Khi bị căng thẳng kèm theo tình trạng tay chân run lẩy bẩy thì đừng xem nhẹ. Nếu không sớm có có cách chữa run tay khi hồi hộp sẽ dẫn đến nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng cuộc sống.
Với cuộc sống hiện đại ngày nay, stress, căng thẳng là điều mà chúng ta khó tránh. Song nếu không có cách kiểm soát kịp thời và kéo dài tình trạng này thì có thể dẫn đến chứng run tay khi hồi hộp, tim đập nhanh, mệt mỏi, mất ngủ,…
Áp lực từ gia đình, công việc là nguyên nhân dẫn đến chứng bệnh run tay khi hồi hộp ở người trẻ. Phụ nữ sau sinh và trong giai đoạn tiền mãn kinh cũng là đối tượng dễ mắc bệnh này.
1. Vì sao cứ khi hồi hộp, căng thẳng thì lại run tay?
Lo lắng, stress quá mức sẽ khiến hoạt động chức năng của hệ thần kinh thực vật bị rối loạn và nhiều cơ quan bộ phận trong cơ thể bị ảnh hưởng:
- Tinh thần: xuất hiện các biểu hiện mất bình tĩnh, hồi hộp, bồn chồn.
- Hệ tuần hoàn: tim đập dồn dập hơn.
- Hệ tiêu hóa: xuất hiện các triệu chứng như ợ hơi, khó tiêu do tăng tiết dịch vị dạ dày.
Khi hệ thần kinh nhận thức rằng bạn đang ở trong một trường hợp nguy hiểm sẽ dẫn đến cảm giác hồi hộp. Đây là một phản ứng rất tự nhiên và kéo theo sự tăng cường hormone adrenaline trong máu, dẫn đến sự mất cân bằng giữa hệ thần kinh giao cảm và phó giao cảm.
Mặc dù mức độ nguy hiểm của tình huống mà bạn đang gặp không nghiêm trọng nhưng lượng adrenalin vẫn tăng cao một cách khó kiểm soát. Run tay hay run giọng nói xuất phát từ nguyên nhân này.
Khi bị căng thẳng, chúng ta thường muốn kiềm chế cơn run tay và lấy lại được trạng thái tâm lý cân bằng. Tuy nhiên, chính điều này lại chỉ khiến sự lo lắng gia tăng thêm và càng run mạnh hơn. Chứng run tay sẽ càng nghiêm trọng và khó trị hơn theo thời gian. Lý do bởi hệ thần kinh đã quen với những phản xạ có điều kiện.
Mặc dù đây là trạng thái tâm lý bình thường nhưng nó sẽ lặp lại thường xuyên hơn nếu bản thân không kiểm soát được. Ngay cả trong trường hợp thấy hoàn toàn bình thường mà bạn vẫn bị run tay thì có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh lý.
Tim đập nhanh, hồi hộp run tay có thể là dấu hiệu của bệnh như bệnh huyết áp thấp, rối loạn thần kinh tim, nhịp xoang nhanh, hạ đường huyết, cường giáp.
Với trường hợp khi nói, khi phát biểu trước đám đông, trước người lạ, cấp trên. Sở dĩ bạn có tâm lý lo lắng, căng thẳng... là bởi cơ thể bị kích thích tạo ra các ''hormone căng thẳng''.
Lúc này, hệ thần kinh "hiểu lầm'' rằng bạn đang ở trong trạng thái gặp nguy hiểm nên sẽ phản ứng lại bằng các triệu chứng như: run tay, tim đập nhanh, vã mồ hôi, đánh trống ngực.
Đối với người bình thường, khi bình tĩnh trở lại, hiện tượng này sẽ nhanh chóng đi qua. Tuy nhiên, đối với người bị bệnh run, lặp đi lặp lại trạng thái này nhiều lần sẽ trở thành phản xạ có điều kiện.
Cách giúp đôi tay ngừng run:
Kiểm soát stress và giảm thiểu lo lắng là cách giúp khắc phục run tay khi hồi hộp. Khi gặp phải tình huống xấu, bạn cần điều chỉnh cảm xúc, tránh suy nghĩ tiêu cực.
Bên cạnh đó, bạn cũng nên đến bệnh viện để kiểm sức khỏe. Nếu chứng run tay khi hồi hộp trở nên trầm trọng, bác sĩ có thể kê toa một số loại thuốc làm giảm căng thẳng như thuốc chẹn beta (propranolol) và thuốc giãn cơ (benzodiazepine).
Tuy nhiên, các thuốc Tây y cũng chỉ có tác dụng làm giảm run tạm thời và dùng lâu dài có thể gây lệ thuộc kèm theo nhiều phản ứng phụ khác.
2. Cách chữa run tay khi hồi hộp không cần dùng thuốc
Để ngăn ngừa chứng này tiến triển nặng hơn, bạn có thể áp dụng cách chữa tạm thời và lâu dài theo những gợi ý sau đây.
+ Cách chứng run tay khi hồi hộp tạm thời
Triệu chứng run ở thời điểm đang bị hồi hộp, lo lắng hay căng thẳng có thể giảm thiểu với những cach sau:
- Hít sâu thở chậm
Hít thở sâu là cách giúp bạn điều tiết tâm lý ổn định. Bạn cần ngồi một vị trí thoải mái, đặt tay lên bụng và hít một hơi thật sâu qua mũi, giữ trong vòng 3 giây rồi nhẹ nhàng thở từ từ qua miệng. Lặp lại như vậy trong 5 – 10 phút. Uống một chút nước mát để bình tĩnh hơn.
- Ngồi thiền
Bạn có thể ngồi thiền khoảng 1 phút để làm dịu cảm xúc hồi hộp. Nên tập trung tâm trí vào hơi thở để xua tan mọi lo lắng. Đồng thời, bạn nên hạn chế những suy nghĩ bi quan, tiêu cực, tình trạng run tay sẽ được giảm hơn.
- Ấn huyệt
Khi cảm thấy căng thẳng, bạn có thể áp dụng cách ấn vào thái dương hoặc lòng bàn tay để kích thích các bó dây thần kinh giải phóng hormone cortisol giúp làm dịu hệ thần kinh.
- Nắm chặt bắp tay hoặc cạnh bàn
Nắm chặt một cơ bắp khác như bắp tay, cánh tay bên cạnh hoặc cơ đùi nắm chặt vào cạnh bàn, cầm cuốn sổ có bìa cứng.
- Ra ngoài đi dạo
Bạn sẽ cảm thấy giảm căng thẳng hơn khi bước ra khỏi nơi đông người và đi dạo. Để thấy thoải mái hơn, nên tìm đến không gian thoáng đãng như công viên, bãi biển…
Ngoài ra, một số cách chữa hồi hộp khi phát biểu bạn có thể áp dụng như:
- Tập trung vào khán giả
Thay vì tập trung vào bản thân, bạn hãy tập trung vào việc truyền tải thông điệp đến khán giả. Áp lực và căng thẳng sẽ được giảm đi rất nhiều. Để tạo sự tự tin, bạn hãy nhìn vào trán của họ, đừng nhìn vào mắt.
- Tạm dừng để bình tĩnh hơn
Khi tình trạng run trở nên tồi tệ hơn, bạn không thể kiểm soát và xuất hiện các dấu hiệu chóng mặt, bối rối hoặc đầu óc trống rỗng. Để ổn định tâm lý, hãy tạm dừng một chút để lấy lại bình tĩnh, hít một hơi thật sâu sau đó thở ra từ từ, uống một ngụm nước nếu có thể.
+ Liệu pháp tự nhiên giúp giảm run lâu dài
Để chữa trị dứt điểm và ngăn ngừa sự tiến triển nặng dần của bệnh, bạn cần điều chỉnh chế độ ăn uống, tập luyện, nghỉ ngơi và thói quen sinh hoạt khoa học, đúng cách. Kiên trì thực hiện mỗi ngày mới có thể cải thiện chức năng hệ thần kinh.
- Bổ sung thêm magie và omega-3
Bổ sung thêm thực phẩm giàu magie và omega-3 giúp thư giãn thần kinh, cải thiện tâm trạng và cảm xúc. Điều này rất cần thiết trong chế độ dinh dưỡng của người bị run tay khi hồi hộp.
Các thực phẩm giàu magie gồm chocolate đen, rau bina, rau diếp, gạo lứt, hạt bí, hạnh nhân, óc chó, đậu nành,…
Đồng thời, bạn nên dùng thực phẩm giàu omega-3 có trong quả óc chó, cá mòi, cá hồi, hạt lanh, hạt chia,…
- Vận động thể chất
Tập yoga giúp cân bằng sự bất ổn về tâm lý, rất tốt cho tinh thần và cơ thể. Đây là bài tập thư giãn sẽ giúp giảm bớt run tay chân khi hồi hộp, giảm mức cortisol, tăng cường chức năng miễn dịch cho cơ thể.
Có thể thay thế tập yoga bằng các bài tập làm giảm run khác như đi bộ, chạy bộ, bơi lội…
- Thói quen sống khoa học
Nếu muốn cải thiện chứng run thì bạn cần tránh xa các chất kích thích như cà phê, trà đặc, ma túy, rượu bia… Bạn sẽ bị run nhiều hơn khi nập những chất kích thích hệ thần kinh tiết nhiều hormone căng thẳng vào cơ thể.
Bên cạnh đó, bạn cần “xả stress” và thư giãn bằng những thói quen như ngủ đủ 7 - 8 tiếng/ngày, ngâm mình trong nước ấm, tắm dưới vòi hoa sen, đọc sách báo, nghe nhạc hay xem phim hài gặp gỡ, trò chuyện với người thân, bạn bè…
- Sử dụng thảo dược Đông y
Cách chữa run tay khi hồi hộp hiệu quả đó là sử dụng các thảo dược Thiên Ma, Câu Đằng. Các hoạt chất sinh học tự nhiên trong thảo dược này sẽ giúp an thần, trấn tĩnh, ổn định tính dẫn truyền thần kinh và điều chỉnh chức năng não bộ. Từ đó, giúp bạn giảm bớt lo âu, căng thẳng.
Với những thông tin vừa chia sẻ trên, hy vọng sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn và có cách chữa run tay khi hồi hộp kịp thời. Hãy tìm cách xử lý ngay khi thấy triệu chứng run tay mỗi khi tâm lý bất ổn, trước khi tình trạng trở nên trầm trọng hơn!