhân ngộ độc rượu bằng 5 lít bia: Chuyên gia nói gì?

Chuyên gia cho rằng việc bác sĩ sử dụng 5 lít bia để truyền vào hệ tiêu hóa cho bệnh...

Nên và không nên ăn gì sau khi ngộ độc thực phẩm?

Nhiều bệnh nhân khi bị ngộ độc thực phẩm thường không dám ăn uống khiến cơ thể khó phục hồi...

Tại sao loại thực phẩm quen thuộc này lại gây ngộ độc nhiều nhất?

Trong khoảng thời gian từ năm 2009 đến năm 2015, một loại thực phẩm quen thuộc với mọi gia đình...

Phòng chống ngộ độc thực phẩm ngày Tết và cách xử lý tốt nhất

Bảo vệ sức khỏe gia đình tốt hơn khi thực hiện các biện pháp phòng chống ngộ độc thực phẩm...

5 điều nhất thiết phải kiêng sau khi bị ngộ độc thực phẩm

Sau khi bị ngộ độc thực phẩm, người bệnh cần có một chế độ nghỉ ngơi và dinh dưỡng hợp...

Tin mới nhất

Đau buồn vì chồng gặp tai nạn qua đời, không ngờ người phụ nữ dắt thêm đứa con nói những...

13 giờ trước

Nghi ngờ chồng có quỹ đen, tôi lén lút trữ của cải cho bản thân mình, nào ngờ ngày đọc...

13 giờ trước

Lâm bệnh nặng, chồng xin vợ cho gặp nhân tình lần cuối, nào ngờ phản ứng của ả bồ khiến...

13 giờ trước

Gọi cả gia đình đi bắt gian, đến tới nơi mở cửa ra, tôi và bố đứng hình trước cảnh...

13 giờ trước

Đêm tân hôn chồng bất ngờ làm điều này, vợ giật mình sửng sốt đôi mắt chưa bao giờ không...

17 giờ trước

Bị chồng ép ly hôn sau 7 năm chung sống, 1 năm sau gặp lại, vợ bàng hoàng khi biết...

17 giờ trước

Cha gần đất xa trời, đột nhiên người phụ nữ lạ đến gặp nói một điều khiến cả nhà tôi...

17 giờ trước

Ngày lên xe hoa, con trai riêng kiên quyết đòi chạy theo, nào ngờ chồng mới cưới quyết định một...

17 giờ trước

Chạm mặt chồng và nhân tình trong khách sạn, tôi vỡ lẽ câu chuyện giấu kỹ 10 năm nay

17 giờ trước

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình