Phụ Nữ Sức Khỏe

Cách chữa mồ hôi trộm ở trẻ em hiệu quả: Mẹ đã biết chưa?

Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ thường xuất hiện tình trạng ra mồ hôi khi ngủ hay còn gọi là ra mồ hôi trộm. Vậy cách chữa mồ hôi trộm ở trẻ em như thế nào?

Bé của bạn ra mồ hôi trộm sinh lý hay bệnh lý?

Mồ hôi trộm bệnh lý

Tình trạng ra mồ hôi trộm do bệnh lý thường gặp khi trẻ bị còi xương do thiếu vitamin D, trẻ sinh non nhẹ cân, trẻ đang điều trị bệnh lý viêm nhiễm (viêm họng, viêm phổi, viêm phế quản…) đến giai đoạn phục hồi cũng có thể gặp phải tình trạng ra mồ hôi trộm.

Trẻ bị đổ mồ hôi trộm có thể do một bệnh lý nào đó gây ra - Ảnh minh họa: Internet

Để xác định có phải là ra mồ hôi trộm bệnh lý hay không, mẹ cần theo dõi thêm các triệu chứng khác của bệnh.

Ví dụ: Trẻ viêm mũi họng sẽ kèm sốt, ho, khó thở, khò khè, nghẹt mũi; trẻ còi xương thường ăn uống kém, quấy khóc, cáu kỉnh thường xuyên và cơ thể nhỏ bé hơn các bạn đồng lứa.

Bên cạnh đó, việc ra mồ hôi trộm kèm theo các triệu chứng lạ có thể tiềm ẩn các nguy cơ sức khỏe như bệnh lao, dị tật bẩm sinh… Mẹ nên chú ý và đưa bé đi khám càng sớm càng tốt để chữa trị kịp thời.

Mồ hôi trộm sinh lý

Mồ hôi trộm sinh lý ở trẻ em được giải thích là do sự trao đổi chất ở trẻ diễn ra mạnh hơn người lớn. Chỉ cần một chút hưng phấn và kích thích, trẻ sẽ ra mồ hôi trộm để tỏa bớt nhiệt lượng ra khỏi cơ thể, giữ nhiệt độ cơ thể luôn hằng định.

Mồ hôi trộm sinh lý sẽ ra nhiều khi trẻ bắt đầu ngủ - Ảnh minh họa: Internet

Mồ hôi sinh lý ở trẻ em thường ra nhiều ở vùng đầu và cổ. Đặc biệt mồ hôi ra nhiều vào lúc mới đi ngủ khoảng 30 phút, sau 60 phút thì không còn nữa.

Việc ra mồ hôi trộm sinh lý thường không ảnh hưởng đối với sức khỏe của trẻ, trẻ vẫn ăn, ngủ, chơi bình thường, các mẹ đừng quá lo lắng.

Mồ hôi trộm do nguyên nhân khác

Mồ hôi trộm ở trẻ em có thể là do việc các mẹ ủ ấm trẻ quá mức, trẻ bị nóng sẽ ra mồ hôi ban đêm.

Cách chữa mồ hôi trộm ở trẻ em hiệu quả

Đầu tiên mẹ nên từ bỏ thói quen ủ ấm trẻ quá mức. Tùy vào tuổi và đặc điểm sinh lý của trẻ sẽ giúp mẹ xác định điều kiện nhiệt độ phù hợp nhất cho trẻ.

Ví dụ: Với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ dưới 1 tuổi, khi đã được mặc quần, áo, mũ và mang găng tay thì trẻ có thể chịu được nhiệt độ trong khoảng 28 – 29 độ C. Với các trẻ có độ tuổi từ 1 – 5 thì nhiệt độ từ 26 – 27 độ C là thích hợp nhất.

Mẹ nên lưu ý, nhiệt độ trong phòng trẻ không nên chênh lệch quá lớn so với nhiệt độ bên ngoài môi trường.

Mẹ nên lưu ý đến nhiệt độ, không nên ủ ấm bé quá mức - Ảnh minh họa: Internet

Mẹ hãy đảm bảo luôn giữ cơ thể trẻ mát mẻ. Nếu trẻ ngủ phòng điều hòa với nhiệt độ phù hợp, mẹ chỉ cần mặc cho trẻ những bộ quần áo làm từ chất liệu thông thoáng, thấm hút mồ hôi, tránh quấn khăn vào cổ trẻ và dùng chăn mỏng để đắp.

Khi trẻ có các triệu chứng khác của bệnh lý kèm theo (sốt thường xuyên, tinh thần sa sút, đầu tóc lưa thưa, chậm mọc răng, thóp đầu chậm liền, chậm biết bò, chậm biết đi…), mẹ cần cho trẻ đi khám bác sĩ để điều trị đúng bệnh. Khi trẻ khỏi, các dấu hiện đổ mồ hôi trộm sẽ tự động biến mất.

Xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý: Cho bé ăn đầy đủ các loại rau, vitamin, bổ sung bột sắn dây hoặc một số thảo dược có tính mát sẽ giúp trẻ hạn chế tình trạng ra mồ hôi khi ngủ.

Chế độ dinh dưỡng ảnh hưởng rất lớn đến lượng mồ hôi mà trẻ tiết ra - Ảnh minh họa: Internet

Không nên cho trẻ ăn quá nhiều thức ăn dầu mỡ, cay nóng, quá nhiều đạm hoặc ăn quá nhiều trái cây có tính nóng như: mít, sầu riêng, xoài… Những thức ăn này thường cung cấp nhiều năng lượng dẫn đến việc sinh nhiệt lượng trong quá trình chuyển hóa, làm cơ thể trẻ tiết nhiều mồ hôi, thậm chí gây ngứa ngáy, nổi mụn ngoài da.

Bổ sung vitamin D – đây là loại vitamin đặc biệt hơn so với các loại khác do rất khó hấp thu từ thức ăn. Cách đơn giản nhất giúp trẻ có được vitamin D là tận dụng ánh nắng mặt trời. Mẹ nên cho trẻ tắm nắng mỗi sáng trước 10 giờ, từ 10 đến 30 phút cho da tiếp xúc với ánh nắng trực tiếp, lưu ý không để mắt trẻ nhìn thẳng vào mặt trời.

Bổ sung vitamin D từ ánh nắng mặt trời giúp trẻ cải thiện tình trạng đổ mồ hôi trộm về đêm - Ảnh minh họa: Internet

Trên thực tế, một số mẹ thường tự ý bổ sung vitamin D như một cách chữa mồ hôi trộm ở trẻ em. Tuy nhiên, vitamin D cũng giống như một dạng thuốc, do đó khi sử dụng vẫn cần tuân theo một liều lượng nhất định, theo chỉ định của bác sĩ.

Những cách chữa mồ hôi trộm kể trên tuy không nhanh chóng thấy được hiệu quả nhưng nếu mẹ kiên trì, triệu chứng đổ mồ hôi trộm của trẻ sẽ cải thiện từng ngày. Trẻ dễ chịu hơn trong sinh hoạt và phát triển khỏe mạnh nhất.

Thảo Đỗ (T.H)

Tin liên quan

Cha mẹ nắm vững các bước này, việc dạy trẻ tự đi vệ sinh không còn quá khó khăn

Đối với trẻ nhỏ, quá trình tập thói quen tự đi vệ sinh cũng là một “đại sự của đời...

Bác sĩ Nhi nhấn mạnh tầm quan trọng của chế độ dinh dưỡng trong 1000 ngày đầu đời ở trẻ...

1000 ngày đầu đời chính là giai đoạn vàng giúp trẻ phát triển toàn diện về cả thể chất và...

Khi nào nên bắt đầu cho trẻ ăn rau sống?

Rau sống hay rau gia vị là nhóm rau không thể thiếu trong mâm cơm của người Việt. Nhiều bậc...

Khắc phục tình trạng trẻ sơ sinh có đờm ở cổ bằng cách nào?

Trẻ sơ sinh có hệ miễn dịch non yếu, chưa đủ sức chống lại bệnh tật, đặc biệt là các...

Dừng tiêm ComBE Five toàn Bình Định sau vụ 1 trẻ tử vong

Sau gần 3 giờ tiêm văcxin ComBE Five tại trạm y tế xã, cháu bé 2 tháng rưỡi tuổi khó...

Món ăn bài thuốc trị bệnh sởi ở trẻ trong giai đoạn khởi phát

Trong giai đoạn đầu phát bệnh sởi, cha mẹ có thể nấu những món ăn bài thuốc lành tính dưới...

Cách nấu cháo tim heo cho bé 1 tuổi bổ dưỡng, thơm ngon

Vị thơm ngọt của món cháo tim heo sẽ giúp các bé 1 tuổi dễ ăn, kích thích tiêu hóa...

Tin mới nhất

Cậu bé 12 tuổi nguy cơ mù vĩnh viễn do loại đồ ăn giới trẻ cực ưa chuộng

19 giờ trước

Nguyên nhân trẻ sơ sinh hay vặn mình?

23 giờ trước

Những điều thường thấy ở cha mẹ có con thành công

1 ngày 19 giờ trước

Những lợi ích không ngờ từ việc cho trẻ em vui chơi ngoài trời

1 ngày 19 giờ trước

10 kỹ năng giúp trẻ sử dụng thiết bị công nghệ lành mạnh

1 ngày 19 giờ trước

Từng cán mốc gần 70kg khi đi đẻ, Võ Hạ Trâm khiến dân tình choáng ngợp với vóc dáng sau...

2 ngày 5 giờ trước

Trẻ uống nhiều sữa hay ham ăn đồ ăn nhanh sẽ dậy thì sớm? Câu trả lời khiến nhiều bậc...

19/11/2024 12:10

Top 9 loại thực phẩm lành mạnh nhất cho trẻ em!

19/11/2024 12:07

Khi nào thai phụ cần tiêm vaccine uốn ván?

19/11/2024 05:28

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình